Kết quả thu thuế GTGT của Chi cục thuế huyện Như Thanh

Một phần của tài liệu LV Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (Trang 56 - 59)

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Chỉ tiêu DNNN địa

phương Khu vực CTN và dịch vụ NQD Năm 2015 Thực hiện 38 1.760 Dự toán 40 1.500 Tỷ lệ TH/DT (%) 95 117,33 Năm 2016 Thực hiện 75 4.120 Dự toán 60 3.600 Tỷ lệ TH/DT (%) 125 114,44 Năm 2017 Thực hiện 101 5.643 Dự toán 90 5.000 Tỷ lệ TH/DT (%) 112,2 112,9 Năm 2018 Thực hiện 120 8.730 Dự toán 100 8.000 Tỷ lệ TH/DT (%) 120 109,13

Nguồn: Chi cục thuế huyện Như Thanh các năm từ 2015 – 2018

thuế giao cho Chi cục thuế huyện Như Thanh tăng dần theo thời gian. Dự toán giao thu GTGT ở cả 2 khu vực DNNN địa phương và CTN và dịch vụ NQD năm 2018 là 8.100 triệu đồng, cao hơn năm 2017 là 3.010 triệu đồng và cao hơn năm 2016 là 4.440 triệu đồng.

Số thu thuế GTGT khu vực DNNN địa phương tăng qua các năm, tỉ lệ thực hiện/dự tốn duy chỉ có năm 2015 là khơng đạt 100% cịn lại các năm tỉ lệ thực hiện/dự toán đều vượt ngưỡng trên 100%. Từ năm 2016-2018, số thuế GTGT thu được ở khu vực này tăng từ 75 triệu đồng năm 2016 lên 101 triệu đồng ở năm 2017 và 120 triệu đồng ở năm 2018. Số thu ở loại hình doanh nghiệp này thấp bởi vì hoạt động SXKD của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là mặt hàng chịu mức thuế suất thấp và đang được hưởng ưu đãi về thuế do ở địa bàn miền núi có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Số thu thuế GTGT từ khu vực công thương nghiệp và ngồi quốc doanh cũng có xu hướng tăng theo các năm. Năm 2015, tỉ lệ thực hiện thuế GTGT/dự toán đạt 117,33%. Từ năm 2016-2018, số thu thuế GTGT của khu vực cơng thương nghiệp và ngồi quốc doanh tăng lên qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ thực hiện thuế GTGT/dự toán lại giảm dần từ 114,44% năm 2016 xuống 112,2% năm 2017 và cịn 109,13% năm 2018.

Nhìn chung, tình hình thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp của Chi cục Thuế huyện Như Thanh đã đạt được những kết quả quan trọng: Số thuế GTGT của các doanh nghiệp tăng đều qua các năm, đóng góp vào việc tăng số thu thuế GTGT cũng như tổng thu nội địa của Chi cục Thuế huyện Như Thanh. Điều này cho thấy nền kinh tế của huyện Như Thanh đã, đang và sẽ tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển.

Bên cạnh đó, hoạt động thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại huyện Như Thanh còn những hạn chế, bất cập sau:

với một số địa phương khác còn chưa cao do hạn chế về loại hình doanh nghiệp như ngành sản xuất (Đường, giầy da, may mặc, xi măng...).

+ Tỷ trọng thu thuế GTGT ở khu vực DNNN địa phương quá thấp so với khu vực cơng thương nghiệp và ngồi quốc doanh.

Tồn tại những hạn chế, bất cập như trên là do những nguyên nhân cơ bản sau:

+ Như Thanh là một huyện miền núi, cơ sở hạ tầng chưa phát triển bằng các huyện miền xuôi, nguồn tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện khác để phát triển doanh nghiệp cịn hạn chế. Do đó việc thu hút đầu tư thành lập các doanh nghiệp với các loại hình khác nhau, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành sản xuất trên địa bàn huyện gặp khơng ít khó khăn.

+ Các doanh nghiệp ở khu vực DNNN địa phương chủ yếu là bảo tồn, khai thác, bảo vệ rừng, các sản phẩm hầu như được ưu đãi về thuế GTGT nên việc đóng góp vào NSNN chiếm tỷ trọng nhỏ so với khu vực cơng thương nghiệp và ngồi quốc doanh.

2.2. Thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Như Thanh, giai đoạn 2015-2018

2.2.1. Thực trạng xác định và phân loại đối tượng các doanh nghiệp nộp thuế GTGT

2.2.1.1. Thực trạng xác định các doanh nghiệp nộp thuế GTGT

Quản lý NNT là khâu đầu tiên của quá trình quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng. Quản lý NNT tốt sẽ tạo tiền đề định hướng cho việc lập dự toán, quản lý thu thuế cũng như nắm rõ số lần vi phạm pháp luật thuế hoặc trốn thuế.

Tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng đều là đối tượng nộp thuế GTGT, đều phải đăng ký, kê khai và nộp thuế.

doanh nghiệp NQD phát triển rất nhanh, mỗi năm bình quân trên địa bàn huyện Như Thanh có khoảng 40 doanh nghiệp được thành lập mới, chủ yếu là các công ty TNHH, các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp ngày càng phát triển đã tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, làm cho khối lượng hàng hóa lưu thơng ngày càng đa dạng và phong phú.

Số liệu cụ thể về số doanh nghiệp được cấp mã số thuế (MST) mới thể hiện qua bảng 2.3 dưới đây:

Một phần của tài liệu LV Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (Trang 56 - 59)