Sự phân chia giai điệu thành từng phần (khái niệm chung về cú pháp trong âm nhạc) kết cấu,

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết âm nhạc (Ngành Quản lý văn hóa) (Trang 94 - 96)

CHƯƠNG XII GIAI ĐIỆU

4. Sự phân chia giai điệu thành từng phần (khái niệm chung về cú pháp trong âm nhạc) kết cấu,

Cũng như tiếng nói, giai điệu khơng diễn biến liên tục mà chia thành từng phần. Các phần của giai điệu hoặc của tác phẩm âm nhạc gọi là các kết cấu, chúng có độ dài khác nhau. Ranh giới giữa các kết cấu gọi là sự ngắt. Sự ngắt thường sử dụng trong giảng dạy âm nhạc.

95

Các kết cấu khác nhau ở mức độ hoàn chỉnh của ý nhạc. Một kết cấu nhạc thể hiện một ý nhạc hoàn chỉnh gọi là đoạn nhạc. Đoạn nhạc đơn giản nhất gồm tám ô nhịp.

Đoạn nhạc chia thành hai phần được gọi là câu

Sự chấm dứt một kết cấu âm nhạc gọi là kết. Trong giai điệu sự kết thể hiện bằng hai loại hoặc nhiều âm có tính chất kết thúc đưa kết cấu âm nhạc đến một sự chấm dứt không ổn định hoặc ổn định (xem chương V). Do đó có thể có những loại kết sau đây:

1. Kết hoàn toàn - Giai điệu chấm dứt ở âm một của hợp âm ba chủ.

2. Kết trọn khơng hồn tồn - Giai điệu dừng ở âm ba hay âm năm của hợp âm chủ. 3. Kết nửa - Giai điệu dừng ở âm không ổn định, hoặc ở âm bậc V nếu nó là âm một của hợp âm ba át hay hợp âm bảy át.

Câu thứ nhất của đoạn nhạc thường dừng ở kết nửa hay kết trọn khơng hồn tồn, tạo ra cảm giác dở dang. Câu thứ hai của đoạn nhạc hầu như bao giờ cũng dừng bằng kết trọn hoàn toàn.

Nếu như đoạn nhạc kết thúc ở giọng ban đầu thì gọi là đoạn nhạc một giọng: Văn Cao - “Làng tôi”

Vừa phải

Đoạn nhạc có chuyển giọng vào lúc kết thúc gọi là đoạn nhạc chuyển giọng.

Một câu nhạc cũng lại chia thành hai đoạn nhỏ hơn gọi là tiết nhạc. Trong âm nhạc có những câu trong đó các tiết nhạc tách rời nhau bởi dấu ngắt và cũng có những câu, trong đó các

tiết nhạc hồ với nhau gần như thành một tuyến giai điệu liên tục. Ví dụ bài Đàn Chim Việt- Văn Cao

96

Tiết nhạc hai ô nhịp là một kết cấu liền hoặc chia thành những mơ-típ (một ơ nhịp). Mơ- típ là một kết cấu bao gồm một trọng âm chính của tiết nhịp. Thì nhẹ của mơ-típ có thể thể hiện ra bằng một hay nhiều âm thanh. Mơ-típ có thể bắt đầu và kết thúc khơng bó trịn trong phạm vi một ơ nhịp mà bắt đầu từ nhịp lấy đà và kết thúc ở giữa ơ nhịp sau. Cũng có những mơ-típ nhỏ hơn ô nhịp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết âm nhạc (Ngành Quản lý văn hóa) (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)