7. Kết cấu của luận văn
1.4.1 Mơ hình P.E.S.T và mối quan hệ giữa các yếu tố đến sự phát triển
1.4.1.1. Mơ hình P.E.S.T
Mơ hình P.E.S.T nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mơ. Các yếu tố đó là:
P (Political): Các yếu tố chính trị và luật pháp có thể tác động tới ngành kinh doanh
cần nghiên cứu, chẳng hạn như Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005.
E (Economics): Các yếu tố kinh tế, cụ thể như chỉ số GDP, chỉ số lạm phát, hay sự
thay đổi về giá xăng dầu
S (Sociocultural): Các yếu tố văn hoá - xã hội như thay đổi niềm tin hoặc thái độ từ
việc tăng thu nhập và/ hoặc thay đổi nhận thức khi tiếp cận với các xu hướng quốc tế.
T (Technological): Các yếu tố về kỹ thuật chẳng hạn như hệ thống thông tin được
nâng cấp hiện đại, tăng việc sử dụng internet hoặc có thêm nhiều cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin phục vụ cho lĩnh vực kinh doanh đang nghiên cứu.
Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố vĩ mô mà doanh nghiệp và ngành phải chịu tác động của nó như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.
Quan hệ giữa các yếu tố Thể chế - Luật pháp và sự phát triển
Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó
Sự bình ổn: sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.
Chính sách thuế: chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập… sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp
Các đạo luật liên quan: luật đầu tư, luật doanh nghiệp, luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá,…
Chính sách: các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng…
Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế và sự phát triển
Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế. Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.
Tình trạng của nền kinh tế: bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.
Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: lãi suất, lạm pháp
Các chính sách kinh tế của chính phủ: luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: giảm thuế, trợ cấp,…
Triển vọng kinh tế trong tương lai: tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư…
Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hố và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó. Những giá trị văn hố là những giá trị làm nên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì các yếu tố văn hố thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hoá tinh thần. Tuy vậy, chúng ta cũng khơng thể phủ nhận những giao thoa văn hố của các nền văn hoá khác vào các Quốc gia. Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành.
Ngay tại Việt Nam thời gian gần đây có thể nhận ra sự giao thoa của các nền văn hoá, đặc biệt là văn hoá Hàn Quốc. Bên cạnh văn hoá, các đặc điểm về xã hội cũng khiến doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội cũng khiến sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có đặc điểm, tâm lý, thu nhập khác nhau:
Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, ăn uống
Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập
Lối sống, học thức, các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống
Điều kiện sống
Quan hệ giữa yếu tố công nghệ và sự phát triển
Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp các khoảng cách về địa lý phương tiện truyền tải.
Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào cơng tác R&D
Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu
Ảnh hưởng của công nghệ thơng tin, internet đến hoạt động kinh doanh Ngồi các yếu tố cơ bản trên, các doanh nghiệp phải đưa yếu tố tồn cầu hố trở thành yếu tố vĩ mô tác động đến ngành.
Quan hệ giữa yếu tố hội nhập và sự phát triển
Tồn cầu hố tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với lợi thế so sánh, phân công lao động của khu vực và của thế giới.
Điều quan trọng là khi hội nhập các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội bn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn là các khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới.
Mơ hình P.E.S.T hiện nay đã được mở rộng thành các ma trận P.E.S.L.T (Bao gồm yếu tố Legal – Pháp luật) và S.T.E.E.P.L.E (Social/Demographic – Nhân khẩu học, Techonological, Economics, Envirnomental, Policy, Legal, Ethical – Đạo đức) và ngày càng hồn thiện trở thành một chuẩn mực khơng thể thiếu khi nghiên cứu môi trường vĩ mô của doanh nghiệp.