ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN, CHÍNH SÁCH CỦA EXIMBANK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 62 - 65)

 Mục tiêu chung:

Xây dựng Eximbank trở thành Tập đồn đầu tư tài chính đa năng nằm trong tốp 5 tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có phạm vi hoạt động trong nước và quốc tế.

Eximbank tiếp tục duy trì là một trong số 5 ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất của Việt Nam. Sau năm 2011 đến 2020, Eximbank từng bước phấn đấu trở thành tập đồn Tài chính ngân hàng đa năng nằm trong tốp những tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với hoạt động ở thị trường tài chính trong nước, khu vực và quốc tế.

 Chiến lược kinh doanh :

Để đạt được mục tiêu và định hướng phát triển nêu trên, chiến lược phát triển của Eximbank là tiếp tục thực hiện chiến lược tập trung và khác biệt hóa trên từng lĩnh vực cốt yếu của hoạt động ngân hàng thương mại (ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn – tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, vàng và kinh doanh vốn), từng bước xâm nhập nhanh, có chọn lọc vào lĩnh vực ngân hàng đầu tư và tài trợ dự án; đồng thời phát triển nhanh các dịch vụ tài chính.

- Chiến lược tập trung thể hiện bằng nỗ lực vào từng phân khúc thị trường theo tiêu thức vùng địa lý, mạng phân phối, nhóm khách hàng riêng biệt trên từng khu vực thị trường.

- Chiến lược khác biệt thể hiện bằng sự khác biệt, vượt trội của Eximbank trong việc lựa chọn phát triển sản phẩm, dịch vụ, cơng nghệ mang tính chiến lược, then chốt, mang tính cạnh tranh nhằm tạo đòn bẩy mở rộng thị phần trong nước, từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

- Thực hiện và đạt mục tiêu dựa trên nền tảng cốt lõi : năng lực tài chính – nhân lực và cơng nghệ.

Với phương châm hành động : phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả. Cạnh tranh bằng những sản phẩm/ dịch vụ tiện ích vượt trội, mang nét đặc thù của

Eximbank “Biến lợi thế về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, danh tiếng của

Eximbank – cơ hội để tăng nhanh quy mô thành lợi thế cạnh tranh; biến thách thức, cạnh tranh thành động lực phát triển”.

 Quản trị và thực hiện chiến lược : để quản trị và thực hiện thành công chiến

lược phát triển, Eximbank dựa trên : nguồn lực tài chính; nhân lực; công nghệ; kênh phân phối; phát triển sản phẩm dịch vụ và quản trị rủi ro. Eximbank xây dựng các chiến lược, chính sách kinh doanh cụ thể như sau :

- Chiến lược ngân hàng bán lẻ, tài trợ xuất khẩu, kinh doanh ngoại hối và vàng, kinh doanh vốn và ngân hàng bán buôn.

- Chiến lược khách hàng và phân khúc thị trường - Chiến lược và chính sách phát triển cơng nghệ

- Chiến lược phát triển mạng lưới giao dịch và kênh phân phối (gắn liền với kế hoạch đầu tư tài sản cố định và trang thiết bị cho mạng lưới)

- Chiến lược và chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Chiến lược marketing – PR – xây dựng và phát triển thương hiệu (gắn liền với phát triển văn hóa doanh nghiệp – văn hóa Eximbank)

- Chiến lược và chính sách đầu tư tài chính

- Thành lập/ mua lại hoặc liên danh thành lập một số công ty và đơn vị thành viên mà Eximbank là chủ sở hữu hoặc nắm quyền chi phối.

Bảng 3.1 :Các chỉ tiêu hoạt động chính của Eximbank trong năm 2012, kế hoạch kinh doanh năm 2013

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản 170.298 tỷ đồng 200.000 tỷ đồng

Huy động vốn 85.577 tỷ đồng 110.000 tỷ đồng

Dư nợ tín dụng 74.922 tỷ đồng 90.000 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế 2.828 tỷ đồng 3.200 tỷ đồng

Bảng 3.2 : Định hướng tín dụng năm 2013

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Tỷ lệ cho vay/ huy động 87,5% 81,8%

Nợ xấu 987 tỷ đồng

Tỷ lệ nợ xấu 1,32% <2%

Nguồn : Báo cáo thường niên của Eximbank 2012

Năm 2013 Eximbank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 20% đồng thời kiểm soát nợ xấu dưới 2%. Đây là nhiệm vụ khó khăn trong bối cảnh chung của nền kinh tế hiện nay, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu của hệ thống ngân hàng có xu hướng tăng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút do giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, giá thành phẩm không tăng tương ứng, thị trường tiêu thụ thu hẹp, tồn kho hàng hóa tăng. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu và định hướng hoạt động trong toàn hệ thống, Eximbank chủ động áp dụng đồng bộ các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm sốt chặt chẽ quy mô, chất lượng và cơ cấu tín dụng. Hoạt động tín dụng giữ vai trị trọng tâm, làm nền tảng hỗ trợ phát triển các nghiệp vụ kinh doanh khác. Mục tiêu của hoạt động tín dụng đến năm 2015 là Eximbank chiếm từ 5-6% thị phần dư nợ tín dụng tồn ngành (thị phần hiện nay là 2,4%), rủi ro tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ đảm bảo an toàn vốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)