NPV tài chính NPV tài chính NPV kinh tế @ WACC @ ECOC @ ECOC Chênh
lệch Chủ đầu tư Hộ gia đình
Nền kinh tế
Lợi ích
Doanh thu từ các loại cây
trồng - - 143.280 143.280 143.280 Chi phí Giống 10.251 10.251 10.251 Phân bón 20.528 20.528 20.528 Thuốc BVTV 3.426 3.426 3.426 Công lao động 7.075 7.075 7.075
Chi phí chế biến hàng xuất
khẩu 12.526 12.526 12.526
Chi phí vận chuyển 757 757 757
Chi phí quản lý, duy tu 2.971 2.971 2.971 -
Chi phí đầu tư 64.613 64.613 54.553
(10.061 )
NPV (67.584) (67.584) 31.193 98.777 (67.584) 88.717 -
Dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu được xây dựng cịn góp phần tạo việc làm ổn định cho người dân trên địa bàn – một vấn đề đang rất được quan tâm nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Mục tiêu cuối cùng của dự án là nhắm tới những đối tượng nghèo, khơng có đất sản xuất. Tuy nhiên, với nguồn lực ngân sách cịn hạn hẹp như hiện nay thì khả năng tạo cơ sở vật chất riêng cho chính những đối tượng này cịn là vấn đề nan giải. Do đó, giải pháp trước mắt chỉ có thể là khai thác tiềm năng tạo việc làm từ những hộ gia đình có khả năng
mở rộng sản xuất, từ đó làm tiền đề phát triển kinh tế chung, tăng nguồn thu ngân sách để có thể thực hiện bước tiếp theo là xây dựng năng lực sản xuất cho những đối tượng mưu sinh bằng nghề làm thuê này.
Tóm lại, dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu có tính khả thi về mặt kinh tế. Xác suất để dự án đạt được hiệu quả khi đưa vào sử dụng ở mức 52,81% là có thể chấp nhận được với điều kiện khi dự án đi vào hoạt động phải có sự chú trọng kết hợp những giải pháp kỹ thuật nông nghiệp để hạn chế rủi ro do năng suất thấp. Dự án mang lại lợi ích cho những hộ gia đình sở hữu đất trên vùng dự án, góp phần tạo việc làm cho người dân nhưng cũng đồng thời tạo ra gánh nặng cho ngân sách là vấn đề sẽ được nghiên cứu trong Chương 4.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TRÊN QUAN ĐIỂM CHỦ ĐẦU TƯ
4.1. Kết quả phân tích tài chính trên quan điểm chủ đầu tư
Vì nguồn vốn dự kiến của dự án là nguồn ngân sách, do đó, phân tích tài chính trên quan điểm chủ đầu tư cũng chính là phân tích tài chính trên quan điểm ngân sách. Tác giả lượng hóa gánh nặng ngân sách thông qua việc xác định ngân lưu ròng thực trên quan điểm ngân sách. Do dự án được xây dựng trên địa bàn được hưởng chính sách ưu đãi miễn thuế thu nhập từ nơng nghiệp, miễn thủy lợi phí nên ngân sách khơng có nguồn thu, ngân lưu vào bằng 0. Ngân lưu ra bao gồm chi phí đầu tư (đã loại bỏ chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, quy về giá thực năm 2012 tương tự như cách tính chi phí đầu tư kinh tế) và chi phí quản lý, duy tu.
Sau khi tính tốn ngân lưu tài chính thực trên quan điểm ngân sách, sử dụng chi phí vốn ngân sách thực là 10%, kết quả NPV ngân sách bằng – 67.584 triệu đồng (Bảng 4-1). Bảng 4-1: Ngân lưu tài chính dự án trên quan điểm ngân sách (Đơn vị tính: Triệu VNĐ)
2012 2013 2014 - 2038
Ngân lưu tài chính trên quan điểm ngân sách
Ngân lưu ra 33.845 33.845 360
Chi phí đầu tư 33.845 33.845
Chi phí quản lý, duy tu 360
Ngân lưu rịng (33.845) (33.845) -360
NPV (67.584)
Nhận xét: Ngân sách chủ yếu tập trung tài trợ cho chi phí đầu tư ban đầu của dự án, chi ngân sách cho giai đoạn vận hành là khơng đáng kể. Do đó, Trung ương nên có kế hoạch hợp lý để bố trí nguồn vốn cấp cho dự án.
Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả được tính tốn trên cơ sở các giá trị kỳ vọng, trong khi đó thơng số chi phí đầu tư là biến bất định, có biên độ giao động lớn. Điều này dẫn đến NPV ngân sách âm nhiều hơn hay gánh nặng ngân sách lớn hơn khi chi phí đầu tư tăng lên. Bảng 4-2: Phân tích độ nhạy tài chính
PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY
Chi phí đầu tư
Mức tăng 0% 10% 20% 30% 40% 50%
NPV tài chính ngân sách -67.584 -74.045 -80.507 -86.968 -93.429 -99.891
Mức tăng NPV 0% 10% 19% 29% 38% 48%
Bảng phân tích độ nhạy trên cho thấy mức độ tăng của gánh nặng ngân sách tương đương với mức tăng chi phí đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn như hiện nay, nguồn vốn đầu tư cho các cơng trình đang bị thiếu hụt trầm trọng cùng với việc nhà nước chủ trương cắt giảm đầu tư cơng thì nhu cầu về nguồn nguyên vật liệu cũng giảm theo, nguồn cung tồn kho lớn, do đó khả năng tăng vốn đầu tư của dự án do tăng giá nguyên vật liệu dưới tác động của cung cầu được kỳ vọng sẽ khơng tăng q cao để có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng cung ứng vốn của ngân sách.
4.2. Đánh giá khả năng tài trợ nguồn vốn cho dự án từ ngân sách
Giai đoạn 2006 - 2011, tổng vốn đầu tư công cho tam nông từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ là hơn 432 nghìn tỷ đồng, bằng gần 50% tổng vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ đầu tư cho phát triển; vốn ODA ưu đãi dành cho đầu tư nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, thủy sản phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, giảm nghèo là 3,833 tỷ USD.35 Như vậy, có thể thấy rằng nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn tương đối lớn.
Tuy nhiên, theo Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, việc đầu tư nguồn vốn vẫn còn rời rạc, nơi thừa, nơi
35 Giao thông Vận tải, Đầu tư công cho tam nông: Dàn trải, thiếu hiệu quả, 26/06/2012,
http://giaothongvantai.com.vn/kinh-te/co-so-ha-tang/201206/dau-tu-cong-cho-tam-nong-dan-trai-thieu-hieu- qua-45943/
thiếu.36
Hiệu quả đồng vốn chỉ có thể được phát huy khi các mục tiêu đầu tư phải gắn kết chặt chẽ với nhau, chẳng hạn như đầu tư cơ sở hạ tầng, cung ứng vốn sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình phải gắn liền với tạo việc làm. Một bằng chứng về việc đồng vốn ngân sách chưa được sử dụng thực sự hiệu quả: Năm 2011 chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Gia Lai, vốn tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội đã cấp cho 21.043 hộ nghèo để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nhưng chỉ mới cho vay tạo việc làm cho 3.500 lao động.37 Như vậy, số người dân tiếp cận được cơ hội việc làm không đủ nhiều để nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo phát huy được hiệu quả.
Việc tái cơ cấu lại nguồn vốn, phân bổ vốn có trọng tâm trọng điểm, gắn kết các mục tiêu đầu tư là những việc cần làm để đạt được hiệu quả tối ưu. Đối với địa bàn xã Cư An, khi dự án được xây dựng, nguồn vốn cho vay tạo việc làm được phân bổ cho các gia đình có đất trên vùng dự án để tiến hành canh tác mới sẽ góp phần tạo việc làm, gia tăng nguồn thu từ đó gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Việc làm này cũng sẽ giúp tránh được tình trạng cơng trình xây dựng xong khơng được đưa vào khai thác hoặc vốn vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh đến tay người dân nhưng sản xuất không hiệu quả do thiếu sự hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng.
Thêm vào đó, Nghị quyết phân bổ ngân sách năm 2012 đã được Quốc hội thông qua, thống nhất về hỗ trợ vốn đầu tư cho các dự án, cơng trình cấp bách của địa phương, ngân sách trung ương tập trung hỗ trợ một phần vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đối với các tỉnh có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn chỉ cần đối được ngân sách địa phương từ 50% trở xuống, ưu tiên các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ; hỗ trợ đầu tư các dự án, cơng trình theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.38Đây chính là tiền đề thuận lợi để địa phương đề nghị tái cơ cấu nguồn chi ngân sách, cấp vốn đầu tư dự án Hồ chứa nước Tầu Dầu.
