Tổng số thông báo nợ ban hành qua các năm của

Một phần của tài liệu LV Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (Trang 74 - 78)

Nhìn chung cơng tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã có nhiều cố gắng trong thực hiện chức năng nhiệm vụ, các Đội thuế đã có chuyển biến tích cực trong phối hợp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Hàng tháng ban hành Thông báo nợ kịp thời, thường xuyên xử lý, điều chỉnh những sai sót về nợ thuế, phân loại nợ thuế chính xác và tổ chức đơn đốc thu kịp thời. Số lượng thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp mẫu số 07/TB-QLN gửi tới các doanh nghiệp cụ thể trong bảng 2.7 dưới đây:

Bảng 2.9: Tổng số thông báo nợ ban hành qua các năm của Chi cục thuế huyện Như Thanh Chi cục thuế huyện Như Thanh Chi cục thuế huyện Như Thanh

Đơn vị tính: Số thơng báo

Năm 2015 2016 2017 2018

Tổng số thông báo nợ ban hành

600 948 936 1.032

Nguồn: Chi cục thuế huyện Như Thanh các năm từ 2015-2018

Về công tác cưỡng chế nợ thuế, qua các năm từ 2015-2018, Chi cục thuế huyện Như Thanh đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế nợ. Đối với các doanh nghiệp có khoản tiền thuế nợ từ 91 ngày trở lên Chi cục thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với 100% doanh nghiệp này. Đối với biện pháp này, năm 2015 có 15 trường hợp

bị cưỡng chế, đến năm 2016 là 26 trường hợp, con số này tăng lên 38 doanh nghiệp vào năm 2017 và đến năm 2018 là 30 doanh nghiệp.

Do khi thực hiện biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản, các doanh nghiệp bị cưỡng chế đã bị trích một phần tiền thuế nợ qua tài khoản, số còn lại doanh nghiệp tự nộp vào NSNN nên số trường hợp bị ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thơng báo hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng đối với doanh nghiệp nợ thuế quá thời hạn từ 121 ngày là khơng nhiều. Năm 2017 có 03 trường hợp bị cưỡng chế bằng biện pháp thơng báo hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng và năm 2018 là 05 trường hợp.

Bên cạnh các biện pháp trên, Chi cục thuế huyện Như Thanh đã thực hiện công khai thông tin người nợ thuế đối với các trường hợp đã thực hiện cưỡng chế, định kỳ hàng tháng, bộ phận quản lý nợ lập danh sách các trường hợp phải công khai thông tin và chuyển bộ phận tuyên truyền - hỗ trợ thực hiện công khai thông tin người nợ thuế trên báo địa phương và website ngành thuế.

2.2.5. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm thuế GTGT đối với các doanh nghiệp

Chuyển sang cơ chế NNT tự tính, tự khai, tự nộp thuế thì quy trình thanh tra, kiểm tra thuế cũng thay đổi theo. Chi cục thuế huyện Như Thanh áp dụng thống nhất và triệt để quy trình kiểm tra thuế theo Quyết định 746/QĐ- TCT ngày 20 tháng 04 năm 2015 và quy trình thanh tra thuế của tồn ngành theo Quyết định 1404/QĐ-TCT ngày 28/7/2015. Do tính chất của kiểm tra và thanh tra tại trụ sở NNT có tính chất khá giống nhau nên ta có thể xem xét thực trạng thanh tra, kiểm tra thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên 3 góc độ sau:

2.2.5.1. Thực trạng lập kế hoạch kiểm tra tại trụ sở NNT và thanh tra thuế GTGT đối với các doanh nghiệp

Hằng năm trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 tháng 10, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo các phịng kiểm tra của Cục thuế và các Chi cục thuế tiến hành lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế. Sau khi tổng hợp lại kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các phòng kiểm tra và Chi cục thuế, đánh giá lại rủi ro, lãnh đạo bộ phận thanh tra lựa chọn và lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra trình lãnh đạo phê duyệt. Kế hoạch tập trung vào các doanh nghiệp lỗ, lỗ kéo dài, có dấu hiệu chuyển giá, doanh nghiệp có số thu lớn, DN có số nộp ngân sách lớn, DN nợ thuế lớn, DN nhiều năm chưa thanh tra, kiểm tra, DN được hưởng ưu đãi, miễn, giảm thuế…Đặc biệt kế hoạch thanh tra tập trung vào các ngành, các lĩnh vực khai thác nguồn thu cao như XDCB, vận tải...

