Tóm tắt chương 4

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành logistics trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 114)

7. Kết cấu của luận văn

4.7 Tóm tắt chương 4

Tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu cụ thể, đặc điểm mẫu nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết quả kiểm định các thang đo, các giả thuyết nghiên cứu ở chương 4. Qua đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA cho thấy thang đo các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển ngành logistics có 4 nhân tố: yếu tố cơng nghệ, yếu tố kinh tế, yếu tố chính sách luật và yếu tố hội nhập.

Tác giả cũng đã thực hiện việc kiểm định mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy, thực hiện đo lường mức độ tác động của các nhân tố vĩ mô đến sự phát triển của ngành logistics. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy chỉ có ba nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành logistics là yếu tố công nghệ, yếu tố kinh tế và yếu tố chính sách luật. Trong đó, yếu tố chính sách luật là nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến sự phát triển của ngành, yếu tố công nghệ là nhân tố tác động mạnh kế tiếp và nhân tố có tác động thấp nhất trong ba nhân tố đến sự phát triển của ngành là yếu tố kinh tế.

Ngoài ra, tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp kiểm định Independent Samples T-Test, One way Anova để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm doanh nghiệp logistics phân theo loại hình doanh nghiệp, nguồn vốn, quy mô vốn, thời gian hoạt động và quy mô nguồn nhân lực trong việc đánh giá các yếu tố của nhân tố vĩ mô và sự phát triển của ngành logistics. Kết quả là khơng có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nhóm doanh nghiệp logistics phân theo các biến định tính đề cập trên.

Chương tiếp theo sẽ đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tạo điều kiện phát triển bền vững ngành logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới. Đồng thời, trong chương 5 cũng trình bày những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng lý thuyết là mơ hình P.E.S.T về việc phân tích các tác động từ các yếu tố trong môi trường vĩ mô đến sự phát triển của một ngành để nghiên cứu định tính đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành logistics trong điều kiện hội nhập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Sau đó nghiên cứu định lượng sẽ được tiến hành dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất có được từ nghiên cứu định tính bằng cách khảo sát mẫu với kích thước 220 là đại diện các doanh nghiệp logistic đang hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh để tiến hành phân tích và kiểm định mơ hình. Với phương pháp kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy chỉ có 3 nhân tố vĩ mơ tác động đến sự phát triển của ngành logistics trong điều kiện hội nhập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mức độ tác động của các thành phần được sắp xếp theo thứ tự từ mạnh nhất đến yếu nhất như sau: (1) Yếu tố chính sách luật, (2) Yếu tố cơng nghệ, (3) Yếu tố kinh tế.

Kết quả nghiên cứu này cũng chính là căn cứ để xây dựng giải pháp và kiến nghị nhằm đạt mục tiêu phát triển ngành logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới như sau:

 Phát triển dịch vụ logistics với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ chung, nâng cao tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics trong tổng thể khu vực dịch vụ ở thành phố Hồ Chí Minh.

 Phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm logistics khu vực phía Nam và của cả nước: nơi đặt trụ sở, văn phòng giao dịch, nơi tổ chức, điều hành các hoạt động logistics của các doanh nghiệp, nơi thu hút các nhà đầu tư lớn của nước ngoài trong lĩnh vực logistics, là đầu mối trung chuyển hàng hoá lớn nhất khu vực phía Nam của nước ta. Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là trung tâm của mối liên kết mạng phát triển dịch vụ logistics khu vực phía Nam và là một đầu mối quan trọng liên kết với mạng logistics khu vực và thế giới.

 Phát triển dịch vụ logistics thành phố Hồ Chí Minh ngang tầm khu vực, khẳng định vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trong chuỗi logistics khu vực và thế

giới. Phấn đấu đến năm 2020, dịch vụ logistics ở thành phố Hồ Chí Minh đạt trình độ phát triển khá của khu vực và đạt trình độ trung bình khá của thế giới.

5.2. Một số giải pháp nhằm tạo điều kiện phát triển ngành logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hội nhập

5.2.1 Căn cứ xây dựng giải pháp

Căn cứ vào kết quả đã phân tích ở các chương trên

Căn cứ vào định hướng phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Theo quyết định số 175/QĐ-TTg, dịch vụ logistics được định hướng cơ bản phát triển đến năm 2020 như sau:

- Coi logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thơng hàng hố trong nước và nhập khẩu.

- Hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (intergrated 3PL), phát triển logistics điện tử

(e-logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả.