Việc tái cơ cấu lại nguồn vốn như vậy vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa không làm tăng gánh nặng cho ngân sách do không phải tăng thêm mức cung vốn, tăng thêm gánh
36
Sài Gịn Giải phóng Online, Đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn: Cần cơ chế huy động
nhiều nguồn lực khác nhau, 27/06/2012, http://www.sggp.org.vn/kinhte/2012/4/286558/
37 Gia Lai Online, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai: Cho trên 21 ngàn hộ nghèo vay vốn đầu tư
sản xuất, 27/06/2012, http://www.baogialai.com.vn/channel/721/201201/Ngan-hang-Chinh-sach-Xa-hoi-
tinh-Gia-Lai-Cho-tren-21-ngan-ho-ngheo-vay-dau-tu-san-xuat-2122451/
38 Cổng Thông tin Điện tử Bộ Tài chính, Quốc hội thơng qua Nghị quyết phân bổ ngân sách năm 2012, 27/06/2012,
nặng nợ nần cho nền kinh tế, đáp ứng được nguyên tắc phát triển bền vững: “Phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”39
.
Dự án đem đến gánh nặng cho ngân sách, tuy nhiên, ngân sách hồn tồn có khả năng tài trợ cho dự án bằng biện pháp tái cơ cấu lại nguồn vốn cung ứng cho các chương trình phát triển nơng nghiệp nơng thơn. Giải pháp này vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vừa không làm tăng gánh nặng cho ngân sách.
39Dower, Michael, Đặng Hữu Vĩnh dịch (2010), “Bộ cẩm nang đào tạo và thơng tin về Phát triển Nơng thơn tồn diện - Cẩm nang 2: Khái niệm và nguyên tắc của phát triển nông thôn”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 26/12/2011, http://www.cpo.vn/upload/Doc/bo20cam20nang20ptnt1-1213323096095007-9.pdf
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH
Qua phần thẩm định cho thấy dự án “Hồ chứa nước Tầu Dầu” khả thi về mặt kinh tế. Dự án có tác dụng khai thác những diện tích đất chưa được sử dụng hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt ưu tiên trồng lúa là cây trồng đảm bảo nguồn cho vấn đề an ninh lương thực. Bên cạnh đó, dự án góp phần đạt đến mục tiêu lớn hơn là phát triển nông nghiệp bền vững trong xu hướng diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, tạo việc làm cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo.
Kết quả phân tích cũng cho thấy ngân sách hồn tồn có khả năng tài trợ cho dự án thông qua biện pháp tái cơ cấu lại nguồn vốn hiện đang đầu tư cho nơng nghiệp, nơng thơn. Trong đó, sự phối kết hợp giữa các cấp ban ngành là yêu cầu đầu tiên để có thể vạch ra chính sách, kế hoạch thực hiện cụ thể, thống nhất cho từng khu vực, tránh hiện tượng các chính sách chồng chéo lên nhau gây lãng phí nguồn lực và kém hiệu quả.
Bên cạnh đó, vấn đề tác giả muốn đề cập đến khơng chỉ dừng lại ở việc Nhà nước nên có kế hoạch bố trí sớm nguồn vốn cho dự án mà Nhà nước còn cần quan tâm đến giai đoạn sau khi dự án hoàn thành và đi vào hoạt động để dự án có thể phát huy hiệu quả. Nước tuy là yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết định để có thể mở rộng diện tích canh tác. Người dân muốn có một vụ mùa bội thu phải đảm bảo đủ nguồn lực tài chính đầu tư trong khoảng thời gian từ lúc gieo trồng đến khi tiêu thụ được sản phẩm. Đây chính là cơ hội để vốn cho vay tạo việc làm từ Ngân hàng Chính sách Xã hội phát huy tác dụng. Hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng tạo việc làm phải gắn liền với hoạt động cung ứng nguồn vốn của chương trình xóa đói giảm nghèo mới có thể đem lại hiệu quả cao thay vì chỉ cấp vốn cho vay một cách cứng nhắc mà không quan tâm đến khả năng phát triển cầu lao động của xã hội.
