7. Kết cấu của luận văn
2.1.1 Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
Hoạt động logistics đã diễn ra từ lâu tại Việt Nam và luôn gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Nhưng mãi đến năm 2005, Việt Nam mới có văn bản pháp luật đầu tiên định nghĩa về hoạt động này tại Luật thương mại. Ngoài định nghĩa về dịch vụ logistics, Luật thương mại 2005 đã đưa ra các quy định về điều kiện liên quan đến dịch vụ logistics bao gồm nội dung về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng dịch vụ logistics, các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, giới hạn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics khi cầm giữ hàng hoá của khách hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ logistics.
Tuy nhiên, khái niệm về dịch vụ logistics và các quy định điều chỉnh hoạt động logistics trong Luật thương mại năm 2005 chưa được đầy đủ và chính xác, chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa logistics, dịch vụ logistics, quản trị logistics, nhưng sự ra đời của luật đã đáp ứng được yêu cầu bách của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đồng thời là căn cứ pháp lý chủ yếu để phát triển lĩnh vực logistics ở Việt Nam.
Nhằm thực thi luật thương mại 2005 một cách có hiệu quả, Chính phủ đã ban hành Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Bên cạnh Luật thương mại và Nghị định 140/2001/NĐ-CP quy định và điều chỉnh trực tiếp đối với dịch vụ logistics, có một số văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến dịch vụ này, gồm: Luật Hàng hải (2005), Luật Hải quan (2005), Luật Hàng không dân dụng Việt Nam (2006), Luật giao thông đường bộ sửa đổi 2008, Nghị định 87/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 19/10/2009 về vận tải đa phương thức, Nghị định 115/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển, Quyết định 1601/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/10/2009
phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Ngoài những chế định của luật quốc gia, hành vi của người cung cấp dịch vụ logistics còn bị điều chỉnh bởi các công ước quốc tế, cụ thể như là: Công ước về quá cảnh của các nước khơng có biển năm 1965, Công ước TIR (Transport International Routier) – Vận tải đường bộ quốc tế, Công ước hải quan về container; Công ước quốc tế về đơn giản hố và hài hồ thủ tục hải quan Kyoto năm 1973, Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hoá bằng vận tải đa phương thức quốc tế năm 1980 (UNConvention on the International Transport of Goods, 1980), Quy tắc UNCTAD và ICC về chứng từ vận tải đa phương thức năm 1992 (UNCTAD/ICC Rules for Multimodal Transport Documents, 1992). Bên cạnh đó, ngành Hàng hải Việt Nam đã tham gia 16 công ước quốc tế về hàng hải, ký kết hiệp định vận tải biển với 21 quốc gia, ký thoả thuận công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên theo công ước STWC với 22 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dịch vụ logistics là ngành dịch vụ mang tính quốc tế rất cao nên các cơng ước quốc tế đóng vai trị rất quan trọng và là một bộ phận của pháp luật về logistics. Do vậy, để tham gia vào mạng lưới logistics toàn cầu, một mặt chúng ta phải xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế, với các điều ước và cam kết mà chúng ta tham gia trong quá trình hội nhập, mặt khác phải tuân thủ những quy định chung mang tính quốc tế, nhất là trong lĩnh vực quy chuẩn hố cao như logistics.
Mặc dù cịn nhiều điểm cần xem xét, chỉnh sửa, bổ sung để phù hợp với thực tiễn, nhưng việc ra đời luật thương mại 2005 và các nghị định hướng dẫn riêng điều chỉnh kinh doanh dịch vụ logistics là một tất yếu, là bước đầu thiết lập hành lang pháp lý, xây dựng khung khổ pháp luật cho hoạt động này.