Triển vọng của thị trường Campuchia

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan hệ thương mại Việt NamCampuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương maị thế giới (WTO) (Trang 81 - 85)

3 .Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.1.Triển vọng của thị trường Campuchia

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1.Triển vọng của thị trường Campuchia

3.1. Triển vọng thương mại Việt Nam-Campuchia trong thời gian tới

3.1.1.Triển vọng của thị trường Campuchia

3.1.1.1 Về kinh tế

Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2012, IMF dự báo Campuchia sẽ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong số các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm năm tới. Kinh tế Campuchia dự kiến sẽ phát triển đứng thứ hai trong số các nền kinh tế ASEAN so với cùng kỳ năm 2011."Xuất khẩu phục hồi, du lịch tăng mạnh và bất động sản phục hồi mạnh mẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế của Campuchia bất chấp sự suy thối kinh tế tồn cầu." [16]

Về trung hạn, tốc độ tăng trưởng có thể đạt được khoảng 7.5% nếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ công.

Bảng 2.6: Triển vọng Kinh tế Campuchia

Đơn vị: % thay đổi hàng năm

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Dự đoán 2012 2013 2017 GDP thực tế 10.3 13.3 10.8 10.2 6.7 0.1 6.1 7.1 6.5 6.7 7.7 Lạm phát 3.9 6.3 6.1 7.7 25 -0.7 4 5.5 3.6 4.4 3 Cán cân vãng lai -2.2 -3.8 -0.6 -1.9 -5.7 -4.5 -3.9 -8.1 -9.7 -9.1 -5.4

(Nguồn: Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của IMF, 10/2012)

IMF kỳ vọng lạm phát của Campuchia duy trì thấp, dao động dưới 5% cho đến năm 2017 (bảng 2.6). Tuy nhiên, IMF cũng lo ngại về tình hình rủi ro của Campuchia, điều này bắt nguồn chủ yếu từ bất ổn thị trường tiềm năng lao động, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, và mở rộng tín dụng nhanh chóng ảnh hưởng đến sức khỏe của các ngân hàng.

Bản báo cáo IMF ghi nhận những cải tiến trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng nông thôn cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Campuchia ngày càng đa dạng trong bối cảnh hiệu ứng lan tỏa tích cực từ sự tái cân bằng của Châu Á. Nhưng những sự phát triển này có thể mang lại sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn so với dự kiến sự tăng trưởng của Campuchia.

Với sức hút từ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, thị trường Campuchia hứa hẹn là cơ hội đầu tư hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam, là điều kiện giúp cho thương mại 2 nước phát triển trong thời gian tới.

3.1.1.2 Về chính trị, luật pháp

Hiện nay, Campuchia thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, khơng phân biệt doanh nghiệp trong và ngoài nước để thu hút đầu tư nước ngoài.

Đây là một cơ hội dành cho các doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng và phát triển thị trường ở Campuchia.

Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của hai nước, mối quan hệ chính trị ngày càng thắt chặt và hành lang pháp lý ngày càng đầy đủ. Chính phủ 2 nước ra sức cam kết thúc đẩy hoạt động thương mại hơn nữa, thắt chặt tình hàng xóm láng giềng. Hai bên cũng đã nhất trí đưa hợp tác song phương ngày càng đi vào thực chất trên một số lĩnh vực như: nông nghiệp, thủy điện, khai thác khống sản, dầu khí, trồng cao su, du lịch. Các Bộ ngành, địa phương tích cực thực hiện các thỏa thuận đã ký kết, hồn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích trao đổi thương mại vùng biên giới, tạo thuận lợi cho việc thông thương. Các cơ quan liên quan của hai nước cũng nhất trí tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi về đầu tư, hợp tác giúp nhau trên lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, quan tâm xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng khu vực biên giới…

