TRÊN THẾ GIỚI
1.4.1 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc
Tính đến năm 1998, nợ xấu của tồn bộ hệ thống tài chính Hàn Quốc lên tới 118 ngàn tỉ won, bằng 18% tổng dư nợ (tương đương khoảng 27% GDP của Hàn Quốc năm 1998), trong đó có 42% là nợ quá hạn từ 3 – 6 tháng, và 58% là nợ quá hạn trên 6 tháng. Trong q trình xử lý nợ xấu, Cơng ty quản lý tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management Corporation - KAMCO) đóng vai trị rất quan trọng trong việc mua lại các khoản nợ xấu từ các tổ chức tài chính có vấn đề và bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, bằng việc ban hành rất nhiều luật có liên quan, chính phủ Hàn Quốc đã thành công trong việc giới thiệu kế hoạch chứng khốn có đảm bảo bằng tài sản - một cơng cụ rất quan trọng mà hầu hết các đơn vị có nợ xấu, cả KAMCO và các ngân hàng, đều sử dụng thường xuyên để xử lý các tài sản có vấn đề của mình. Hơn nữa, chính phủ Hàn Quốc cũng đã thành lập các cơ quan luật pháp khác để tạo điều kiện cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và ngành tài chính theo nguyên tắc thị trường như công ty tái cơ cấu doanh nghiệp. Mặc dù các cơ quan này khơng được thành lập với mục đích duy nhất là xử lý các khoản nợ xấu nhưng khơng thể phủ nhận rằng chúng đóng vai trị quan trọng trong việc giảm nợ xấu tại các ngân hàng.
Để các chính sách và kế hoạch được thực hiện hiệu quả, chính phủ Hàn Quốc cũng đưa ra chính sách ưu đãi thuế quan trọng với những chủ thể trên thị trường nợ xấu. Đồng thời cũng đưa ra các tiêu chuẩn chặt chẽ và rõ ràng. Chính phủ yêu cầu các ngân hàng phải lập dự phòng mất vốn nhiều hơn cho các khoản nợ xấu bằng việc áp dụng các nguyên tắc phân loại tài sản chặt chẽ hơn. Từ năm 2000, các tiêu chuẩn cảnh báo cũng được áp dụng tại các ngân hàng Hàn Quốc theo thơng lệ quốc
tế. Chính sách trích lập dự phịng mất vốn này có vai trị rất quan trọng thúc đẩy các ngân hàng nỗ lực giảm nợ xấu. Hơn nữa, việc chuyển đổi nợ thành vốn chủ cũng được sử dụng để giảm nợ xấu tại các tổ chức tín dụng.
Các giải pháp hỗ trợ :
- Ưu đãi thuế : để khuyến khích khả năng bán các khoản nợ xấu, chính phủ đã ban hành những luật thuế đặc biệt - một số đã tỏ ra rất có hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định.
Giảm thuế trên thặng dư vốn : Thặng dư vốn thu được từ việc chuyển đổi các tài sản sở hữu bởi các tổ chức tài chính như KAMCO hay KDIC (Korea Deposit Insurance Corporation – Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi Hàn Quốc) đều được giảm 50% thuế.
Tính vào chi phí: Khi tổ chức tín dụng có số nợ xấu nhiều hơn mức dự phịng mất vốn, tổ chức tín dụng được phép bù phần nhiều hơn đó với dự phịng định giá lại tài sản. Phần bù đó được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của tổ chức tín dụng
Miễn giảm thuế giao dịch chứng khốn : Khi KAMCO hay tổ chức tài chính nào mua cổ phiếu của các tổ chức tài chính mất khả năng thanh tốn để tổ chức lại tổ chức này và chuyển đổi lượng cổ phiếu đó cho bên thứ ba sẽ được miễn giảm thuế.
- Chứng khốn có đảm bảo bằng tài sản (ABS)
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở Hàn Quốc vào cuối năm 1997, kế hoạch chứng khoán hoá đã được thảo luận như là một phương tiện hữu hiệu trong việc giải quyết các khoản nợ xấu vì nó sẽ giảm tài sản nợ của các tổ chức tài chính hoặc cơng ty. Luật chứng khốn có bảo đảm bằng tài sản đã được ban hành để thúc đẩy việc cơ cấu tài chính của các tổ chức tài chính và cơng ty thông qua cơ chế thị trường. Cơng ty hay các tổ chức tài chính nắm giữ các tài sản gốc
phát hành ABS dựa trên tài sản đó. Theo Luật chứng khốn hố, quy định để trở thành người khởi phát khá nghiêm ngặt, chỉ các tổ chức tài chính như KAMCO, hiệp hội đất đai Hàn Quốc, và các cơng ty khác có định mức tín nhiệm tốt, được Uỷ ban các dịch vụ tài chính (FSC) uỷ quyền mới có thể là người khởi phát. Năm 1999, chính phủ tiếp tục đưa ra loại chứng khốn có bảo đảm bằng thế chấp (MBS) - công cụ gần giống như ABS để thúc đẩy hơn nữa quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và tài chính.
