Khổ giấy: 40x60 cm, chất liệu chì đen,
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Người học trình bày được đặc điểm cấu tạo đầu tượng chân dung tượng nam già
- Phân tích được cấu tạo của trục hướng mặt khi nhìn ở các vị trí khác nhau
2. Kỹnăng
- Vẽ được tượng chân dung nam già theo đúng phương pháp - Bài vẽ có bố cục cân đối trên giấy vẽ đúng về tỷ lệ, hình - Đậm nhạt bài vẽổn định, theo hướng trọng tâm sáng/ đậm
- Tả được giống mẫu, vẽ được đặc điểm riêng của mẫu tượng chân dung nam già
- Tạo được chất liệu của thạch cao
2. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Tích cực, tự tin, say mê nghiên cứu dựng hình, đậm nhạt và tả chất
II. Nội dungchi tiết
1. Quan nhận xét
Đây là mẫu chân dung một con người cụ thể nhưng lại khá tiêu biểu đối với người già Việt nam. Qua cấu trúc hình dáng bên ngồi khn mặt có thể thấy đây là một người già tầm thước với những nét riêng biệt thể hiện các tính rõ ràng.Vầng trán cao thông minh, cặp mắt nhỏ nhưng sinh động, kết hợp khóe miệng, các nếp nhăm cho thấy hình ảnh của con người vui vẻ, chân tình, quảng giao.
Cách tạo hình chắc khỏe, sự cường điệu các nếp nhăn, gị má cao mà khơng làm mất đi cấu tạo chung của khuôn mặt, lột tảđược phong thái cũng như tính cách của nhân vật.
Đây là tác phẩm điêu khắc vừa căn bản, vừa chân thực và giàu tính biểu cảm. Các mảng hình khối được giản lược khái quát, các nét nhấn cường điệu càng làm tăng thêm hiệu quả thẩm mỹ của tác phẩm.
Các chi tiết rõ ràng và hướng mặt nhìn thẳng nên đường trục cũng khơng có những thay đổi về đường hướng, khi vẽ dễ nắm được cấu trúc và hình khối.
- Khi tiếp nhận nguồn sáng, đậm nhạt cụ thể và có nhiều cơ sở để phân tích, so sánh để thể hiện được những nét điển hình của mẫu.
Chú ý đến đặc điểm khác biệt trong chân dung ông lão so với tượng nam thanh niên (hình khối, chi tiết mắt, mũi, miệng…), tỷ lệ chung của mẫu. Tìm đặc điểm nổi bật của mẫu.
2. Bố cục dựng hình:
Xác định khung hình chung của tồn bộ bức tượng. Đo các tỷ lệ chính giữa chiều rộng và chiều ngang, giữa đầu tượng và đếtượng để phác khung hình chung. Tìm đường trục chính của tồn bộ bức tượng ( ở bức tượng này chiều rộng bằng khoảng 1/2 chiều dài; chiều dài khuân mặt chiêm 2/3 tồn bộ bức trượng). Phác hình dùng các đường kỷ hà để có sơ bộ hình mẫu ban đầu cấu trúc của toàn bộ tượng mẫu.
3. Vẽ tương quan lớn
Trên cơ sở của khung hình, tiến hành đo, so sánh để tìm các tỷ lệ và cấu tạo của các bộ phận. Với hướng nhìn thẳng chính diện của mẫu, đường trục chính gần như chia mặt thành hai phần đối xứng. Dựa trên đặc điểm cấu tạo của khuân mặt, dễ dàng so sánh và tìm ra các điểm cần thiết làm cơ sở phân tích. Tiến hành vẽ phác lại hình bằng các nét ngắn và dày cho sát với mẫu hơn. Ở các góc của hai đường thẳng gặp nhau có thể nhấn đậm hơn, hoặc đưa nét nooir lượn lại một chút để tạo đường cong của nét mặt, kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng.
4 . Vẽ sâu
Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng).
Quan sát thật kỹ nguồn sáng để vẽđậm nhạt của nét. Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong q trình đánh bóng.
Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quang ánh sáng trong vùng tối của mẫu. Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét của gờ hốc mắt, hốc mũi, chân cằm cho sát với thực tế của mẫu. Phân tích, đánh bóng diễn tảđặc điểm người già (các nếp nhăn, độ lồi, lõm của khối) khác với thanh niên như thế nào, giải quyết khối cơ bản nhất trên tổng thể thống nhất.
- Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ.
5. Hoàn chỉnh bài vẽ
Hoàn thiện bài vẽ của các mảng sáng tối, nhất là các độ trung gian của bóng vì. Để một khoảng thời gian vừa đủ để so sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ bằng nét hoặc có độ giao tiếp của gờ hốc mắt, hốc mũi, đường chân cằm, các nếp nhăn của người già cho sát thực. Tạo không gian theo hiện thực của mẫu, tránh lối quen tay, bóng bên sáng đậm và bên tối sáng.
Kiểm tra tồn bộ bài: sáng – tối; bóng phản quang để có thể diễn tả chất thạch cao của tượng.
* Chú ý: Khi ánh sáng chiếu vào mẫu, các mảng bóng khơng bao giờ giống nhau về tỷ lên và đậm nhạt. mảng gần sẽ đậm hơn mảng xa, độ thẳng ít tiếp nhận hơn độ cong... Các độ đậm nhạt của bóng và nét nhấn khơng nên q chênh nhau vì nhứ thế hình sẽ khơ cứng. Bóng là phương tiện để xác định hình khối và làm hình khối nổi trong khơng gian hai chiều.
Với đặc điểm của tượng, các khối căng tròn, mịn màng nên khi vẽ bóng có thể dùng ngón tay hoặc tẩy di nhejleen các mảng tối, các danh giới giữa mảng tối và mảng sáng. Sau đó tiếp tục gạch các nét chồng lên nhau cho đén khi đạt được tương quan thực của mẫu. Cũng có thể dùng tẩy tẩy sáng một số chỗ có điểm sáng của bóng. Các độ nẩy sáng này nếu đúng chỗ sẽ tạo được hiệu quả của bài vẽ. có thể dẫn chứng bóng của khu vực mặt để so sánh. Khi diễn tả mái tóc và chi tiết bóng của mắt, mũi miệng của mẫu chú ý đến chiều hướng của nét bút và sự linh hoạt trong cách vẽ. Lúc thì bng nhẹ thỏa mái, lúc nhấn đạm và đanh nét; khi là những nét thẳng đan chéo, khi lại lượn vòng quanh các độ lồi lõm bằng những nét cong...Chính sự đa dạng trong nét bút tạo nên sự sống động của bài vẽ.
6. Yêu cầu cần đạt
- Bài này là một mẫu nam già, có nhiều đặc điểm nên cần vẽ sát hình dáng, cấu tạo của mẫu.
- Có đặc điểm và thần thái của tượng mẫu.
- Cách vẽ linh hoạt , xử lý các nét bút chì có hiệu quả tốt. Hình khối và bóng thống nhất, khơng rịi rạc và tách rời nhau.
- Diễn tảđược chất thạch cao - Bài vẽ có tính bao qt chung.
4. Hình minh họa
* Câu hỏi, bài tập, nội dung ơn tập và thảo luận
Dựng hình tượng nam già, nữ già theo các hướng khác nhau: thẳng, nghiêng ½; nghiêng ¾