Mặt khác, công tác quản lý công trình thủy lợi cũng phải chú trọng đến việc thường xuyên kiểm tra mực nước các cơng trình thủy lợi, áp dụng các biện pháp sử dụng nước hợp lý, hiệu quả, tránh tình trạng tranh chấp nước giữa một số loại cây trồng, ưu tiên nước cho cây lúa. Kiến thức trồng trọt cũng cần được phổ biến đến các hộ gia đình cùng với kiến thức về sử dụng tiết kiệm nguồn nước khan hiếm như mức tưới, số lần tưới và thời gian tưới nhằm đảm bảo cây trồng phát triển đạt năng suất cao. Phương thức canh tác, chăm bón, phịng trừ dịch bệnh, thu hoạch và bảo quản cũng cần được chú trọng.
ninh lương thực bằng biện pháp mở rộng diện tích đất canh tác chỉ có thể nằm trong một giới hạn nhất định. Lĩnh vực nơng nghiệp chỉ có thể phát triển ổn định và bền vững nhờ thâm canh, tăng vụ, bảo vệ độ dinh dưỡng của đất; xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng;cải tạo tự nhiên bằng hoạt động trồng mới và bảo vệ rừng đầu nguồn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ngân Anh (2012), “Đầu tư công cho tam nông: Dàn trải, thiếu hiệu quả”, Giao thông Vận tải, truy cập ngày 26/06/2012 tại địa chỉ: http://giaothongvantai.com.vn/kinh-te/co-so- ha-tang/201206/dau-tu-cong-cho-tam-nong-dan-trai-thieu-hieu-qua-45943/
2. Bộ Công Thương (2011), “Nhập khẩu ngô 10 tháng năm 2011 tăng cả về lượng và giá trị”, Vinanet, truy cập ngày 16/02/2012 tại địa chỉ: http://vinanet.com.vn/tin-thi-truong- hang-hoa-viet-nam.gplist.294.gpopen.196134.gpside.1.gpnewtitle.nhap-khau-ngo-10- thang-nam-2011-tang-ca-ve-luong-va-tri-gia.asmx
3. Chinhphu.vn (2011), “Quốc hội thông qua Nghị quyết phân bổ ngân sách năm 2012”,
Cổng Thông tin Điện tử Bộ Tài chính, truy cập ngày 27/06/2012 tại địa chỉ: http://www.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/cttk?p_itemid=48300470&p_itemtype= 2176921
4. Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2012), Niên giám Thống kê 2011.
5. Dower, Michael, Đặng Hữu Vĩnh dịch (2010), “Bộ cẩm nang đào tạo và thông tin về Phát triển Nơng thơn tồn diện - Cẩm nang 2: Khái niệm và nguyên tắc của phát triển nông thôn”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, truy cập ngày 26/12/2011 tại địa chỉ:
http://www.cpo.vn/upload/Doc/bo20cam20nang20ptnt1-1213323096095007-9.pdf
6. Ferman, Carrie (2003), Nghiên cứu tình huống Cơng ty Đường Tate & Lyte Nghệ An, Việt Nam, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP. Hồ Chí Minh.
7. Vũ Thu Huế (2012), “Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Gia Lai: Cho trên 21 ngàn hộ nghèo vay vốn đầu tư sản xuất”, Gia Lai Online, truy cập ngày 27/06/2012 tại địa chỉ: http://www.baogialai.com.vn/channel/721/201201/Ngan-hang-Chinh-sach-Xa-hoi-tinh- Gia-Lai-Cho-tren-21-ngan-ho-ngheo-vay-dau-tu-san-xuat-2122451/
8. Jenkins, Glenn P. và Harberger, Arnold C. (1995), Hướng dẫn phân tích chi phí - lợi ích cho các quyết định đầu tư, Viện Phát triển Quốc tế Harvard và Đại học Chicago.
9. Hà Linh (2011), “An ninh lương thực”, Nhân Dân Điện tử, truy cập ngày 16/12/2011 tại địa chỉ: http://nhandan.org.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/cung-suy-ngam/an- ninh-l-ng-th-c-1.288931#hZpXPk8pWyFA
10. Nhật Linh (2011), “Lạm phát cả năm 2011 chốt ở 18,58%”, Dân Trí, truy cập ngày 2/1/2012 tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/c728/s728-550325/lam-phat-ca-nam-2011-chot-o- 1858.htm
11. Nhật Minh (2010), “Lạm phát năm 2011 là 11,75%”, Tin nhanh Việt Nam, truy cập ngày 1/1/2012 tại địa chỉ: http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/12/3ba249cf/