Xuất nhập khẩu dịch vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan hệ thương mại Việt NamCampuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương maị thế giới (WTO) (Trang 63 - 71)

3 .Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.2.3.Xuất nhập khẩu dịch vụ

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Xuất nhập khẩu dịch vụ

2.2 Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam-Campuchia

2.2.3.Xuất nhập khẩu dịch vụ

Việt Nam sau hàng chục năm tỷ trọng trong GDP của nhóm ngành dịch vụ liên tục bị sụt giảm(năm 1995 đã đạt 44,06%, đến năm 2004 chỉ còn

phải chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu sản xuất nhưng mặt khác không kém phần quan trọng là phải bắt đầu từ đầu ra, trong đó có xuất khẩu dịch vụ.

Đơn vị: %

Biểu đồ 2.6: T trọng xuất khẩu d ch vụ của Việt Nam 2006-2011

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Dịch vụ logistics và du lịch được coi là tâm điểm của sự phát triển xuất khẩu dịch vụ của hai nước Việt Nam – Campuchia. Song ở Việt Nam hiện chưa có cơ sở nào đủ tầm cỡ kinh doanh logistics theo đúng nghĩa, mà chỉ mới tham gia được một vài cơng đoạn của chuỗi dịch vụ này. Ví như trong vận tải ngoại thương, đội thương thuyền quốc tế của ta đã thiếu lại cũ, nên khi xuất hàng, nước ngoài mang tầu đến Việt Nam chở ( bán FOB ); còn khi nhập hàng cũng lại nước ngoài mang đến giao tận cảng Việt Nam (mua CIF).

Việt Nam có địa điểm du lịch sinh thái với cảnh trí thiên nhiên trời phú nhưng chưa đầu tư nhiều vào tôn tạo cảnh quan, bảo vệ mơi trường; cũng có mặt bằng vui chơi giải trí ở vị trí đắc địa nhưng chẳng đầu tư, để cơ sở lạc hậu khiến khách đến một lần, khơng ngối đầu trở lại. Thuận lợi cho việc phát

triển dịch vụ du lịch (xuất khẩu tại chỗ) – ngành chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 55,2% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ) nhưng tốc độ tăng còn thấp và “mật độ” khách du lịch Campuchia đến Việt Nam còn thấp so với của các nước trong khu vực, ở châu Á và trên thế giới (bình qn lượt khách tính trên

100 dân của Việt Nam mới đạt khoảng 1 người)

Chính phủ Việt Nam và Campuchia đều coi trọng phát triển du lịch. Du lịch văn hóa là nền tảng rất lớn của hai nước. Ở Campuchia nhiều đình chùa tại Angkor được UNESCO xếp hạng là di sản nổi tiếng của thế giới. Ngoài Angkor, ở Campuchia cịn có nhiều địa điểm du lịch khác đang thu hút hàng trăm ngàn người mỗi năm đến tham quan, thí dụ như Hồng cung tại thủ đơ Phnôm Pênh, Shihanouk Ville và một số danh lam thắng cảnh thuộc các tỉnh thành phố khác. Tại Campuchia, du lịch là ngành kinh tế có vị trí thứ hai sau cơng nghiệp dệt may, đóng góp hơn 6% GDP. Mỗi năm có khoảng 610 nghìn khách du lịch từ các nước đến Campuchia. Số người đến vì mục tiêu du lịch thuần túy là hơn một nửa, hơn 70 nghìn người đến vì mục tiêu kinh doanh, số cịn lại là vì các mục tiêu khác. Trong suốt cả thời kỳ từ 1993 tới nay, khách du lịch chủ yếu đến Campuchia bằng đường hàng khơng. Chỉ có một lượng khách du lịch rất nhỏ quá cảnh theo đường biên giới Việt Nam - Campuchia,

Thái Lan - Campuchia và Lào - Campuchia, mỗi năm hơn 100 nghìn người. Khách du lịch đến Campuchia từ các nước Châu Á chiếm 58%, từ Châu Âu chiếm 25%, từ Mỹ chiếm 11% và một số ít đến từ châu Phi, Trung Đơng.

