Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan hệ thương mại Việt NamCampuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương maị thế giới (WTO) (Trang 43 - 47)

3 .Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Chính sách thương mại giữa Việt Nam-Campuchia và các yếu tố ảnh

2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính sách thương mại Việt Nam

Nam – Campuchia

2.1.2.1 Vị trí địa lý:

Cùng nằm trên bán đảo Đông Dương với 1.137 km đường biên giới chung, Việt Nam và Campuchia có mối quan hệ tương đồng vô cùng gần gũi. Nhiều phong tục tập quán, trình độ sản xuất, cấp độ tiêu dùng, tâm lý thị hiếu của hai nước cũng có những nét giao hồ. Quan hệ bn bán giữa hai nước hình thành từ xa xưa là một điều hồn tồn dễ hiểu. Nói như vậy để thấy rằng, Campuchia là một thị trường cũ nhưng trong bối cảnh mới đã gợi mở nhiều cơ hội hấp dẫn.

Ngày 24.6.1967, hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 2 năm 1979, “ Hiệp định đường biên giới” đã được kí kết giữa hai Nhà nước Việt Nam – Campuchia. Sau tổng tuyển cử do Liên hợp quốc tổ chức tại Campuchia tháng 5 năm 1993, Chính phủ Hồng gia được thành lập, quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn mới, dựa trên cơ sở của “Hiệp định Hoà

gần đây, quan hệ hữu nghị láng giềng không ngừng được củng cố và phát triển. Nhiều đoàn đại biểu cấp cao và đoàn đại biểu các bộ ngành, địa phương hai bên cũng thường xuyên sang thăm, trao đổi và k‎ý kết nhiều văn kiện quan trọng góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực kinh tế- chính trị –văn hố. Đặc biệt mối quan hệ nhiều mặt được tăng cường từ sau chuyến thăm hữu nghị chính thức của Lãnh đạo cao nhất của hai nhà nước năm 1995. Qua đó, hai bên khẳng định lại mối quan hệ hữu nghị láng giềng thân thiện lâu dài của nhân dân hai nước dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau và bình đẳng cùng có lợi.

Tháng 2/1997, Hiệp định vận tải đường bộ được kí kết để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá quá cảnh vào Việt Nam. Việt Nam cũng đã trợ giúp Campuchia về lương thực, hàng tiêu dùng, cung cấp chuyên gia, đào tạo cán bộ, cấp vốn xây dựng cho một số cơng trình của Campuchia. Hai nước đã thực hiện có hiệu quả sự hợp tác theo phương thức tài nguyên Campuchia +

lao động và kĩ thuật của Việt Nam + vốn góp chung hoặc đi vay từ một nước thứ 3.

Tháng 3/1998, Bộ thương mại Việt Nam và Bộ thương nghiệp Campuchia đã kí Hiệp định thương mại giữa hai nước theo đó chính phủ mỗi nước sẽ cho phép xuất khẩu những hàng hố có thể xuất khẩu từ nước mình sang nước kia và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu những mặt hàng có thể nhập khẩu từ nước kia. Trong trường hợp áp dụng quy chế cấp giấy phép xuất nhập khẩu thì hai bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu theo quy định hiện hành của luật pháp mỗi nước cũng như là thông lệ quốc tế. Đặc biệt hai nước đã nhất trí dành cho nhau quy chế tối huệ quốc trong buôn bán. Từ nay doanh nghiệp hai nước được hưỏng ưu

đãi về thuế quan và thủ tục hải quan. Đây chắc chắn là một động lực thúc đẩy quan hệ thương mại của hai nước phát triển mạnh mẽ.

Hai nước đã xác định phương hướng cho quan hệ hai nước trong thế kỉ 21 là “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài”. Khi xu thế hồ bình, hợp tác, phát triển ngày càng gia tăng và trong bối cảnh Việt Nam và Campuchia đều là thành viên của ASEAN, cùng tham gia vào nhiều khuôn khổ hợp tác khu vực, chắc chắn hai nước sẽ có nhiều điều kiện để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp vốn đã được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trên cơ sở song phương cũng như trong khn khổ đa phương vì lợi ích của nhân dân hai nước và góp phần vào hồ bình, ổn định, hợp tác, phát triển, phồn vinh ở Đông Nam Á và trên thế giới.

