Xuấtkhẩu sản phẩm thô

Một phần của tài liệu Thực trạng, Phương hướng phát triển Kinh tế Việt Nam (Trang 40 - 44)

Theo tổng cục thống kê, giá trị sản xuất công nghiệp khai thác của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (theo giá so sánh 1994) là 22024,3tỷ đồng vào năm 2008 và đạt mức 23898,6 tỷ đồng vào năm 2009. Từ khi xuất khẩu dầu mỏ, Việt Nam đã giải quyết việc làm trực tiếp cho gần 10 nghìn lao động, giải quyết phần nào nạn thất nghiệp.

Thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô biến động. Nếu như năm 2009, than xuất khẩu bình quân gần 32,2 USD/tấn (giá bán tại cảng Quảng Ninh). Cơn sốt giá dầu thô trên thị trường thế giới trong năm 2010 đã làm cho than xuấtkhẩu tăng giá đột biến và hiện đã lên đến 60 USD/tấn.

Tính riêng quí Inăm 2011, nước ta nhập khẩu 1,4 tỉ USD vải, xuất khẩu 2,8 tỉ thành phẩm dệt may; đốivới mặt hàng giày da, nhập 632 triệu USD, xuất thành phẩm đạt 1,3 tỉ USD.Đối với các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, linh kiện điện tử.

Tính từ giai đoạn 2001-2010, nhập cao hơn hơn xuất từ 3 đến trên 6 lần.

Nhập khẩu xăng dầu: khiến cho giá xăng dầu lên xuống thất thường, ảnh hưởng tớitoàn bộ nền kinh tế

Từ đầu năm 2012, giá xăng tăng 6 lần và giảm 5 lần. Tổng cộng, xăng tăng giá 6.050đồng và chỉ giảm 3.200 đồng. (Giá áp dụng cho xăng A92)

Ngày 7/3, tăng 2.100 đồng lên 22.900 đồng/lít Ngày 20/4, tăng 900 đồng lên 23.800 đồng/lít Ngày 9/5, giảm 500 đồng xuống 23.300 đồng/lít Ngày 23/5, giảm 600 đồng xuống 22.700 đồng/lít Ngày 7/6, giảm 800 đồng xuống 21.900 đồng/ lít Ngày 21/6, giảm 700 đồng xuống 21.200 đồng/lít Ngày 2/7, giảm 600 đồng xuống 20.600 đồng/lít Ngày 20/7, tăng 400 đồng lên 21.000 đồng/ lít Ngày 1/8, tăng 900 đồng lên 21.900 đồng/lít Ngày 13/8, tăng 1.100 đồng lên 23.000 đồng/lít Ngày 28/8, tăng 650 đồng lên 23.650 đồng/lít

Hoạt động kinh tế đối ngoại, nòng cốt là ngoại thương tiến bộ rõ rệt. Thị trường thông suốt với 149 nền kinh tế thành viên. Kim ngạch xuất khẩu (XK) liên tục tăng trưởng. Với tổng kim ngạch XK năm 2010 đạt 71,6 tỷ USD, thì tốc độ tăng trưởng XK bình quân cả giai đoạn 2006 - 2010 đạt 17,2%, cao hơn 1,2% so với Nghị quyết của Quốc hội về mức tăng trưởng XK của giai đoạn này. Kim ngạch XK bình quân theo đầu người năm 2010 đạt 914,4 USD/người trong khi năm 2006 là 559,2 USD/người. 10 tháng 2011 XK đạt 78 tỷ USD, tăng 34,5% so với năm 2010. Theo đà diễn biến này, có thể khẳng định, năm 2011 XK sẽ vượt năm 2010 ngoạn mục. Cơ cấu XK đã chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến,chế tạo, có hàm lượng công nghệ, chất xám cao, giảm dần hàng thô.

Đến năm 2010 đã có 19 thị trường Việt Nam XK đạt từ 1 tỷ USD trở lên, trong đó đầu bảng là Hoa Kỳ, đạt 14, 2 tỷ USD, tiếp đến là Nhật Bản và Trung Quốc.... Cũng

trong số 19 thị trường nói trên có 6 tên tuổi thuộc khu vực ASEAN, lần lượt theo kim ngạch từ lớn đến nhỏ là: Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia, Indonesia, Thái Lan. Trên tổng thể cán cân thương mại của Việt Nam là nhập siêu, nhưng hiện có 6 thị trường Việt Nam xuất siêu là Hoa Kỳ, Thụy Sỹ, Campuchia, Anh, Hà Lan, Philippines, như một tin vui rằng, sẽ cân bằng xuất - nhập.

Những dịch vụ bổ trợ XNK như: Tài chính, tiền tệ, bảo hiểm, giao nhận, vận tải, quá cảnh, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất... phát triển cả về chiều rộng và bề sâu, nhiều loại hình mới, số đơn vị tham gia tang dần, doanh thu càng lớn.

10.3 Đóng góp của XK vào GDP ngày càng nhiều.

Nhập khẩu (NK) tăng đều đặn qua các năm, song tỷ lệ nhập siêu đã giảm, nằm trong tầm kiểm soát. Tỷ lệ nhập siêu năm 2007 là 29,2%, xuống 28,6 % năm 2008, năm 2010 xuống còn 17,3%, 10 tháng 2011 chỉ còn 10,4%, nhiều khả năng cả năm 2011 sẽ thấp hơn mức Quốc hội cho phép (16%).

Điều quan trọng là trong cơ cấu NK, tỷ trọng hàng tiêu dùng chỉ chiếm từ 3-5%. Máy móc, nguyên nhiên vật liệu vẫn chiếm ưu thế tuyệt đối.

CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN

Trong những năm qua Việt Nam đã tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua nhiều thách thức khó khăn thực hiện phát triển đất nước và đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.

Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Hội nhập kinh tế quốc tế đạt nhiều thành tựu. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thực thi phát triển đất nước cũng còn nhiều yếu kém, bất cập. Những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn hạn chế; lãng phí, thất thoát còn nhiều; hiệu quả đầu tư thấp. Tiêu hao nguyên liệu, năng lượng còn rất lớn. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa thật hợp lý và tiết kiệm. Các cân đối kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc, bội chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại còn lớn, lạm phát còn cao, môi trường sinh thái nhiều nơi bị ô nhiễm nặng.

Trong giai đoạn hiện nay, phát triển đất nước ở Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức lớn có tính chất toàn cầu: khủng hoảng tài chính, năng lượng, vấn đề an ninh lương thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Minh Trí , Giáo Trình Kinh Tế Phát Triển, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm. [2] Số liệu của Tổng Cục Thống Kê

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=217

[3] Số liệu thông tin về Nông Nghiệp của Bộ Nông Nghiệp và PTNT http://www.agroviet.gov.vn/Pages/home.aspx

[4] Số liệu thông tin về Công Nghiệp của Bộ Công Thương

http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/Thongke.aspx?Machuyende=TK&ChudeID=16 [5] Số liệu của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

Một phần của tài liệu Thực trạng, Phương hướng phát triển Kinh tế Việt Nam (Trang 40 - 44)