Lập kế hoạch thanh tra thuế được xác định dựa trên cơ sở phân tích thơng tin người nộp thuế, từ đó xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thơng tin rủi ro của người nộp thuế. Những thông tin về người nộp thuế được thể hiện trong hồ sơ khai thuế, hồ sơ hồn thuế, hồ sơ quyết tốn thuế, báo cáo tài chính doanh nghiệp, thơng tin về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của người nộp thuế, thông tin về việc chấp hành pháp luật về thuế của người nộp thuế. Ngoài ra, việc lập kế hoạch thanh tra còn dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin về người nộp thuế của các cơ quan thuộc các ngành khác có liên quan hay có đơn thư khiếu nại về thu nộp thuế lập kế hoạch thanh tra căn cứ số lượng đơn vị do Tổng cục thuế giao hàng năm.

Việc lựa chọn doanh nghiệp vào kế hoạch thực hiện theo trình tự: - Lựa chọn từ danh sách doanh nghiệp có thời gian hoạt động nhiều năm chưa được thanh tra doanh thu tăng giảm bất thường, doanh nghiệp có tình hình sử dụng hóa đơn bất thường.

- Lựa chọn Doanh nghiệp có doanh thu tăng giảm đột biến, từ doanh nghiệp có độ rủi ro cao.

- Lựa chọn doanh nghiệp doanh thu lớn nhưng khơng có phát sinh số thuế phải nộp.

- Lựa chọn doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, có số lỗ nhiều năm. Việc lựa chọn doanh nghiệp theo nguyên tắc lựa chọn điểm rủi ro từ cao xuống thấp theo từng loại hình quy mơ.

Chi cục thuế huyện Như Thanh sử dụng phần mềm TPR để phân tích rủi ro. Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra được thực hiện theo quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1733/QĐ-TCT ngày 01/10/2013 của Tổng cục Thuế về việc sử dụng ứng dụng phần mềm TPR. Kết quả chạy ứng dụng TPR sẽ đưa ra “Danh sách NNT TPR” theo mức độ từ cao xuống thấp.

Kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại Chi cục thuế huyện Như Thanh không ngừng tăng lên về số lượng doanh nghiệp. Nếu như năm 2015 có 150 doanh nghiệp với số lượng thanh, kiểm tra là 15 doanh nghiệp, thì đến năm 2016 là 186 doanh nghiệp trong đó thanh, kiểm tra 20 doanh nghiệp, năm 2017 là 215 doanh nghiệp trong đó có 25 doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra. Năm 2018 là 260 doanh nghiệp trong đó có 31 doanh nghiệp trong kế hoạch thanh tra kiểm tra.

Từ năm 2015-2018 về ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra hằng năm có sự biến chuyển rõ rệt theo hướng tăng dần các cuộc thanh tra, kiểm tra. Nguyên nhân của việc tăng số lượng thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp là do số lượng NNT và các ngành nghề cũng như phạm vi và mức độ vi phạm pháp luật về thuế ngày càng tăng. Căn cứ vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được duyệt, lãnh đạo bộ phận thanh tra, kiểm tra dự kiến thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra và giao số lượng đơn vị cần thanh tra cho từng đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được duyệt. Dựa trên khối lượng công việc, thời gian và cân đối với nguồn nhân lực hiện có, Đồn thanh tra, kiểm tra sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT.

2.2.5.2. Công tác thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở các doanh nghiệp

Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Như Thanh khơng phải năm nào cũng hồn thành 100% kế hoạch. Từ năm 2015-2018 số cuộc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp tăng đồng thời số tiền thuế truy thu, tiền phạt và chậm nộp cũng tăng.

Một phần của tài liệu LV Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (Trang 74 - 78)