2.1.2.2. Nguồn lực trong nước:

Một nước có nguồn lực dồi dào là điều kiện thuận lợi để các doanh

nghiệp trong nước có điều kiện phát triển, xúc tiến các mặt hàng có sử dụng

lao động. Về ngắn hạn, nguồn lực được xem là không biến đổi vì vậy chúng ít tác động đến sự biến động của xuất khẩu. Nước ta có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để xuất khẩu các mặt hàng sử dụng nhiều lao động như dệt may, giầy dép, thủ công mỹ nghệ... Tuy nhiên Campuchia cũng là nước có nguồn lao động dồi dào thậm chí cịn rẻ hơn của Việt Nam vì thế mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược sang Campuchia

phải là hàng hóa có hàm lượng cơng nghệ cao.

2.1.2.3. Nhân tố cơng nghệ:

Ngày nay khoa học kỹ thuật tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội, và mang lại nhiều lợi ích, xuất khẩu khơng phải ngoại lệ khi cơng nghệ giúp mang lại nhiều kết quả cao. Nhờ sự phát triển của bưu chính viễn thơng,

điện thoại, fax... giảm bớt đáng kể chi phí giao dịch, rút ngắn thời gian giao dịch. Công nghệ cũng giúp các nhà kinh doanh nắm bắt thông tin một cách chính xác và kịp thời hơn. Yếu tố cơng nghệ cũng tác động đến q trình sản xuất, gia cơng hàng hóa xuất khẩu, kỹ thuật nghiệp vụ trong Ngân hàng...

2.1.2.4. Chính sách đối ngoại của hai quốc gia

+ Chính sách đối ngoại của Việt Nam

Nhận rõ xu thế trên, Việt Nam đã đề ra chủ trương hội nhập và kiên trì thực hiện chủ trương đó. Trong cơng cuộc đổi mới của Việt Nam, Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung Ương 3 (khoá VII) và Đại hội VIII (1996) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá với phương châm “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển” nhằm mục tiêu giữ vững hồ bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Bước vào thế kỉ 21, Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế theo tư duy “Mở cửa để làm bạn với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập,

chủ quyền, cùng có lợi”. Việt Nam sẽ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và

khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

Cho đến nay, Campuchia đã là thành viên của các thể chế hợp tác kinh tế: WTO, AFTA, GMS, hợp tác Tam giác phát triển Việt Nam-Lào- Campuchia, Khu vực tự do thương mại Việt Nam-ASEAN-Trung Quốc, Diễn đàn hợp tác sông Hằng-sơng Mêkơng…

Có thể thấy chính sách đối ngoại của Campuchia hồn tồn tương đồng, phù hợp với chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đó là nhân tố cơ bản để quan hệ hai nước Việt Nam-Campuchia vừa qua có bước phát triển mới, lịng tin được củng cố. Tuy nhiên, vấn đề biên giới và Việt kiều vẫn là những vấn đề tồn tại, nhạy cảm trong quan hệ hai nước và cũng là những vấn đề mà các thế lực thù địch ở Campuchia lợi dụng để vu cáo Việt Nam, kích động gây chia rẽ, hận thù giữa hai dân tộc, phục vụ cho mưu đồ chính trị xấu xa của chúng vì thế cả hai nhà nước cần phải tỉnh táo để có những đối sách có lợi cho mơi quan hệ song phương nhiều mặt. Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, hai nước đều đứng trước những thời cơ lớn và thách thức gắt gao. Đẩy nhanh quan hệ hợp tác, vượt qua khó khăn đưa đất nước vững bước đi lên trong quá trình phát triển hội nhập với khu vực và thế giới là điều có ý nghĩa quan trọng trước mắt cũng như lâu dài đối với nhân dân hai nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan hệ thương mại Việt NamCampuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương maị thế giới (WTO) (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)