VẼ TƯỢNG CHÂN DUNG NỮ TRẺ

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ hình họa chân dung và bán thân tượng người (Trang 35 - 39)

Cht liu thch cao

Kh giy 40x60 cm, cht liu chì đen,

I. Mục tiêu

1. Kiến thc

- Người học trình bày được đặc điểm cấu tạo đầu tượng chân dung tượng nữ trẻ - Hiểu và phân tích được cấu tạo của trục hướng mặt khi nhìn ở các vị trí khác nhau

2. Knăng

- Vẽ được tượng chân dung nữ trẻ theo đúng phương pháp - Bài vẽ có bố cục cân đối trên giấy vẽ đúng về tỷ lệ, hình - Đậm nhạt bài vẽổn định, theo hướng trọng tâm sáng/ đậm

- Tảđược giống mẫu , vẽ được đặc điểm riêng của mẫu tượng chân dung nữ trẻ - Tạo được chất liệu của thạch cao

3. V năng lực t ch và trách nhim

- Tích cực, tự tin, say mê nghiên cứu dựnghình, đậm nhạt và tả chất

II. Nội dung chi tiết

1. Quan sát nhận xét

Chân dung một cô gái đang ở tuổi trưởng thành với khuân mặt bầu bĩnh và căng tròn của khối. Nét mặt bình thản, tự tin với cấu trúc, tỷ lệ hình thể cân đối . Cách tạo hình hiện thực song các chi tiết như mắt, tóc.. cũng đã được đơn giản và ăn nhập chung trong tổng thể.

Khi nguồn sáng chiếu vào từ góc cao bên trái mẫu, khuân mặt chia thành diện sáng tối khá cụ thể. đường phân chia là đường trục chạy qua hai mắt, mũi, miệng và cằm. Tuy nhiên do cách tạo khối tròn, mịn nên các danh giới sáng tối đều có độ chuyển trung gian, sự chuyển sắc cũng từ từ mà không đột ngột. Cô gái trán hơi bị dơ và cao, khi xây dựng hình vẽ cần quan sát và phân tích kỹ.

Chú ý đến sự thống nhất trong cấu trúc, cân đối trong tỷ lệ, tìm đặc điểm nổi bật của mẫu.

2. Bố cục dựng hình

Nhìn tổng thể có thể xác định một hình chữ nhật đứng có chiều ngang và chiều cao tương ứng với tỷ lệ tượng.

Xác định trên hay dưới tầm mắt. Bài vẽ này mẫu đặt ngang tầm mắt, nguồn ánh sáng được chiếu từ góc trên phía phải. Hướng nhìn gần chính diện. Đường trục ngang chia đôi xương đầu chạy giữa hai hốc mắt. Tìm trục dọc và trục ngang chính để tìm các vị trí khác trên cấu tạo khn mặt và các tỷ lệ chính.

Sau đó xác định vị trí các bộ phận (hốc mắt, hốc mũi, hàm rằng ) và đánh dấu các vị trí đo được, dựa vào độ lõm của hốc mắt, hốc mũi và gị nhơ cao của xương gị má để phác hình chung.

Sử dụng các đường kỷ hà phác hình để có sơ bộ hình mẫu ban đầu kết hợp que đo, mắt nhìn để kiểm tra. Dựa vào vị trí gờ cao và hình dáng cấu trúc của xương mặt, ụmày xương trán và độ vòng cung của xương thái dương để gợi nét.

Ngoài ra chú ý vị trí và hình dạng của hố mắt, hố mũi và cả xương hàm dưới tuy không rõ nhưng cũng quan trọng trong diễn tả khối. Lúc này, các nét đã gợi đậm nhạt và gần mẫu hơn.

Kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng, nên dùng ức là đường dọi chính để so sánh . Có thể lợi dụng các thành dọc của khối hình hộp làm bệ tượng làm cơ sở để kiểm tra bằng đường dọi). Nheo mắt xác định sáng tối lớn.

