Kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tại

Một phần của tài liệu LV Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (Trang 78 - 104)

Chi cục thuế huyện Như Thanh qua các năm

Năm 2015 2016 2017 2018

Số DN thanh, kiểm tra 15 20 25 31

Tổng số DN của CCT huyện Như Thanh

150 186 215 260

Tỷ trọng (%) 10 10,8 11,6 11,9

Nguồn: Chi cục thuế huyện Như Thanh các năm từ 2015-2018

Từ bảng số liệu trên, năm 2015, Chi cục thuế huyện Như Thanh đã thanh kiểm tra được 15/150 doanh nghiệp (đạt 10%), năm 2016 thanh kiểm tra được 20/186 doanh nghiệp (đạt 10,8%) và năm 2017 thanh kiểm tra được 25/215 doanh nghiệp (đạt được 11,6%), năm 2018 thanh kiểm tra được 31/260 doanh nghiệp (đạt 11,9%).

2.2.5.3. Thực trạng xử lý vi phạm về thuế GTGT đối với các doanh nghiệp

Công tác kiểm tra và thanh tra thuế tại trụ sở NNT của Chi cục Thuế huyện Như Thanh đã đạt được những kết quả nhất định. Chẳng hạn, năm 2015 thực hiện hoàn thành được 15 cuộc thanh tra, kiểm tra thuế. Tổng số thuế truy thu là 657 triệu đồng; phạt vi phạm hành chính 213 triệu đồng; tiền chậm nộp 93,8 triệu đồng; giảm khấu trừ 133,29 triệu đồng; tổng số tiền thuế truy thu và phạt bình quân 43,8 triệu đồng/doanh nghiệp. Khi thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT là các doanh nghiệp thì các sai phạm thường gặp là: Khơng kê khai doanh thu, kê khai thiếu doanh thu, kê khai chậm doanh thu, hạch

tốn sai chi phí, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Trong đó hành vi thường thấy là kê khai chậm doanh thu. Khi doanh nghiệp vi phạm, các đoàn thanh tra, kiểm tra thuế đã căn cứ đúng vào các văn bản hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính Thơng tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, Thơng tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn và các văn bản hướng dẫn khác như Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006...

Bảng 2.11: Kết quả xử lý vi phạm về thuế sau thanh kiểm tra của Chi cục thuế huyện Như Thanh qua 4 năm 2015-2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018

Số lượng đơn vị vi phạm DN 15 20 25 31

Số thuế truy thu Tr.đ 657 911 1153 1444

Phạt vi phạm hành chính Tr.đ 213 258 310 450

Số thuế truy thu b.quân Tr.đ 43,8 45,55 46,12 46,58

Nguồn: Chi cục thuế huyện Như Thanh các năm từ 2015-2018

Qua công tác thống kê, số lượng doanh nghiệp thanh kiểm tra qua các năm tăng dần, số thuế truy thu, phạt vi phạm hành chính và số thuế truy thu, phạt bình quân đối với doanh nghiệp cũng tăng dần qua các năm từ 43,8 triệu đồng/doanh nghiệp năm 2015 tăng lên 46,58 triệu đồng/doanh nghiệp năm 2018. Thêm vào đó, số lượng doanh nghiệp vi phạm và số lượng hành vi vi phạm được phát hiện qua các năm cũng tăng, điều đó chứng tỏ cơng tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp được chú trọng và đạt hiệu quả về số thuế truy thu, số thuế phạt và phát hiện các hành vi vi phạm.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp của Chi cục thuế huyện Như Thanh

2.3.1. Những kết quả đạt được

- Kịp thời cập nhật tương đối đầy đủ thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống quản lý NNT (hệ thống TMS) để làm cơ sở dữ liệu của ngành. Chi cục Thuế kiểm sốt, nắm bắt kịp thời tình trạng doanh nghiệp ra kinh doanh mới, doanh nghiệp nghỉ bỏ kinh doanh. Tình hình sản xuất kinh doanh của NNT, tình trạng nợ thuế của NNT ln được các cán bộ chuyên quản nắm bắt. Việc bố trí cán bộ chuyên quản quản lý NNT được thực hiện hợp lý, tránh tình trạng có cán bộ phải quản lý quá nhiều đơn vị, dẫn đến hiệu quả thấp.

