Định hướng phát triển chung của ngành Y tế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ theo cơ chế tự chủ (Trang 74 - 76)

2.1. .Giới tiệu khái quát về bệnhviện đa khoa huyện Quế Võ

3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngành Y tế

Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989); Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam( 1992); Nghị quyết hội nghị lần thứ 4- Ban chấp hành TW Đảng khoá VII và gần đây nhất là quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2010-2020 và đến năm 2025 đã tiếp tục khẳng định sự phát triển của sự nghiệp y tế trong thời kỳ mới. Đó là: Đầu tư cho sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Tăng cường đầu tư cho phát triển hệ thống y tế từ NSNN và từ sự đóng góp của cộng đồng thơng qua hình thức thu viện phí một cách hợp lý và khuyến khích phát triển hình thức bảo hiểm y tế. Thực hiện cơng bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Thực hiện cơng bằng là bảo đảm cho mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội, đồng thời Nhà nước có chính sách khám chữa bệnh miễn phí và giảm phí đối với người có cơng với nước, người nghèo, người sống ở vùng có nhiều khó khăn và đồng bào các dân tộc thiểu số. Xã hội hố sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đa dạng hố các hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ: nhà nước, dân lập và tư nhân trong đó y tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Phát triển các loại hình chăm sóc sức khoẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân trong điều kiện nguồn lực của Nhà nƣớc đầu tư cho y tế cịn hạn chế. Khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các cơ sở y tế dân lập, y tế tư nhân nhằm mục tiêu thiết thực phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Xuất phát từ định hướng phát triển trên, chủ trương của Nhà nƣớc cũng như Bộ Y tế trong việc đổi mới cơng tác quản lý bệnh viện cơng ở nưóc ta là:

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế, hồn thành việc chuyển ngân sách

đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, ưu tiên ngân sách cho y tế dự phòng, đổi mới phương thức phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Tiếp tục hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, trẻ em dnới 6 tuổi, người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sinh sống vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn tham gia BHYT theo hộ gia đình làm tăng độ bao phủ, thực hiện lộ trình BHYT tồn dân, giảm tỷ trọng chỉ tiêu tiền túi xuống dưới 20% tổng chi cho y tế vào năm 2020. Cụ thể là triển khai thực hiện thông tn 37/2015/TTLT – BYT – BTC; Mở thông tuyến KCB BHYT bắt đầu từ ngày 01/01/2016 theo luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Thứ hai, xóa bỏ cơ chế xin-cho trong đầu tư và cấp phát kinh phí. Thực hiện

xã hội hóa các nguồn tài chính cho bệnh viện cơng lập.

Các dự án, chương trình đầu tư phải qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm về tài chính, chủ động cân đối thu-chi, tạo và huy động mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bệnh viện và đáp ứng cơ bản nhu cầu hoạt động của bệnh viện, đồng thời cải thiện đời sống cho CBCCVC trong bệnh viện.

Thu hút các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để đầu tn cho bệnh viện. Như vậy các nguồn tài chính cơ bản hình thành ngân sách của bệnh viện cơng lập gồm:

+ NSNN cấp hàng năm;

+ Thu viện phí và bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm y tế thanh toán cho bệnh viện. Xu hướng cơ chế tài chính bệnh viện sẽ chủ yếu dựa vào nguồn thu này;

+ Đóng góp vốn từ xã hội hóa các nguồn tài chính. Các nguồn tài chính trên đnợc lập kế hoạch cho từng năm trên cơ sở định mức của Bộ Tài chính quy định, định mức do bệnh viện tự xây dựng đã đnợc cơ quan chủ quan duyệt, và dự báo về khả năng thu. + Thu từ viện trợ và các khoản quyên góp (nếu có);

Thứ ba, đưa cạnh tranh vào cung cấp dịch vụ y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ

và giảm gánh nặng cho NSNN trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho bệnh viện còn hạn chế. Như vậy không chỉ các bệnh viện tư, mà cả các bệnh viện công

lập cũng phải cạnh tranh nhau thông qua việc cung cấp dịch vụ y tế với giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm và thái độ phục vụ tốt, đồng thời phát triển các hình thức dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ theo cơ chế tự chủ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w