Năm 2012, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn tiếp tục sụt giảm sau khi đạt đỉnh cao nhất vào năm 2008 (vốn đăng ký đạt 71,7 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ USD). Thực tế, đà sụt giảm này đã bắt đầu từ năm 2009. Cụ thể, năm 2009 vốn giải ngân trên vốn đăng ký là là 10/23,1; năm 2010 là 11/19,8; năm 2011 là 11/14,6 và năm 2012 là 10,4/13. Như vậy, vốn thực hiện giữ được ở mức bình quân 10,6 tỷ USD/năm từ 2009 đến 2012.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tính đến cuối năm 2012, cả nước có 1.100 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đăng ký 7,85 tỷ USD, bằng 64,9% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, có 435 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD, tăng 7,4% về số dự án tăng vốn và 58,5% số vốn tăng so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,013 tỷ USD, bằng 84,4% so với cùng kỳ năm 2011. Trong năm 2012, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 10,46 tỷ USD, bằng 95,1 % so với cùng kỳ năm trước.
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 498 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 9,1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 10 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,85 tỷ USD, chiếm 14,2%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 175 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 483,25 triệu USD, chiếm 3,7%.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, đến cuối năm, đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu về tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm với 5,13 tỷ USD, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,72 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,17 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư.
Vốn thực hiện đạt ở mức cao trong năm 2012 cho thấy phần nào sự chủ động của chúng ta trong điều hành vốn thực hiện, hàng tháng vẫn giữ ở mức trên 90% so cùng kỳ. Trong khi đó, vốn đăng ký rớt mạnh trong tháng 1 (còn 3% cùng kỳ), nhích lên được 45% đến hết tháng 2/2012, đến hết tháng 6/2012 mới đạt mức trên 70%, rồi lại tiếp tục rớt xuống dưới 70% cho đến hết tháng 8/2012, để cả năm chỉ đạt ở mức 84,4% so FDI năm 2011.
Nhìn lại cơ cấu vốn trên 13 tỷ USD FDI đăng ký trong năm 2012 được thống kê theo 18 phân ngành kinh tế cho thấy, FDI vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt trên 9 tỷ USD. Tiếp đến là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt trên 1,85tỷ USD với 10 dự án cấp mới và 6 lượt dự án hiện có tăng vốn, trong đó đáng lưu ý là dự án khu đô thị Tokyo Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD… Điều này cho thấy, mặc dù thị trường bất động sản Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn về vốn, trả nợ ngân hàng, hàng tồn đọng..., tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn có lạc quan với tương lai của thị trường tiếp tục đăng ký đầu tư.
Trong 10 địa phương dẫn đầu thu hút FDI năm 2012, chủ yếu vẫn là các địa phương có truyền thống trong các năm qua như: Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hải Phòng, Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh và mới nổi như Quảng Ninh, Hưng Yên, Bắc Giang… trong đó, Bình Dương vượt lên dẫn đầu nhờ dự án “tỷ đô” bất động sản (1,2 tỷ USD) của nhà đầu tư Nhật Bản.
Đóng góp của vốn FDI năm 2012 còn đặc biệt quan trọng với ổn định kinh tế vĩ mô. Hoạt động xuất khẩu tiếp tục là một điểm sáng và là một trong những kết quả nổi
bật nhất của FDI năm 2012. Xuất khẩu (kể cả dầu thô và không kể dầu thô) đều tăng trưởng trên 30% so năm 2011, với các con số tương ứng là 72,2 tỷ USD và 63,9 tỷ USD. Nhập khẩu của các DN có vốn FDI tăng 23,5% so năm 2011 và đạt con số 60,3 tỷ USD. FDI năm 2012 đã góp phần giảm nhập siêu chung trong năm 2012 so với năm 2011. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2012, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 17,7 tỷ USD, thì riêng khu vực FDI đã đóng góp trên 16 tỷ USD (không kể dầu thô), chiếm 90,4%, góp phần giúp Việt Nam lần đầu có được thặng dư trong cán cân thương mại (nhập siêu) sau hơn 20 năm.
Bên cạnh các thành công, đóng góp của FDI trong năm 2012 cho kinh tế - xã hội, thực tế những tồn tại của FDI cũng vẫn còn đó, từ các năm trước chuyển sang. Cụ thể: Chưa thu hút được FDI phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế; Chưa kiểm soát hết được việc gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động của các DN có vốn FDI; cơ chế chính sách thiếu thống nhất và liên tục thay đổi trong thời gian qua; Nhiều dự án FDI có vốn đăng ký lớn lên tới hàng tỷ USD nhưng triển khai rất chậm nên còn chênh lệch khá cao giữa vốn thực hiện trong tổng vốn đăng ký (tính tới thời điểm hiện nay, tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký khoảng 90 tỷ USD/227 tỷ USD, còn khoảng 120 tỷ USD vốn đăng ký chưa thực hiện); hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) chưa hiệu quả và còn chồng chéo giữa các địa phương, chưa xác định rõ được giải pháp, nội dung XTĐT để thu hút được FDI công nghệ hiện đại; công tác phối hợp trong quản lý FDI giữa các bộ, ngành với các địa phương, giữa các địa phương với nhau còn yếu cũng
như trong các công tác “hậu kiểm”, thống kê, đánh giá tình hình hoạt động của các DN FDI sau khi được cấp phép… nên việc “chuyển giá – lỗ giả lãi thật – trốn thuế” của một số DN FDI (kể cả các DN lớn, có tiếng trên thị trường thế giới) được phát hiện từ năm 2011, gần đây lại nổi lên như vấn đề thời sự.
Ngoài ra, một điểm đáng báo động là theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 75 trong 144 nền kinh tế được đánh giá, tiếp tục tụt hạng so với những năm trước. Lĩnh vực kém nhất của Việt Nam là tỷ lệ lạm phát hàng năm xếp thứ 141/144, tiếp đó là tiêu chuẩn báo cáo cáo và kiểm toán xếp thức 132/144. Tiêu chí cơ sở hạ tầng, chất lượng đường xá xếp thứ 120/144, cảng biển xếp thứ 113/144… Chính vì thế, Việt Nam đã bị đánh rớt tới 10 bậc so với năm ngoái và 16 bậc so 2 năm trước đây.Điều nà cho thấy rõ hơn một trong các nguyên nhân làm FDI tiếp tục sụt giảm. Khó khăn tồn tại năm 2012 rõ ràng là sẽ được đẩy qua năm 2013 và các năm tiếp theo.
Top 5 ngành thu hút FDI lớn nhất năm 2010:
tự án cấp mới ký cấp mới (triệu USD) ký tăng thêm (triệu USD) cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 KD bất động sản 27 6.710,6 132,1 6.842,7 2 CN chế biến, chế tạo 385 4.032,2 1.048,9 5.081,2 3 Sản xuất, phân phối
điện,khí,nước,đ.hòa
6 2.942,9 9,8 2.952,6 4 Xây dựng 141 1.707,8 26,8 1.734,6 5 Vận tải kho bãi 16 824,1 55 879,1
Nguồn: MPI& GSO
Ngành xây dựng Việt Nam ghi nhận mức đỉnh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với số vốn đăng ký lên đến 1,7 tỷ USD, gấp 4,4 lần so với 2009.