- Quản lý kê khai, nộp thuế, quản lý nợ và cưỡng chế thuế GTGT đối với các doanh nghiệp đã đi vào nền nếp. Công tác kê khai đã được chú trọng hơn, các phần mềm hỗ trợ kê khai luôn được cập nhật, cán bộ làm công tác kê khai thường xuyên được tập huấn, trau dồi nghiệp vụ. Do làm tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT nên ý thức chấp hành kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp tăng lên đáng kể, đặc biệt là việc hoàn thành chỉ tiêu khai thuế qua mạng internet và nộp thuế điện tử do Cục thuế giao. Cụ thể, 100% doanh nghiệp hiện nay đã đăng ký khai thuế qua mạng, 94,2% số doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử. Hàng kỳ, bộ phận kê khai đã làm tốt công tác đôn đốc NNT nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn, tăng cường cơng tác đối chiếu số liệu tình hình thu nộp thuế và nợ đọng thuế với các doanh nghiệp.

- Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp ngày càng được tăng cường. Công tác chuẩn bị thanh kiểm tra tại trụ sở NNT ngày càng được thực hiện tốt hơn, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp thông qua việc phát hiện những sai phạm của đối tượng thanh kiểm tra để điều chỉnh và ngăn chặn kịp thời, có hình thức xử phạt nhắc nhở. Đồng thời, khai thác mọi nguồn thu phát sinh mà doanh nghiệp chưa kê khai đầy đủ, góp phần tăng thu cho NSNN. Góp phần đảm bảo cơng bằng xã hội, tăng cường biện pháp quản lý, góp phần hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thuế, làm trong sạch bộ máy ngành Thuế.

- Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong quản lý NNT qua đăng ký thuế, kê khai thuế, quản lý nợ thuế, thanh kiểm tra và khai thác thông tin NNT qua mạng nội bộ của ngành thuế thông qua các phần mềm ứng dụng như Hệ thống quản lý thuế tập trung TMS, hệ thống khai thác dữ liệu NNT TPH, ứng dụng phân tích rủi ro phục vụ lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra TPR và ứng dụng hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế TTR... đã mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý cũng như công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

- Quản lý căn cứ tính thuế vẫn cịn sai phạm như kê khai chậm doanh thu, kê khai thiếu doanh thu, đặc biệt là ở các doanh nghiệp xây dựng và gian lận trong việc kê khai hóa đơn đầu vào được khấu trừ. Ví dụ như Cơng ty TNHH Dũng Phát nêu ở trên đã kê khai thiếu doanh thu tính thuế 125 triệu đồng và chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước số tiền: 12.500.000đ.

- Quản lý kê khai, nộp thuế, quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế GTGT đối với các doanh nghiệp: Vẫn cịn tình trạng các doanh nghiệp nộp tờ khai chậm, đăng ký nộp thuế điện tử nhưng khơng nộp 100% tính trên số tiền thuế nộp và 100% chứng từ nộp bằng thuế điện tử. Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế GTGT cịn nhiều khó khăn do số thuế nợ lớn, đơn đốc được khoản nợ cũ thì lại phát sinh các khoản nợ mới. Dẫn đến hiệu quả thu nợ chưa cao.

- Ngoài ra, việc tính tiền chậm nộp trên hệ thống TMS cịn nhiều bất cập. Số thu nộp của tháng này phải đến ngày 10 tháng sau mới được chốt sổ trong khi cuối tháng này, cán bộ quản lý nợ sẽ chốt số nợ và tiền chậm nộp. Do vậy, thơng báo nợ đơi khi chưa cập nhật chính xác nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

- Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp còn những hạn chế:

Việc kiểm tra tại CQT: chưa phát hiện được kịp thời những sai sót như hiện tượng bán hóa đơn khống, hóa đơn của đơn vị bỏ trốn, kê khai doanh thu

bán thấp hơn so với thực tế phát sinh nhất là khi khơng cịn bảng kê mua vào, bán ra.

