Các loại nhịp

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết âm nhạc (Ngành Quản lý văn hóa) (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG III TIẾT TẤU VÀ TIẾT NHỊP

5. Các loại nhịp

5.1.Các loại tiết nhịp và loại nhịp hỗn hợp - cách phân nhóm trường độ ơ nhịp của các loại nhịp hỗn hợp

Như đã nói ở mục 19, các tiết nhịp đơn có thể liên kết thành những tiết nhịp phức. Sự kết hợp hai hoặc nhiều loại tiết nhịp tạo thành những tiết nhịp phức hỗn hợp. Để đơn giản hơn, người ta gọi đó là những tiết nhịp hỗn hợp, còn các loại nhịp thể hiện chúng được gọi là các loại nhịp hỗn hợp.

Trong âm nhạc, các loại nhịp hỗn hợp ít gặp hơn nhiều so với nhịp đơn và nhịp phức. Phổ biến nhiều hơn cả là các loại nhịp năm và bảy phách: 5/4; 5/8; 7/4; 7/8

Nhịp hỗn hợp khác nhịp phức ở một số đặc điểm :

1. Cấu trúc của các loại nhịp hỗn hợp phụ thuộc ở trình tự nối tiếp của các loại nhịp đơn hợp thành các loại nhịp hỗn hợp đó, điều này cịn có ảnh hưởng đến sự luân phiên của các phách mạnh và tương đối mạnh trong ô nhịp.

2. Các phách mạnh và tương đối mạnh trong ô nhịp luân phiên khơng đều. Ví dụ :

a) Loại nhịp năm phách:

Trong trường hợp thứ nhất, trọng âm rơi vào phách thứ nhất và phách thứ ba, trường hợp thứ hai - vào phách thứ nhất và phách thứ tư.

b) Loại nhịp bảy phách:

Trong trường hợp thứ nhất, trọng âm rơi vào các phách thứ nhất, thứ tư và thứ sáu của ô nhịp, trường hợp thứ hai - vào các phách thứ nhất, thứ ba và thứ năm của ô nhịp.

Trong âm nhạc hầu như không gặp loại nhịp 7/4 với cấu trúc ô nhịp (3/4+2/4+2/4) Cũng có những trường hợp, trong cùng một tác phẩm âm nhạc, có sự thay đổi trình tự ln phiên các loại nhịp đơn hợp thành nhịp hỗn hợp .

Để tiện đọc nốt nhạc trong loại nhịp hỗn hợp đó, đơi khi bên cạnh kí hiệu cơ bản của loại nhịp, người ta viết thêm một kí hiệu phụ nằm trong ngoặc đơn chỉ rõ hình thức luân phiên các loại nhịp đơn trong ơ nhịp.

29

Ngồi ra, đơi khi cịn dùng vạch nhịp phụ bằng các dấu chấm, chỉ rõ chỗ bắt đầu của các loai nhịp đơn trong ơ nhịp.

Cách phân nhóm trường độ trong các loại nhịp hỗn hợp cũng tiến hành như trong các loại nhịp phức. Đặc điểm của cách phân nhóm trường độ trong các loại nhịp này là sự khơng cân bằng của các nhóm tiết tấu do tính khơng đồng nhất của các loại nhịp đơn nằm trong các loại nhịp hỗn hợp.

Ví dụ về các loại nhịp hỗn hợp :

Chất liệu âm nhạc múa dân gian dân tộc Cao Lan

5.2. Các loại nhịp biến đổi

Trong âm nhạc, có trường hợp trong phạm vi một tác phẩm tiết nhịp cũng thay đổi, và như vậy cả loại nhịp cũng thay đổi. Những loại nhịp như vậy được gọi là nhịp biến đổi.

Nhịp biến đổi có thể gặp trong dân ca, trong sáng tác của các nhạc sĩ cổ điển Nga và các nhạc sĩ Xô-Viết, v.v...

Sự luân phiên các loại nhịp như vậy có thể đều hoặc khơng đều. Khi ln phiên đều, kí hiệu của các loại nhịp luân phiên nhau có thể được viết ngay bên khố thành hai cột. Khi luân phiên không đều, kí hiệu của các loại nhịp viết ngay trong bản nhạc trước chỗ cần thay đổi loại nhịp. Loại nhịp thay đổi kiểu này thường gặp nhiều hơn.

Trong âm nhạc cũng gặp sự kết hợp đồng thời các loại tiết nhịp khác nhau gọi là tiết nhịp pha.

Thực chất của tiết nhịp pha là các giọng (bè) khác nhau của tác phẩm âm nhạc lại có các loại tiết nhịp khác nhau mà trọng âm của các tiết nhịp ấy có thể trùng hợp hoặc khơng trùng hợp nhau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết âm nhạc (Ngành Quản lý văn hóa) (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)