Cán cân thương mại

Một phần của tài liệu Thực trạng, Phương hướng phát triển Kinh tế Việt Nam (Trang 39 - 40)

Trong năm 2012, cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011; kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 114,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2011; thặng dư cán cân thương mại hàng hoá đạt 0,3 tỷ USD và sau một thời gian khá dài, nền kinh tế nước ta xuất siêu. Tuy nhiên, cán cân thương mại được cải thiện không hoàn toàn do chính sách thương mại hay cấu trúc thương mại dịch chuyển theo hướng tích cực mà do nền kinh tế trong nước có tốc độ tăng trưởng suy giảm. Cán cân thương mại năm 2012 là kết quả nội sinh của hoạt động sản xuất trong nền kinh tế.

Cán cân thương mại giai đoạn 2008 – 2012 (tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Nói chung, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng nông sản, tài nguyên khoáng sản, và các sản phẩm chế tạo có giá trị gia tăng thấp. Trong các năm tới, cùng với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, cần phải thực hiện những thay đổi trong cấu trúc xuất khẩu, dựa nhiều hơn vào công nghệ và quy trình sản xuất hiện đại, nhằm tạo nên giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế.

Đối với nhập khẩu, chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất trong nước và phục vụ xuất khẩu.Vì ngành công nghiệp phụ trợ nước ta vừa thiếu, vừa yếu nên phụ thuộc nhiều vào những nguồn này để phục vụ sản xuất trong nước, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc (nhập siêu của nước ta chủ yếu là với Trung Quốc).

Một phần của tài liệu Thực trạng, Phương hướng phát triển Kinh tế Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w