Công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra: Vì thơng tin về NNT không được cập nhật đầy đủ nên cơng tác phân tích, đánh giá rủi ro làm căn cứ lập kế hoạch chưa sát thực tế, công tác xây dựng kế hoạch chưa thực sự khách quan. Vẫn có trường hợp NNT chấp hành Pháp luật thuế tốt hay đã thanh kiểm tra nhiều năm nhưng vẫn liên tục bị thanh kiểm tra. Việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp còn thấp so với số lượng NNT.

Số doanh nghiệp vi phạm pháp luật thuế năm sau còn cao hơn so với năm trước, số doanh nghiệp thuộc kế hoạch thanh, kiểm tra hằng năm năm sau cao hơn năm trước, số thuế truy thu từ các doanh nghiệp năm sau cao hơn năm trước, chứng tỏ việc thanh kiểm tra thuế chưa mang tính răn đe cao, chưa góp phần làm giảm dần sự vi phạm pháp luật, làm tăng dần tính tuân thủ pháp luật thuế của NNT.

Kết quả truy thu, phạt vi phạm hành chính về thuế đối với các doanh nghiệp khá cao tuy nhiên kết quả thu nộp ngân sách thấp so với số thuế phát hiện. DN chưa nộp kịp thời so với thời hạn ghi trong Quyết định xử lý truy thu và phạt của CQT, còn để nợ đọng kéo dài. Việc hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp điều chỉnh sổ sách, bút tốn theo kết luận của đồn thanh tra, kiểm tra chưa cụ thể, vì thế nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nội dung này.

Cơng tác phân tích sâu về doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và trình độ của cán bộ thanh tra, kiểm tra. Việc phân tích hồ sơ đơi khi cịn mang tính sơ sài, hình thức, chưa đánh giá hết được các rủi ro tiềm ẩn của hồ sơ thanh kiểm tra một cách bài bản. Do đó, khả năng phát hiện gian lận qua thanh kiểm tra còn nhiều hạn chế, vẫn diễn ra các trường hợp trốn lậu thuế tinh vi không bị phát hiện.

Công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Như Thanh có những tồn tại nêu trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Việc quy định bỏ bảng kê mua vào, bán ra tuy có giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp nhưng lại gây khó khăn cho công tác quản lý thuế. Cán bộ thuế khơng cịn biết được doanh nghiệp mua vào, bán ra trong kỳ để có thể u cầu giải trình, bổ sung kịp thời gây khó khăn cho cơng tác quản lý căn cứ tính thuế.

+ Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trình độ cũng như sự am hiểu pháp luật của các doanh nghiệp chưa cao, ý thức tuân thủ pháp luật kém gây khó khăn cho công tác quản lý. Đội ngũ kế tốn cịn yếu về kỹ thuật, tin học nên rất lúng túng khi gặp phải các sự cố trong quá trình nộp hồ sơ thuế qua mạng internet và nộp thuế điện tử. Dẫn đến tình trạng nộp chậm HSKT, khơng hoàn thành chỉ tiêu đăng ký nộp tờ khai, nộp thuế điện tử.

+ Số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đang ngày càng tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng và phức tạp dẫn đến việc vi phạm pháp luật thuế, trốn thuế, gian lận thuế ngày càng tăng, công tác quản lý thuế ngày càng khó khăn.