- Tốc độ tăng trưởng thị trường logistics đạt 20% - 25%/ năm. Tỉ lệ thuê ngoài

logistics (outsourcing logistics) đến năm 2020 là 40%

Căn cứ vào tình hình thực tiễn

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, dịch vụ logistics là một trong 12 ngành dịch vụ mà Việt Nam mở cửa. Với việc Việt Nam thực hiện các cam kết về tự do hoá dịch vụ logistics trong WTO và hội nhập ASEAN về logistics theo lộ trình 4 bước đến năm 2014 là: Tự do hoá thương mại, dỡ bỏ rào cản thuế; Tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics; Nâng cao năng lực quản lý Logistics và Phát triển nguồn nhân lực. Bối cảnh đó đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với ngành logistics tại Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Thực tế tiềm năng phát triển của ngành Logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn. Tuy nhiên, hoạt động dịch vụ logistics còn rất hạn chế, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố. Mặt khác, ngành logistics trong nước đang đối mặt với nhiều trở ngại trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay. Cụ thể một số tồn tại trong quá trình phát triển dịch vụ logistics tại thành phố Hồ Chí Minh là: hiện ngành logistics nước ta thiếu một khuôn khổ pháp lý đủ mạnh, một hệ thống chính sách phát triển cần thiết; điều kiện cơ sở hạ tầng kém

phát triển, còn nghèo nàn; thiếu những cảng nước sâu để phát triển thành cảng trung chuyển quốc tế thu hút tàu biển có trọng tải lớn và hàng hố trung chuyển giữa các quốc gia thơng qua các cảng thuộc thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung; vận tải hàng hố bằng hàng không chưa được phát triển; hạ tầng đường bộ chưa hoàn chỉnh, hệ thống đường sắt chưa kết nối được với các cảng biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp…; hầu hết doanh nghiệp trong nước quy mô nhỏ, nguồn nhân lực vừa thiếu lại vừa yếu chưa được đào tạo hệ thống về logistics, trình độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế, hoạt động rời rạc thiếu tính liên kết dẫn đến khả năng cạnh tranh kém. Vì vậy, để khai thác, phát triển dịch vụ logistics một cách hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ logistics trong quá trình hội nhập, cần phải giải quyết được những trở ngại đó.

5.2.2. Nội dung giải pháp

Từ những căn cứ làm cơ sở được trình bày ở phần trên, đề tài xin được nêu ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện hội nhập như sau:

5.2.2.1. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong Logistics và từng bước phát triển E-Logistics phát triển E-Logistics

Hiện nay, cơ sở dữ liệu hệ thống thơng tin trong ngành logistics cịn nhiều bất cập. Có thể nói ở thành phố Hồ Chí Minh chưa có một kênh thông tin tổng hợp nào về chuyên ngành logistics, nơi mà các doanh nghiệp logistics có thể tìm thấy các thơng tin cần thiết về lĩnh vực mình đang hoạt động cũng như những con số thống kê nhằm hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp. Mặt khác, các trang web của đa số doanh nghiệp logistics hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu về doanh nghiệp và các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp mà chưa trang bị các tiện ích dành cho khách hàng như hệ thống tìm kiếm theo dõi lơ hàng trong suốt hành trình vận chuyển (công cụ Track and Trace). Do vậy, xây dựng hệ thống thông tin hiện đại và áp dụng các hệ thống quản lý thông tin sẽ giúp hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của doanh nghiệp phát triển hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Đầu tư vào việc ứng dụng công nghệ thông tin là khoản đầu tư cần thiết, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của hoạt động cung ứng dịch vụ logistics. Tuy nhiên, với quy mô vốn vừa và nhỏ của phần lớn doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì việc đầu tư ứng dụng các cơng nghệ thơng tin hữu ích

trong quản lý hoạt động logistics không phải là vấn đề đơn giản. Do đó, tác giả đề xuất một vài hướng giải pháp nhằm nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp logistics và dần dần hình thành mơ hình logistics điện tử (E- logistics) như sau:

 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt cơ hội để trang bị cho mình những giải pháp công nghệ thơng tin phù hợp, hiệu quả với chi phí thấp. Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin cho phép các doanh nghiệp nhanh chóng và dễ dàng phát hiện ra những điểm yếu và sự chậm trễ trong tồn bộ q trình lưu chuyển hàng hố. Vì vậy, các doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử đang được áp dụng trong hoạt động kinh doanh, phải hình thành thói quen sử dụng mạng điện tử nội bộ cho toàn thể cán bộ công nhân. Đồng thời, cử cán cán bộ chuyên theo dõi, cập nhập và xử lý các thơng tin trên trang web của doanh nghiệp. Ngồi ra doanh nghiệp cũng cần dành một khoản chi thường xuyên cho đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng thơng tin. Có như vậy, việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong doanh nghiệp mới mang lại hiệu quả cao.