Trong thời gian tới, để phát huy tiềm năng và thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, hai bên dành cho nhau nhiều ưu đãi trong đầu tư phát triển kinh tế ở khu vực biên giới, Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục thúc đẩy các cơ chế sẵn có và ký mới các thỏa thuận hợp tác nhằm dành ưu đãi nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ mỗi nước, đơn giản hóa các thủ tục hải quan, mở chi nhánh ngân hàng ở khu vực biên giới, tăng cường cơ chế trao đổi thơng tin; tích cực triển khai nội dung hiệp định, thoả thuận chung giữa 2 nước:

 Hợp tác song phương trong lĩnh vực quản lý thị trường  Khuyến khích tổ chức các hội chợ thương mại, triển lãm

 Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam – Campuchia từ năm 2010 đến năm 2020

 Dự án xây dựng chợ biên giới thí điểm

 Phối hợp ngăn chặn bn lậu, gian lận thương mại.

Về hợp tác năng lượng, Campuchia sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Việt nam tiến hành khảo sát, triển khai các Dự án thủy điện tại Campuchia. Hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện thỏa thuận về mua bán điện và nghiên cứu khả năng mở rộng việc mua bán điện ở khu vực khác theo đề nghị của mỗi bên.

Về phía Việt Nam, ơng Phạm Hồng Hà, Giám đốc Sở Công thương TPHCM cho biết :"Lãnh đạo TPHCM rất chú ý đến quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư, đặc biệt chú trọng khai thác thị trường khá sớm. Từ năm 2005, Văn phòng đại diện hàng Việt Nam tại Campuchia, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM phụ trách, đã triển khai nhiều hoạt động tích cực nhằm đưa hàng hóa vào thị trường này, như: hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, quảng bá sản phẩm, thu thập thông tin về nhu cầu thị trường, đăng ký bảo hộ logo hàng Việt Nam chất lượng cao..."

3.1.1.3 Về cạnh tranh

Với lợi thế về khoảng cách địa lý gần kề, 1137 km đường biên giới trải dài qua 10 tỉnh Việt Nam, 10 cửa khẩu quốc tế và 12 cửa khẩu chính, việc trao đổi hàng hoá giữa thị trường Campuchia và Việt Nam có nhiều cơ hội thuận tiện và dễ dàng, sôi động.

Hiện tại công nghiệp của Campuchia chưa phát triển, dẫn tới tình trạng

thiếu điện, nguyên liệu sản xuất và hàng hoá tiêu dùng. Đây là cơ hội rất tốt cho các nhà đầu tư Việt Nam cũng như hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này. Hơn nữa, thị trường Campuchia khơng địi hỏi cao về chất lượng sản phẩm và có nhu cầu nhiều chủng loại hàng hóa, đặc biệt là vật tư nơng nghiệp, giống cây trồng và hàng tiêu dùng.

Tuy nhiên, ông Vũ Thịnh Cường- Tham tán thương mại Việt Nam tại

trường Campuchia nên liên hệ với các cơ quan đại diện của Việt Nam như Đại sứ quán và Thương vụ để tham khảo thông tin trước khi gặp gỡ và thảo luận với đối tác bạn để tránh rủi ro môi giới.

Sỡ hữu nhiều cơ hội và lợi thế cạnh tranh thế nhưng, năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường này cịn rất thấp so với hàng hố các nước trong khu vực. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất kỹ thuật, thương mại tại khu vực các cửa khẩu nhìn chung cịn thấp kém và lạc hậu: thiếu trung tâm thương mại, kho hải quan, hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm; các hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thanh tốn yếu, cơng tác hỗ trợ xúc tiến thương mại cũng chưa được cải thiện,chưa có sự khảo sát thị trường nghiêm túc, thiếu thông tin về cơ hội thương mại và đầu tư. Trong khi đó, các doanh nghiệp Thái Lan đã liên kết, xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường này rất tốt và là đối thủ nặng ký trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan hệ thương mại Việt NamCampuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương maị thế giới (WTO) (Trang 81 - 85)