Phân tích rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích lợi ích chi phí của dự án hồ chứa nước tàu dầu tại xã cư an, huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2 : KHUNG PHÂN TÍCH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ

3.3. Các thông số khác

3.4.2.2. Phân tích rủi ro

Khi thẩm định dự án, nếu chúng ta chỉ tiến hành phân tích dựa vào những giá trị kỳ vọng của các yếu tố hình thành nên dự án mà bỏ qua yếu tố rủi ro thì kết quả của q trình phân tích chỉ là một trong vơ số kết cục có thể xảy ra của dự án.28Như vậy, việc đi đến kết luận từ kết quả này sẽ là phiến diện và không đáng tin cậy.

Việc phân tích độ nhạy cũng góp phần đánh giá rủi ro bằng cách xác định những biến số có ảnh hưởng nhiều nhất đến lợi ích rịng của dự án và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của chúng. Tuy nhiên, phân tích độ nhạy lại bỏ qua yếu tố xác suất xảy ra của các sự kiện; bỏ qua mối quan hệ tương quan giữa các biến số; và việc thay đổi giá trị của các biến số nhạy cảm theo một tỷ lệ phần trăm nhất định khơng phải lúc nào cũng có mối liên hệ với sự biến thiên quan sát được của các biến số chính.29

Để khắc phục những nhược điểm của phân tích độ nhạy cũng như có những kết luận chính xác nhất khi đánh giá tính khả thi dự án, tác giả sử dụng phương pháp phân tích rủi ro bằng mơ phỏng Monte Carlo. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

Bước thứ nhất, tác giả sử dụng lại kết quả phân tích độ nhạy ở trên.

Bước thứ hai,xác định phân phối xác suất cho các thơng số chi phí đầu tư, giá gạo xuất khẩu và năng suất lúa.

Tác giả chọn phân phối xác suất cho chi phí đầu tư là phân phối tam giác. Chi phí đầu tư theo giá thực năm 2012 bao gồm cả chi phí dự phịng là 57.150 triệu đồng (đã loại bỏ

28

Ngân hàng Thế giới (2002), “Chương 11: Phân tích rủi ro và độ nhạy”, Phân tích kinh tế của các hoạt động đầu tư: các cơng cụ phân tích và ứng dụng thực tiễn.

29 Ngân hàng Thế giới (2002), “Chương 11: Phân tích rủi ro và độ nhạy”, Phân tích kinh tế của các hoạt động đầu tư: các cơng cụ phân tích và ứng dụng thực tiễn, tr. 201.

chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí đền bù). Đối với lĩnh vực xây dựng, khả năng phát sinh chi phí ngồi dự tính cao, do đó trong q trình dự tốn chi phí ln có một khoản dự phịng phí nhất định. Khả năng phải sử dụng đến khoản chi phí dự phịng này tương đối cao do đó tác giả chọn giá trị 57.150 triệu đồng làm giá trị yếu vị. Giá trị nhỏ nhất được chọn là mức chi phí đầu tư khơng bao gồm dự phịng phí là 51.517 triệu đồng (dự phịng phí tính theo giá thực năm 2012 là 5.633 triệu đồng)30

.

Vì trong tương lai gần, giá nguyên vật liệu xây dựng (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí đầu tư 34,73 tỷ đồng/42,88 tỷ đồng = 81% (giá 2009) và giá vật liệu xây dựng thường có mức độ biến động lớn)sẽ không biến động với biên độ quá lớn vượt hơn 50% giá trị được sử dụng để tính tốn trong bảng phân tích kinh tế dự án. Như vậy, chi phí đầu tư được ước tính cũng sẽ khơng tăng vượt q 150% chi phí đầu tư kỳ vọng. Do đó, tác giả xác định giá trị lớn nhất của chi phí đầu tư kinh tế bằng 150% chi phí đầu tư sử dụng trong bảng tính ngân lưu kinh tế bằng 150% x 57.150 triệu đồng = 85.725 triệu đồng.

Như vậy, chi phí đầu tư có phân phối tam giác, giá trị yếu vị 57.150 triệu đồng, giá trị nhỏ nhất 51.517 triệu đồng, giá trị lớn nhất 85.725 triệu đồng.

Phân phối xác suất của giá gạo xuất khẩu được tác giả chọn là phân phối chuẩn căn cứ

vào dạng biểu đồ biến động giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012 (Hình 3-1). Giá trị trung bình 453 USD/tấn, độ lệch chuẩn 95 USD.31

Giá giữa các năm có mối tương quan chặt chẽ, tác giả giả định hệ số tương quan khoảng 0,8.32

Năng suất tuân theo phân phối dạng tam giác, có giá trị tối thiểu là 4 tấn/ha, giá trị dễ xảy ra nhất là 5,5 tấn/ha, giá trị tối đa là 6,5 tấn/ha.33

Bước thứ ba, chạy mô phỏng.

30 Chi phí dự phịng theo giá năm 2009 là 4.227 triệu đồng, tác giả sử dụng lạm phát năm 2010 là 12% và lạm phát năm 2011 là 19% để quy đổi ra chi phí dự phịng theo giá thực năm 2012.

31

Tác giả tính tốn dựa vào số liệu trong Phụ lục 3-3: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012.

32 Ngân hàng Thế giới (2002), “Chương 11: Phân tích rủi ro và độ nhạy”, Phân tích kinh tế của các hoạt động đầu tư: các cơng cụ phân tích và ứng dụng thực tiễn, tr. 213.

33

Tác giả tham khảo các số liệu về năng suất lúa cả năm phân theo huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh Gia Lai trong giai đoạn quá khứ từ năm 2005 – 2010 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Gia Lai); Ngân hàng Thế giới (2002), “Chương 11: Phân tích rủi ro và độ nhạy”, Phân tích kinh tế của các hoạt động đầu tư: các cơng cụ phân tích và ứng dụng thực tiễn, tr. 213.

Hình 3-1: Biến động giá xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2004 - 201234

Nguồn: Ycharts, Vietnam 5% broken rice price chart, 27/06/2012,

http://ycharts.com/indicators/vietnam_5_broken_rice_price Hình 3-2: Kết quả chạy mơ phỏng Monte Carlo

Kết luận: Khi một nhóm các thơng số được thay đổi đồng thời bao gồm chi phí đầu tư, giá gạo xuất khẩu, năng suất lúa, dự án có xác suất NPV lớn hơn 0 là 52,81% cho thấy khả năng thành công của dự án không cao. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực có nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mùa vụ như nơng nghiệp thì xác suất dự án mang lại hiệu quả cho nền kinh tế ở mức như vậy là có thể chấp nhận được. Bởi vì dự án có đạt được hiệu quả như kỳ vọng hay khơng cịn phụ thuộc rất nhiều vào sự chủ động của người dân thông qua các nỗ lực cải tạo giống cây trồng, nâng cao kỹ thuật canh tác, có kế hoạch quản lý và sử dụng nguồn nước hợp lí.

Phụ lục 3-4: Phân tích rủi ro

34 Ycharts, Vietnam 5% broken rice price chart, 27/06/2012,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích lợi ích chi phí của dự án hồ chứa nước tàu dầu tại xã cư an, huyện đắk pơ, tỉnh gia lai (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)