 Các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ nên liên kết, hợp tác đơi bên cùng có lợi vừa tạo ra khả năng nâng cao năng lực, cung cấp dịch vụ toàn diện hơn, đồng thời cũng có đủ tài lực để đầu tư hệ thống cơng nghệ thơng tin hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của tất cả các bên.

 Thường xuyên tổ chức các hội chợ, triển lãm về giải pháp công nghệ đối với ngành logistics nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước có cơ hội tiếp cận với các giải pháp cơng nghệ này.

 Xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại, tổng hợp cơ sở dữ liệu của hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhằm cung cấp những thơng tin hữu ích cho các doanh nghiệp logistics cũng như là cầu nối thông tin giữa cộng đồng logistics và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

5.2.2.2. Phát triển và nâng cao trình độ nguồn nhân lực Logistics

Chìa khố của sự thành cơng, sự phát triển lâu dài và bền vững của ngành công nghiệp dịch vụ logistics là nguồn lao động có kỹ thuật, có tay nghề cao và chuyên nghiệp. Do vậy, cần phải có một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cụ thể, có những bước đi rõ ràng cho ngành logistics nhằm một mặt đáp ứng nhanh nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo cho ngành, mặt khác đẩy nhanh chương trình đào tạo

các chun gia logistics có kỹ năng ứng dụng và triển khai các thực hành quản trị logistics và chuỗi cung ứng theo kịp các nước cơng nghiệp phát triển.

Đối với chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, các cơ quan chức năng

Trong chiến lược dài hạn, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ xây dựng và hoạch định chính sách liên quan đến ngành logistics của chính quyền thành phố và các cơ quan chức năng. Chẳng hạn như:

 Hỗ trợ trong việc nghiên cứu logistics và hỗ trợ đào tạo chuyên ngành logistics cho các cơ sở hiện đang đào tạo chương trình này bằng cách thành lập bộ phận nghiên cứu logistics tại một trong số các cơ sở nghiên cứu chuyên môn của thành phố nhằm phát triển dịch vụ logistics ở trình độ cao.

 Sử dụng quỹ hỗ trợ đầu tư của thành phố để khuyến khích cán bộ nhân viên đang làm việc, nghiên cứu trong lĩnh vực này tham gia huấn luyện, đào tạo lại hoặc đào tạo bổ sung các kiến thức liên quan đến quản lý, vận hành logistics theo hướng hiện đại và tiếp cận với phương pháp quản lý, công nghệ mới đối với ngành logistics ở các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới.

 Thành lập trung tâm dự báo, nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh. Các hoạt động dự báo về cầu và cung nguồn nhân lực của ngành logistics là rất cần thiết, những thơng tin đó khơng chỉ giúp doanh nghiệp cũng như người lao động có được những thơng tin hữu ích để xác định định hướng phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp hay sự phát triển sự nghiệp của mỗi cá nhân mà còn giúp ngành giáo dục định hướng đào tạo ra nguồn nhân lực có chun mơn theo nhu cầu của thị trường.

Đối với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề

Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề chú trọng vào việc đào tạo nguồn nhân lực logistics bằng việc mở rộng các hình thức đào tạo, đào tạo lại, mở các khoa đào tạo chuyên ngành về logistics, tăng thời lượng trong chương trình giảng dạy về logistics, cập nhập các kiến thức mới, hiện đại về logistics như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng, các khái niệm mới như “one stop shopping”; “just in time” (JIT – Kanban)…

Đối với doanh nghiệp

Để duy trì và phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp thì trước hết cần phải có kế hoạch tổng thể về nguồn nhân lực trong dài hạn. Ngay từ khâu tuyển dụng, doanh nghiệp nên xác định thu hút lao động có trình độ đại học, cao đẳng chun ngành có liên quan, thơng thạo ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập nhập thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng xây dựng chính sách tái đào tạo nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp như cử sang đại lý, chi nhánh, văn phòng ở nước ngồi để học hỏi.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ chun mơn cho các trường đại học, cao đẳng nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trường này. Một nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics trong nước trong điều kiện mở cửa thị trường và hội nhập.

5.2.3. Kiến nghị

Nhằm phát triển dịch vụ logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở thành phố Hồ Chí Minh, phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm Logistics hàng đầu khu vực phía Nam, từ những kết quả nghiên cứu của mình, đề tài xin được nêu ra những kiến nghị sau:

5.2.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển của ngành logistics trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)