Các hợp âm ba phụ của điệu trưởng và thứ các hợp âm ba trên các bậc của điệu trưởng, thứ tự

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết âm nhạc (Ngành Quản lý văn hóa) (Trang 71 - 73)

CHƯƠNG VII HỢP ÂM

4. Các hợp âm ba phụ của điệu trưởng và thứ các hợp âm ba trên các bậc của điệu trưởng, thứ tự

Vì lẽ các hợp âm ba chính là cơ sở hòa thanh của điệu thức và được sử dụng rộng rãi trong âm nhạc cho nên cần phải biết những cách đơn giản nhất để liên kết chúng với nhau.

Sự nối tiếp các hợp âm bằng một chuyển động bằng phẳng của các bè (tiến hành bè) gọi là liên kết hợp âm.

Âm hình hịa thanh là một trình tự do một số hợp âm tạo nên.

4. Các hợp âm ba phụ của điệu trưởng và thứ. các hợp âm ba trên các bậc của điệu trưởng, thứ tự nhiên và hòa thanh trưởng, thứ tự nhiên và hòa thanh

Các hợp âm của tất cả những bậc cịn lại (ngồi những bậc chính) tức các bậc: II, III, VI, và VII gọi là các hợp âm ba phụ. So với các hợp âm ba chính, chúng có ý nghĩa phụ trong điệu thức.

Trong điệu trưởng tự nhiên có ba hợp âm ba thứ và một hợp âm ba giảm (ở bậc VII) là những hợp âm ba phụ.

Ở điệu trưởng hòa thanh một hợp âm ba thứ ở bậc III, hai hợp âm ba giảm ở các bậc II và VII và một hợp âm ba tăng trên bậc VI là những hợp âm ba phụ.

Ở điệu thứ hịa thanh có một hợp âm ba trưởng ở bậc VI, hai hợp âm ba giảm ở các bậc II và VII và một hợp âm ba tăng trên bậc III là những hợp âm ba phụ.

Dưới đây là Ví dụ về thành lập các hợp âm ba phụ trong các điệu trưởng, thứ hòa thanh và tự nhiên.

72

Như vậy tổng số các hợp âm ba bao gồm :

1. Ở điệu trưởng hoặc điệu thứ tự nhiên-ba hợp âm ba trưởng, ba hợp âm ba thứ và một hợp âm ba giảm.

2. Ở điệu trưởng hoặc thứ hòa thanh-hai hợp âm ba trưởng, hai hợp âm ba thứ, hai hợp âm ba giảm và một hợp âm ba tăng.

Hợp âm ba tăng giải quyết về hợp âm chủ. Hai âm ổn định nằm trong thành phần của hợp âm ba tăng sẽ đứng tại chỗ vì chúng là những âm chung với hợp âm ba chủ, còn âm thứ ba-âm không ổn định-sẽ giải quyết theo hướng bị hút : ở điệu trưởng, bậc VI hạ thấp đi xuống một quãng hai thứ về bậc V, còn ở điệu thứ, bậc VII sẽ đi lên một quãng hai thứ về bậc I. Ví dụ :

Như vậy hợp âm ba tăng của điệu trưởng giải quyết về hợp âm bốn sáu chủ, còn ở điệu thứ, về hợp âm sáu chủ.

Trong âm nhạc, về phương diện hòa thanh, hợp âm ba giảm chỉ được sử dụng ở dạng hợp âm sáu.

Tất cả các hợp âm ba của điệu trưởng tự nhiên và điệu thứ hoà thanh được sắp xếp theo nguyên tắc quãng ba, tạo ra ba nhóm cơng năng (do những âm chung):

73

Các hợp âm ba ở các bậc VI và III nằm giữa các hợp âm ba chính cho nên chúng có tính chất cơng năng kép.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết âm nhạc (Ngành Quản lý văn hóa) (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)