Hiện tại Campuchia đã hịa bình, thể chế chính trị đi dần vào thế ổn định và Campuchia đang thực hiện chiến lược bầu trời mở. Do vậy, khách du lịch đến Campuchia tăng nhanh, thí dụ năm 2010 so với năm 2009 tăng 34% năm 2011 so với năm 2010 tăng 16%. Theo Bộ Du lịch Campuchia, tốc độ

là 17-18%/năm. Trước yêu cầu phát triển ngành du lịch, năm 2002 chính phủ Campuchia đã khuyến khích tư nhân đầu tư vào ngành du lịch với 66 dự án, giá trị 2,2 tỷ USD, đầu tư nâng cấp 48 khách sạn với giá trị 624 triệu USD và 12 dự án nơi vui chơi giải trí phục vụ du lịch với giá trị hơn 1,6 tỷ USD. Năm 2008 giá trị các nguồn thu từ du lịch đạt 1,5 tỷ USD tăng 32,3% so với năm

2007, chủ yếu thu từ khách du lịch nước ngoài. Campuchia hy vọng du lịch sẽ

đạt tỷ lệ tăng trưởng cao, tuy nhiên mức tăng đã giảm trong những năm gần đây.[20]

Du lịch phát triển, các ngành dịch vụ khác như thương mại dịch vụ, bưu chính viễn thơng, giao thơng cũng phát triển nhanh. Tính chung tốc độ tăng các dịch vụ này trong thời kỳ 2005 – 2010 tăng 8,4%/năm, năm 2010 – 2011 tăng 12%/năm. Tăng nhanh nhất là dịch vụ giao thông vận tải. Đối với đất nước Campuchia nghèo khổ, thì du lịch là một khu vực phát triển thành cơng nhất, có ấn tượng nhất và là yếu tố quyết định cho tiềm năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Campuchia là quốc gia thuộc tiểu vùng sơng Mêkơng (GMS), có thể liên kết hoạt động du lịch với các nước Việt Nam, Thái Lan, Lào và Myanma bằng đường bộ hoặc đường thuỷ qua biên giới hoặc bằng đường không. Campuchia một mặt thu hút đầu tư nước ngoài, mặt khác khuyến khích tư nhân phát triển du lịch, do đó đã ký các hiệp định phát triển du lịch với tổ chức du lịch quốc tế và hiệp định song phương với các quốc gia trên thế giới. Kể từ năm 1993 đến năm 1998, chính phủ Hồng gia đã nâng cấp tuyến đường quốc lộ 1 (Phnôm Pênh - Svay Riêng), đường quốc lộ 2, đường quốc lộ 3 và

đường quốc lộ 4 (là những tuyến đường huyết mạch từ thủ đô Phnôm Pênh đi tới các cảng biển), đường quốc lộ 5 (Phnôm Pênh-Batambăng)... Trong 5 năm từ 1997 đến 2002, chính phủ Hồng gia Campuchia đã đầu tư 5 dự án cơ sở hạ tầng giao thông với số vốn hơn 62 triệu USD.

Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cả về lượng khách, thu nhập từ du lịch vào loại cao hơn so với một số nước thuộc tiểu vùng sông Mêkông như Lào, Campuchia, Myanma. Tuy nhiên, do mức xuất phát điểm cịn thấp, do đó kém hơn so với Thái Lan, Trung Quốc và một số quốc gia Đơng Nam Á khác, tính chung cả năm 2011 ước đạt 6.014.032 lượt, tăng 19,1% so với năm 2010. Điểm yếu của ngành du lịch của Việt Nam là dịch vụ du lịch còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, giá cả không tương xứng với chất lượng, đang làm giảm khả năng cạnh tranh của ngành du lịch. So với những ngành kinh tế khác thì du lịch là ngành có tốc độ hội nhập nhanh, thể hiện qua lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh qua thời gian. Cả bốn hình thức kinh doanh du lịch, dịch vụ như cung cấp qua biên giới, tiêu dùng tại nước ngoài, hiện diện thương mại và di chuyển thể nhân đều được thực hiện trong ngành du lịch.[23]

Ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều nỗ lực tranh thủ khai thác các nguồn bên ngoài, tăng cường hội nhập với khu vực và thế giới, thiết lập quan

hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc tế, Hiệp hội du lịch

Châu Á - Thái Bình Dương, Hiệp hội du lịch các nước ASEAN. Đặc biệt, Việt Nam đã tham gia tích cực vào chương trình phát triển du lịch tiểu vùng sông Mêkông, sông Hằng. Hiện tại Việt Nam đã có hơn 20 hiệp định song phương về du lịch, quan hệ với hơn 1.000 hãng du lịch của hơn 50 nước và vùng lãnh thổ.

Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam trong thời kỳ 2000 - 2011 mỗi năm khoảng 1,5 triệu lượt người. Khách nội địa cũng tăng nhanh, năm 2011 đạt 20 triệu lượt người tăng 5,6 lần so với năm 2000. Trong đó khác đến từ Campuchia năm 2011 tăng 166.3% so với năm 2010.

Bảng 2.4: Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2011 11/2011 Tháng Ước tính tháng 12 2011 Năm 2011 Tháng 12/2011 so với tháng trước (%) Tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 Năm 2011 so với năm 2010 Tổng số 611.864 593.408 6.014.032 97,0 132,0 119,1

Chia theo phương tiện đến

Đường không 514.094 493.908 5.031.586 96,1 135,3 123,9

Đường biển 7.627 8.500 46.321 111,4 188,9 91,7

Đường bộ 90.143 91.000 936.125 101,0 113,8 99,8

Chia theo mục đích chuyến đi

Du lịch, nghỉ

ngơi 374.191 360.276 3.651.299 96,3 139,3 117,4

Đi công việc 101.435 98.967 1.003.005 97,6 108,6 98,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thăm thân

nhân 98.889 99.388 1.007.267 100,5 184,6 175,5

Các mục đích

khác 37.349 34.777 352.460 93,1 75,7 103,1

Chia theo một số th trường

Trung Quốc 152.031 139.797 1.416.804 92,0 193,4 156,5 Hàn Quốc 54.729 52.928 536.408 96,7 116,3 108,2 Nhật 48.346 47.512 481.519 98,3 109,2 108,9 Mỹ 35.166 43.402 439.872 123,4 122,0 102,1 Campuchia 40.571 41.781 423.440 103,0 200,5 166,3 Đài Loan 29.654 35.625 361.051 120,1 129,8 108,1 Úc 25.596 28.591 289.762 111,7 106,7 104,2 Malaisia 23.417 23.003 233.132 98,2 96,6 110,3 Pháp 21.531 20.863 211.444 96,9 122,3 106,1 Thái Lan 20.198 17.940 181.820 88,8 83,6 81,6 Các thị trường khác 160.625 141.965 1.438.779 88,4 123,2 112,8

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam)

Đối với Việt Nam, trong số các hoạt động du lịch thì kinh doanh lữ hành quốc tế là một loại hoạt động có điều kiện, hạn chế cấp phép kinh doanh

lữ hành quốc tế đang là một rào cản. Tuy nhiên, những hạn chế này đang được ngành du lịch nghiên cứu, trình chính phủ tháo gỡ. Trên cơ sở Hiến pháp sửa đổi, chính phủ đã ra Nghị định 94/2003 NĐ - CP ngày 19 tháng 8 năm 2003, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch. Theo nghị định này có 6 thành phần kinh tế là nhà nước, tập thể, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước và 100% nước ngồi đều có thể tham gia hoạt động du lịch. Tất cả 6 thành phần kinh tế đều có thể tham gia 4 hình thức hoạt động du lịch là kinh doanh lưu trú, kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển quốc tế và kinh doanh các dịch vụ khác.