+ Quyền hạn của cơ quan thuế chưa cao, chế tài xử lý vi phạm còn nhẹ chưa đủ sức răn đe. Do đó tỷ lệ nợ thuế ngày càng cao, số doanh nghiệp vi phạm ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm chủ yếu chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính về thuế: truy thu số thuế khai thiếu, phạt khai sai, phạt nộp chậm tiền thuế 0,03% ngày đối với khoản nợ đọng thuế dưới 90 ngày (tương đương với 0,9%/tháng) tương đối thấp so với lãi suất ngân hàng thương mại. Do vậy, một số doanh nghiệp cố tình sai phạm để chậm nộp, chiếm dụng tiền thuế. Cũng vì nguyên nhân này mà dẫn đến một số doanh nghiệp vi phạm pháp luật có tính chất lặp lại hàng năm.

+ Do số lượng cán bộ cơng chức của Chi cục cịn mỏng, chất lượng, năng lực và kinh nghiệp của cán bộ thuế cịn nhiều hạn chế. Cơng tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp địi hỏi người cán bộ thuế phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao về thuế, kế tốn, kiểm tốn, tài chính, luật; nắm vững các quy trình quản lý hiện hành và các luật thuế cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, tại Chi cục thuế huyện Như Thanh số cán bộ đáp ứng được những yêu cầu đó khơng nhiều, chất lượng chun mơn chủ yếu chỉ mới tập trung về thuế, trình độ nghiệp vụ và kiến thức về kế tốn, kiểm toán, tác phong của một số cán bộ thuế còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao trong tình hình hoạt động kinh doanh có nhiều mặt hàng đa dạng, phức tạp. Nhiều khi cán bộ thuế cịn ngại khó, ngại va chạm với các doanh nghiệp, làm việc một cách thụ động.

+ Việc chấp hành các quy trình quản lý thuế ở một số khâu chưa tốt. Điển hình ở việc thực hiện quy trình thanh kiểm tra tại một số khâu cịn mang nặng tính hình thức, chưa đạt hiệu quả dẫn đến chất lượng thanh tra, kiểm tra thuế chưa cao, nhất là:

1, Việc xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra đối với doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào cơng tác lập kế hoạch. Việc phân tích, đánh giá rủi ro thơng qua bộ tiêu chí rủi ro được lập và đánh giá trên phần mềm nhưng chưa cập nhật dữ liệu đến năm lập kế hoạch, dẫn đến mức độ rủi ro được đánh giá khơng hồn tồn chính xác.

2, Cơng tác xử lý sau thanh kiểm tra: Công tác đôn đốc thu nộp sau kết luận thanh kiểm tra chưa được cương quyết. Nhiều kết luận thanh kiểm tra có số thuế phạt, truy thu cao nhưng khơng xem xét thực tế tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và ý thức tuân thủ của doanh nghiệp dẫn đến nợ đọng số thuế truy thu và phạt.

+ Công tác phối hợp giữa bộ phận quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Như Thanh với các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc thu thập thơng tin về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn thiếu chủ động. Do đó chưa liên kết được các thơng tin của các cơ quan quản lý Nhà

nước nhằm nắm bắt, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để có biện pháp quản lý kịp thời.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN NHƯ THANH

3.1. Phương hướng quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Như Thanh

3.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển doanh nghiệp và những yêu cầu mới về quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Như Thanh

3.1.1.1. Định hướng phát triển doanh nghiệp của huyện Như Thanh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển ngày càng lớn mạnh. Mặc dù quy mô nhỏ và siêu nhỏ, nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Như Thanh lại có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Với nguồn lực nội tại và sự quan tâm giúp đỡ của các ban ngành các cấp, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Như Thanh sẽ tiếp tục khắc phục khó khăn, huy động nguồn vốn, chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, góp phần quan trọng vào sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế huyện.

Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay đứng trước những thách thức lớn và cũng không thiếu những cơ hội phát triển. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian tới có những thuận lợi và khó khăn sau:

- Thuận lợi: Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Như Thanh có những

Một phần của tài liệu LV Quản lý thuế Giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp tại Chi cục Thuế huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa (Trang 78 - 104)