3. Vẽ tương quan lớn

Trên cơ sở của khung hình, tiến hành đo, so sánh để tìm các tỷ lệ và cấu tạo của các bộ phận. Với hướng nhìn thẳng chính diện của mẫu, đường trục chính gần như chia mặt thành hai phần đối xứng. Dựa trên đặc điểm cấu tạo của khuân mặt, dễ dàng so sánh và tìm ra các điểm cần thiết làm cơ sở phân tích. Tiến hành vẽ phác lại hình bằng các nét ngắn và dày cho sát với mẫu hơn. Ở các góc của hai đường thẳng gặp nhau có thể nhấn đậm hơn, hoặc đưa nét nối lượn lại một chút để

tạo đường cong của nét mặt, kiểm tra các đường trục dọc, các diện và điểm của tượng.

4. Vẽ sâu

Quan sát và phân tích thật kỹ nguồn sáng để vẽ giải quyết tương quan đậm nhạt của mẫu.

Trước tiên đẩy sâu hình vẽ bằng nét, vẫn sử dụng các nét phác theo hình kỷ hà nhưng ngắn hơn và gần với hình của mẫu hơn (chú ý đỉnh tiếp giáp giữa các mảng).

Chú ý vì đây là mẫu tượng nữ thanh niên nên sẽ có rất nhiều đường cong, cần nhấn các nét vẽ cho phù hợp với đặc điểm này sẽ diễn tả gần với mẫu hơn.

Kiểm tra lại bài vẽ, bắt đầu tiến hành đánh bóng, tạo khối. Chú ý đến tổng thể ánh sáng, đậm nhạt không sa vào chi tiết, cần xác định các mảng khối chính, phụ, độ dày, mỏng của khối, các vị trí sáng nhất và tối nhất. Nheo mắt lại khi quan sát mẫu là phương pháp tối ưu nhất để dễ dàng nhìn rõ sáng tối trên mẫu trong q trình đánh bóng. Linh hoạt trong nét vẽ để tránh việc diễn tả khối quá cứng không đúng với mẫu.

Chú ý các mặt tiếp giáp giữa các khối với nhau, cũng như độ phản quan ánh sáng trong vùng tối của mẫu, diễn tả các khối căng tròn một cách mềm mại sát với đặc điểm mẫu.

Tiếp theo đẩy sâu vào chi tiết và gợi tả không gian thật của mẫu. So sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ đậm bằng nét, nếu cần thiết nên buông thả các nét ngoài sáng để tạo sự chân thật, nhẹ nhàng so với mẫu.

- Tập trung quan sát toàn bộ bài vẽ so với mẫu thật để hoàn tất bài vẽ.

5. Hoàn chỉnh bài vẽ

Hoàn thiện bài vẽ của các mảng sáng tối, nhất là các độ trung gian của bóng vì. Để một khoảng thời gian vừa đủ để so sánh với mẫu thật, nhấn mạnh các độ bằng nét hoặc có độ giao tiếp của gờ hốc mắt, hốc mũi, đường chân cằm, sự tròn

trịa của mãu nữ trẻ cho sát thực. Tạo không gian theo hiện thực của mẫu, tránh lối quen tay, bóng bên sáng đậm và bên tối sáng.

Kim tra tồn b bài: sáng ti; bóng phản quang để có th din t cht 6. Tiêu chí cần đạt

- Diễn tả được đúng đạm nhạt, tạo được không gian thực của mẫu.Qua cách diễn tả, nhận biết chất thạch cao và cảm nhận được chất da thịt

- Bài vẽ có mạch sáng tối, đậm nhạt đúng, có đặc tính của mẫu

- Có tính bao qt chung, hình và bóng hịa quyện với nhau đem lại hiệu quả cao - Cách sử dụng bút chì linh hoạt, sáng tạo

- Cách diễn đạt có nét riêng, tình cảm

4. Hình minh ha

* Câu hi, bài tp, ni dung ôn tp và tho lun

1. Nêu những nét cơ bản trong cấu tạo đầu người trưởng thành, người già, trẻ em ? Tại sao lại có những điểm khác nhau đó?

2. Những điểm giống và khác nhau giữa vẽ đầu tượng người với vẽ đầu tượng lột da, đầu tượng phác mảng?

BÀI MỞ ĐẦU : VẼ TƯỢNG NGƯỜI BÁN THÂN LÝ THUYT CHUNG :

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ hình họa chân dung và bán thân tượng người (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)