Khách du lịch quốc tế đến Campuchia và Việt Nam đang tăng nhanh. Cả hai quốc gia đều có danh lam thắng cảnh, di sản được xếp hạng là di sản thế giới. Thực tế cho thấy, doanh thu của ngành du lịch Việt Nam hàng năm tăng 14-18%/năm trong thời kỳ 2009-2011, đóng góp 5,4% GDP. Nhưng doanh thu chủ yếu từ khách du lịch nước ngồi. Trước tình hình đó, cần phải tổ chức các tuyến lữ hành du lịch qua biên giới hai nước bằng đường bộ, đường sông hoặc đường biển phục vụ khách nước ngoài. Đặc biệt là tuyến đường bộ qua cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh, có thể tiếp nhập khách du lịch từ miền Trung vào Thành phố Hồ Chí Minh, qua biên giới Campuchia. Và ngược lại, từ khu đền Angkor, qua Phnôm Pênh qua biên giới về Việt Nam. Nhu cầu khách du lịch nội địa giữa hai nước sẽ tăng nhanh, bởi vì số người Việt Nam sinh sống, hoạt động kinh tế ở Campuchia và số người Khơmer sống ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ khá đông. Hợp tác phát triển du lịch thúc đẩy hợp tác văn hóa, hợp tác thương mại, đầu tư phát triển, củng cố tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Ngoài du lịch, một số loại dịch vụ khác còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ, như dịch vụ bảo hiểm chỉ chiếm 1,1%, dịch vụ bưu chính viễn thơng chiếm tỷ trọng 1,7%, dịch vụ tài chính chỉ chiếm 5,5%...

Để khắc phục hạn chế cũng như phát triển xuất khẩu dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Campuchia thì chiến lược xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2011 - 2020 của nhà nước ta phải được triển khai tới từng ngành, phân đoạn bước đi trọng tâm trong mỗi năm. Từ đó rà sốt, sửa đổi bổ sung cơ chế, chính sách thuế, đầu tư, thế chấp, tín dụng... theo hướng khuyến khích việc tích tụ và tập trung mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho dịch vụ, vừa phù hợp với các định chế quốc tế vừa thích hợp với thực trạng của Việt Nam. Chấn chỉnh cơng tác hạch tốn -

thống kê dịch vụ theo chuẩn quốc tế. Tiếp tục cải cách hành chính trong quản lý, thủ tục kiểm tra trên đường hành trình, quá cảnh tại cửa khẩu, nơi lưu trú. Bên cạnh đó, cần khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho dịch vụ, trước hết là đường sá, điện lực, viễn thông, trong đó các trung tâm kinh tế lớn đi đầu làm khuôn mẫu cho các địa phương khác. Cơ sở xây mới phải đạt trình độ khu vực, quốc tế từ quy mô đến trang bị kỹ thuật, bộ máy vận hành, để các tổ chức và cá nhân nước ngồi đến Việt Nam có thể dùng dịch vụ của Việt

Nam. Cần kết hợp xúc tiến của các ngành dịch vụ với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư để nâng cao năng lực và hiệu quả tiếp thị các nhu cầu dịch vụ từ nước ngoài. Xây dựng được mạng lưới tai mắt về nhu cầu dịch vụ thông qua các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cùng kiều bào ta để nhận được những gói thầu chính, hợp đồng gốc... Mặt khác, cần đầu tư mạnh cho đào tạo và tuyển dụng nguồn lực cho xuất khẩu lao động, đáp ứng được yêu cầu nhân lực chất lượng cao của những nền kinh tế phát triển và cả lao động phổ thông. Tổ chức và khai thác tốt thị trường khách du lịch quốc tế,

chú trọng các nguồn khách du lịch có thu nhập cao đến từ các nền kinh tế mạnh và thu hút cả nguồn khách thu nhập bình dân nhưng số lượng đơng. Ngồi ra, cần nhanh chóng quốc tế hóa và xã hội hóa đào tạo nguồn lực để có nhân lực kỹ thuật tiên tiến.

Tất cả những việc làm nói trên đều nhằm thực hiện mục tiêu xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2011 - 2020 đạt tốc độ tăng bình quân 20,3%/năm, đạt 50 tỷ USD vào năm 2020, tạo nền móng cho tăng trưởng nhanh và bền vững trong giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quan hệ thương mại Việt NamCampuchia sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương maị thế giới (WTO) (Trang 63 - 71)