Những vấn đề môi trường bức bách của Việt Nam cần được ưu tiên giả

Một phần của tài liệu Thực trạng, Phương hướng phát triển Kinh tế Việt Nam (Trang 33 - 39)

là những vấn đề nào?

Chính phủ Việt Nam được sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế đã xác định 8 vấn đề môi trường bức bách nhất cần được ưu tiên giải quyết là:

 Nguy cơ mất rừng và tài nguyên rừng đang đe doạ cả nước, và trong thực tế tai hoạ mất rừng và cạn kiệt tài nguyên rừng đã xảy ra ở nhiều vùng, mất rừng là một thảm hoạ quốc gia.

 Sự suy thoái nhanh của chất lượng đất và diện tích đất canh tác theo đầu người, việc sử dụng lãng phí tài nguyên đất đang tiếp diễn.

 Tài nguyên biển, đặc biệt là tài nguyên sinh vật biển ở ven bờ đã bị suy giảm đáng kể, môi trường biển bắt đầu bị ô nhiễm, trước hết do dầu mỏ.

 Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái v.v... đang được sử dụng không hợp lý, dẫn đến sự cạn kiệt và làm nghèo tài nguyên thiên nhiên.

 Ô nhiễm môi trường, trước hết là môi trường nước, không khí và đất đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc đến mức trầm trọng, nhiều vấn đề về vệ sinh môi trường phức tạp đã phát sinh ở các khu vực thành thị, nông thôn.

 Tác hại của chiến tranh, đặc biệt là các hoá chất độc hại đã và đang gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với môi trường thiên nhiên và con người Việt Nam.

 Việc gia tăng quá nhanh dân số cả nước, sự phân bố không đồng đều và không hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng và các ngành khai thác tài nguyên là những vấn đề phức tạp nhất trong quan hệ dân số và môi trường.

 Thiếu nhiều cơ sở vật chất - kỹ thuật, cán bộ, luật pháp để giải quyết các vấn đề môi trường, trong khi nhu cầu sử dụng hợp lý tài nguyên không ngừng tăng lên, yêu cầu về cải thiện môi trường và chống ô nhiễm môi trường ngày một lớn và phức tạp.

CHƯƠNG VIII: NÔNG NGHIỆP.

Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp. Năm 2009, giá trị sản lượng của nông nghiệp đạt 71,473 nghìn tỷ đồng (giá so sánh với năm 1994), tăng 1,32% so với năm 2008 và chiếm 13,85% tổng sản phẩm trong nước.

Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế bị sụt giảm trong những năm gần đây, trong khi các các lĩnh vực kinh tế khác giatăng. Đóng góp của nông nghiệp vào tạo việc làm còn lớn hơn cả đóng góp của ngành này vào GDP.

Trong năm 2005, có khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, và thuỷ sản. Sản lượng nông nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 30% trong năm

2005. Việc tự do hóa sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo, đã giúp Việt Nam là nước thứ Nhất trên thế giới về xuất khẩu gạo(2013) Những nông sản quan trọng khác là cà phê, sợi bông, đậu phộng, cao su, đường, và trà.

Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành hoạt động

Năm Tổng số

(tỷ đồng) Trồng trọt Chăn nuôiChia ra Dịch vụ 2005 183213.6 134754.5 45096.8 3362.3 2006 197700.7 145807.7 48333.1 3559.9 2007 236750.4 175007.0 57618.4 4125.0 2008 377238.6 269337.6 102200.9 5700.1 2009 430221.6 306648.4 116576.7 6996.5 2010 540162.8 396733.6 135137.2 8292.0 Sơ bộ 2011 779288.8 562102.8 206794.7 10391.3 Năm Tổng số (%) Chia ra Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 2005 100.0 73.6 24.6 1.8 2006 100.0 73.8 24.4 1.8 2007 100.0 73.9 24.4 1.7 2008 100.0 71.4 27.1 1.5 2009 100.0 71.3 27.1 1.6 2010 100.0 73.4 25.1 1.5 Sơ bộ 2011 100.0 72.1 26.5 1.4

CHƯƠNG IX: CÔNG NGHIỆP.

Việt Nam đã tăng 15 bậc trong bảng xếp hạng hiệu suất công nghiệp toàn cầu (theo chỉ số của Unido), từ 73 lên thứ hạng 58.

Trong 9 năm kể từ năm 2000-2009, chỉ số này của Việt Nam đã tăng vọt từ 5,8 tỷ USD lên 15,4 tỷ USD, tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nói chung.

Chưa hết, Việt Nam còn được xếp hạng đứng thứ 3 trong khu vực về mức độ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu các mặt hang công nghiệp này, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008

Năm

2008(Tỷđồng) Năm 2008 so với năm 2007 (%)

Khu vực doanh nghiệp Nhà nước

164796 104,0

Trung ương 127401 105,5

Địa phương 37395 99,2

Khu vực Ngoài Nhà nước 225471 118,8 Khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài

262499 118,6

Dầu mỏ và khí đốt 21167 95,7

Các ngành khác 241332 121,1

CHƯƠNG X: THƯƠNG MẠI.

Tham gia các tổ chức thương mại quốc tế. Năm 1993 đã khai thông quan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB); Ngày 25/7/1995 đã chính thức gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN),

Tham gia vào AFTA Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT); Tháng 3/1996 tham gia Diễn đàn Á - Âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập; 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC; năm 2000 ký Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ…Ngày 11/01/2007 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tuyên bố Việt Nam sẽ chínhthức trở thành thành viên thứ 150.

Một phần của tài liệu Thực trạng, Phương hướng phát triển Kinh tế Việt Nam (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w