I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau bài học người học có khả năng:
- Mơ tả được vẻ đẹp và sự cân đối trong cấu tạo hình thể con người; - Phân tích được kiến thức giải phẫu tạo hình vào bài vẽ;
- Phân biệt được sự giống và khác nhau giữa khối cơ bản và tượng: giữa tượng người và người.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được cấu tạo hình thể của tượng người bán thân, tồn thân. - Vẽ minh họa được bài hình họa tượng người bán thân
3. Về năng lực tự chủ trách nhiệm:
- Mạnh dạn, tự giác, tích cực, tự tin, hợp tác, sáng tạo.
- Trân trọng vẻ đẹp của cơ thể con người và tác phẩm nghệ thuật
II. Nội dungchi tiết
1. Giới thiệu cấu trúc, tỉ lệ bán thân người 1.1. Giới thiệu mẫu.
- Bao bọc bên ngoài xương đầu là các cơ, chia làm ba khối là: Khối cơ da sọ (các cơ này mỏng, dính liền với da), khối cơ bám da mắt (khi hoạt động tạo nên những nếp nhăn, biểu hiện tình cảm của con người) và khối cơ cử động hàm dưới. Nằm trong các khối cơ đó là các cơ cụ thể, (trong chương trình Giải phẫu tạo hình đã học).
- Mục đích của bài Vẽ tượngbán thân lột da nhằm củng cố thêm về cấu tạo bên trong của đầu người. Nếu như vẽxương đầu người để nắm bắt được cốt lõi bên trong thì ở bài này, thơng qua cấu tạo và hình thái của các cơ, hiểu rõ hơn cấu tạo và tác dụng của chúng với diện mạo khuôn mặt và cấu tạo của cơ ngực.
- Nhìn chính diện, đầu tượng lột da nằm trong khối hình quả trứng. Các chi tiết khơng rõ ràng như ở xương đầu người, song lại có nhiều sự thay đổi về hình dáng và cấu tạo của các cơ. Đặc biệt, cần chú ý đến các cơ tiếp nối từ đầu, cổ đến ngực như cơ thang, cơ ức địn chũm và cơ tam giác vai. Nhìn chung, các cơ có ít nhiều chuyển động khi vịtrí đầu người thay đổi.
1.3. Các bước tiến hành.
- Quan sát nhận xét: Quan sát và phân tích mẫu, đo các tỷ lệ chính (chiều
rộng, chiều ngang của đầu người, của cổ…). Xác định đường trục chính (chạy qua đỉnh đầu) đểlàm cơ sở so sánh khi phác hình.
- Bố cục dựng hình: Xác định các tỷ lệ nhỏ, các đường trục ngang; đẩy sâu các nét vẽ cho gần mẫu (chú ý tới hướng nhìn của đầu tượng). Các nét vẽ này đã phác hoạ được hình dáng sát với mẫu.
- Vẽ tương quan lớn: Kiểm tra bằng que đo, dây dọi kết hợp với mắt nhìn và sửa chữa lại hình vẽ. Dựa vào chiều hướng của các cơ để gợi bóng và khối (gợi các mảng sáng, tối lớn).
- Vẽ sâu: Tiếp tục kiểm tra, đẩy sâu các mảng bóng (chú ý tới bóng cả mỗi
cơ khác nhau, ngay trong từng cơ cũng có đậm nhạt khác nhau vì độ nông, sâu và chiều hướng nhận ánh sáng). Chú ý tơi các cơ cổ là cơ chuyển động theo chiều hướng của đầu. Gợi không gian của mẫu.
Hoàn chỉnh bài: Hoàn chỉnh, bài vẽ đã gợi được khối nổi và tạo không gian chung của mẫu.
2- Yêu cầu đạt:
- Bố cục thuận mắt, hợp lý
- Vẽ đúng chiều hướng cấu tạo của các cơ, không bị lệch trục. - Diễn tả đậm nhạt đúng, tạo được khơng gian của mẫu.
- Bài vẽ có tính bao qt chung.
* Câu hỏi, bài tập, nội dung ôn tập và thảo luận
- Nghiên cứu, tìm hiểu mối quan hệ giữa chi tiết các bộ phận trên cơ thể người (bán thân, toàn thân).
- Tham khảo địa chỉ các trang web về cách vẽ tượng bán thân và tượng người toàn thân của các họa sỹ thế giới và Việt Nam.