1.4.2 Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Nhật Bản:
Nhật Bản từng trải qua 4 giai đoạn khủng hoảng tài chính, gồm: Giai đoạn 1 (1992-1993), giai đoạn 2 (1995), giai đoạn 3 (1997-1998) và giai đoạn 4 (2001 - 2002).
Trong giai đoạn 1, khủng hoảng tài chính đã làm cho nợ khó địi tăng lên giữa các ngân hàng Nhật Bản, khiến cho giá cả tăng nhanh và nền kinh tế rơi vào tình trạng đình trệ. Chính phủ đã triển khai gói kích cầu kinh tế. Bên cạnh đó, thơng qua sáng kiến của một số ngân hàng lớn, Cơng ty mua tín dụng hợp tác xã (CCPC) đã được thành lập tháng 1/1993 để mua các khoản nợ vay từ ngân hàng có thể thế chấp để thanh lý bất động sản cầm cố.
Trong giai đoạn thứ 2, cụ thể tháng 12/1994, hai hợp tác xã tín dụng gồm Hợp tác xã Tokyo – Kyowa và Anzen bất ngờ bị phá sản, một số ngân hàng nhỏ và các định chế tài chính cũng rơi vào tình trạng bi đát tương tự. Chính phủ Nhật Bản đã thành lập “Ngân hàng tiếp quản” (ngân hàng Tokyo Kyodo) và ngân hàng này đã hợp tác với các ngân hàng lớn và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tiếp quản các định chế tài chính phá sản. Sau đó, Ngân hàng Tokyo Kyodo được tái cơ cấu thành “Ngân hàng Giải quyết và Thu nợ” (JRCC) để mở rộng lĩnh vực hoạt động.
Trong giai đoạn thứ 3, hàng loạt các định chế tài chính, trong đó có cả ngân hàng và các cơng ty chứng khốn lớn đã bị phá sản đồng loạt chỉ trong một thời gian ngắn. Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra hàng loạt các giải pháp, bao gồm: Bơm
vốn công giúp tăng vốn cho một số ngân hàng lớn với khoảng 18,1 tỷ USD, xây dựng các khung pháp lý tài chính mới, áp dụng cơ chế “ngân hàng cầu nối” cho các ngân hàng gặp khó khăn, giảm mức lãi suất mục tiêu xuống con số 0…
Trong giai đoạn khủng hoảng thứ 4, Nhật Bản đã quyết định tiến hành nhiều vụ hợp nhất và sáp nhập ngân hàng, nhằm hoàn thành sớm và đầy đủ việc giải quyết nợ khó địi ở các ngân hàng lớn, đồng thời giới hạn và thay đổi cơ chế hỗ trợ của ngân hàng. Theo đó, đối với các ngân hàng lớn, bắt buộc xóa nợ khó địi khỏi Bảng cân đối kế toán trong 2 đến 3 năm, đưa ra mục tiêu định lượng áp dụng với các ngân hàng lớn như tỷ suất nợ khó địi/tổng tài sản phải giảm dưới một nửa mức hiện tại tính đến năm tài chính 2004, thành lập Tập đồn Tái thiết Cơng nghiệp (IRCJ) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu.
1.4.3 Kinh nghiệm của Mỹ về xử lý nợ xấu:
Theo ông Sanjay Kalra đại diện của Quỹ Tiền tệ IMF tại VN, với Mỹ, cuộc khủng hoảng tài chính phố Wall năm 2008 bắt nguồn từ bong bóng bất động sản, tình cảnh khá tương đồng với Việt Nam hiện nay. Để giải cứu những tổ chức tín dụng sắp "chết", Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định bơm 700 tỉ USD. Lượng tiền này được phân bổ một phần để mua lại nợ xấu NHTM, một phần dùng để giải quyết thanh khoản tạm thời cho những đơn vị yếu kém. Phần còn lại, nhưng chiếm tỉ trọng lớn, là để mua cổ phiếu ưu đãi của các ngân hàng.
Với mục đích thứ ba, FED lựa chọn mua cổ phiếu ưu đãi thay vì loại phổ thơng. Cổ phiếu ưu đãi được hưởng mức cổ tức cố định, không phụ thuộc vào khả năng sinh lời nhưng lại khơng có quyền tham gia vào việc điều hành ngân hàng.
Về mặt bản chất chính là FED cho vay, nhưng chủ trương nắm quyền kiểm soát các ngân hàng nên việc họ chọn loại cổ phiếu ưu đãi như phân tích ở trên là rất thích hợp.
Trong Chƣơng 1, tác giả đã phân tích một số vấn đề sau
- Lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng ngân hàng: khái quát về rủi ro tín dụng ngân hàng, ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế
- Nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro tín dụng
- Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
Nghiên cứu thành lập thị trường mua bán nợ xấu
Quan tâm hơn đến việc tạo mọi điều kiện cho khách hàng trả nợ, kể cả xét
duyệt cho vay thêm, giảm lãi suất vay …
Sáp nhập, mua lại các ngân hàng nhỏ, yếu kém nhằm hỗ trợ các ngân hàng
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM