CHƯƠNG 4 : KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập với tỷ lệ nợ
4.3.2.2. Nhóm các Cơng ty Cổ phần có vốn nhà nước từ 30% đến 50% vốn điều lệ:
lệ:
- Biến SiZE có tác động tương quan thuận (+) tới tổng nợ, nợ ngắn hạn (LEV, STD) và đều có ý nghĩa (thống kê t ở mức 5%), doanh nghiệp có quy mơ tương đối lớn có xu hướng đa dạng hơn và ít bị phá sản, do đó các doanh nghiệp lớn cần có tỷ số nợ cao hơn, điều này cho thấy quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đến địn bẩy tài chính.
Quy mơ doanh nghiệp có tương quan thuận (+) với nợ vay, doanh nghiệp thuộc nhóm này với tỷ lệ vốn nhà nước vừa phải khơng chi phối, nhưng vẫn có quyền đồng kiểm sốt nên trong hoạt động kinh doanh vẫn khởi sắc hơn so với 2 nhóm cịn lại vì thừa hưởng được những lợi thế của doanh nghiệp nhà nước đồng thời phát huy được sự năng động của các thành phần kinh tế khác cùng tham gia. Trong việc tham gia cạnh tranh chọn thầu nhóm doanh nghiệp này thường được các chủ đầu tư ưu ái hơn.
- Biến ROA có tác động tương quan nghịch (-) tới tổng nợ, nợ ngắn hạn (LEV, STD) nhưng khơng có tác động đến nợ dài hạn (LTD).
Biến ROA có tác động tương quan nghịch (-) đối nợ ngắn hạn và tổng nợ và đều có ý nghĩa (thống kê t ở mức 5%), mối tương quan này có thể lý giải theo thuyết trận tự phân hạng, các công ty ưu tiên sử dụng tài trợ nội bộ (lợi nhuận giữ lại) hơn so với các
nguồn tài trợ từ bên ngồi. Cơng ty có lợi nhuận cao sẽ ít sử dụng nợ vay hơn ((Chang (1987), Wessels (1988), Kester (1986), hay Friend & Lang (1988), Rajan và Zingales (1995)).
Các công ty đã được tiếp nhận, sử dụng, sở hữu một lượng lớn tài sản từ việc chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước với các lợi thế sẵn có nên ưu thế trong việc tạo ra lợi nhuận từ các tài sản, lợi thế cạnh tranh khá dễ dàng ,nhóm cơng ty này chủ yếu sử dụng các nguồn lực vốn có của chính doanh nghiệp để tài trợ do đó ít sử dụng nợ vay đặc biệt là nợ vay dài hạn. Khai thác sử dụng có hiệu quả các tài sản hữu hình ,vơ hình. ROA khơng có tác động tới LTD (tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản), có thể lý giải tương tự như trên, nhóm cơng ty đã được tiếp nhận, sử dụng, sở hữu một lượng lớn tài sản và vốn từ việc chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước, trong tình hình suy thối kinh tế nhóm cơng ty chủ yếu sử dụng các nguồn lực vốn có của chính minh để sản xuất kinh doanh; mặt khác, việc thu hồi vốn nhanh, lời nhuận mang lại từ việc đầu tư ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp thanh khoản tốt hơn với các khoản nợ, do vậy nhân tố ROA không tác động tới nợ dài hạn giai đoạn này.
- Biến FA đều có tác động tương quan nghịch (-) đối với nợ ngắn hạn và tổng nợ nhưng lại có tác động tương quan thuận (+) đến nợ dài hạn, cả hai mối tương quan này đều có thống kê tại mức 5%, kết quả này không phù hợp với giả thiết đặt ra, theo lý thuyết thì mối tương quan nghịch (-) là hợp lý cho các biến phụ thuộc, vì khi tỷ lệ địn bẩy hoạt động càng cao thì tạo rủi ro nhiều hơn cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên nó lại có mối tương quan thuận (+) với nợ dài hạn, điều đó cũng có thể lý giải là do giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do chịu tác động từ sự suy thoái kinh tế,
- Biến LIQ có tương quan (-) đối với tổng nợ (thống kê t ở mức 5%). Tình hình lãi suất cho vay tăng cao ở giai đoạn này, làm cho doanh nghiệp rất ít hoặc khơng dám
vay dài hạn và ln có thường chiếm dụng vốn trong hoạt động, cố gắng xoay vòng vốn nhanh.
- Biến VOL có tác động tương quan thuận (+) đến nợ dài hạn, có ý nghĩa thống kê tại mức 5%, sự tác động tương quan thuận (+) này là trái với giả thiết và có thể giải thích bởi tính đặc thù của loại hình doanh nghiệp có vốn nhà nước.
4.3.2.3. Nhóm các Cơng ty Cổ phần có vốn nhà nước dưới 30% vốn điều lệ: - Biến SIZE khơng có tác động tới LEV, STD, LTD:
Sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu thực nghiệm của tác giả so với lý thuyết của một số nghiên cứu trên thế giới có thể được nhận định là do:
Theo lý thuyết đưa ra, quy mơ doanh nghiệp có tương quan thuận (+) với nợ vay, doanh nghiệp lớn có cơ hội tiếp cận thị trường tín dụng và sử dụng nhiều nợ vay hơn . Tuy nhiên vì tỷ lệ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này thấp, quy mô nhỏ, hoạt động kinh doanh nhỏ nên sự thừa hưởng những lợi thế của nhà nước cũng hạn chế, các doanh nghiệp được khảo sát thuộc nhóm này thường có qui mơ nhỏ .
- Biến FA khơng có tác động tới LEV:
Theo lý thuyết, khi tỷ lệ đòn bẩy càng cao thì tạo rủi ro nhiều hơn cho doanh nghiệp, tuy nhiên, nhóm cơng ty này có quy mơ nhỏ, hoạt động kinh doanh nhỏ, mặt khác chịu tác động khó khăn từ suy thối kinh tế thế giới nên nhóm cơng ty này hầu như khơng sử dụng địn bẩy hoạt động.
- Biến ROA có tác động tương quan nghịch (-) tới tổng nợ, nợ ngắn hạn (LEV, STD) nhưng khơng có tác động đến nợ dài hạn (LTD).
Biến ROA có tác động tương quan nghịch (-) đối nợ ngắn hạn và tổng nợ và đều có ý nghĩa (thống kê t ở mức 5%), mối tương quan này có thể lý giải theo thuyết trận tự phân hạng, các công ty ưu tiên sử dụng tài trợ nội bộ (lợi nhuận giữ lại) hơn so với các nguồn tài trợ từ bên ngoài. Cơng ty có lợi nhuận cao sẽ ít sử dụng nợ vay hơn ((Chang (1987), Wessels (1988), Kester (1986), hay Friend & Lang (1988), Rajan và Zingales (1995)).
Các công ty đã được tiếp nhận, sử dụng, sở hữu một lượng lớn tài sản từ việc chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước với các lợi thế sẵn có nên ưu thế trong việc tạo ra lợi nhuận từ các tài sản, lợi thế cạnh tranh khá dễ dàng ,nhóm cơng ty này chủ yếu sử dụng các nguồn lực vốn có của chính doanh nghiệp để tài trợ do đó ít sử dụng nợ vay đặc biệt là nợ vay dài hạn .
Mặt khác, việc thu hồi vốn nhanh, lời nhuận mang lại từ việc đầu tư ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp thanh khoản tốt hơn với các khoản nợ, do vậy nhân tố ROA không tác động tới nợ dài hạn giai đoạn này.
- Biến LIQ có tương quan (-) đối với tổng nợ và và nợ ngắn hạn (thống kê t ở mức 5%) biến này cũng tương quan (-) với nợ dài hạn nhưng thống kê t khơng có ý nghĩa . Biến LIQ có tác động tương quan nghịch (-) đối với đối nợ ngắn hạn và tổn nợ và đều có ý nghĩa (thống kê t ở mức 5%), vậy khả năng thanh toán hiện hiện hành càng cao thì doanh nghiệp càng sử dụng ít nợ vay.
Kết quả này cho thấy cơng ty có khả năng thanh toán nợ hiện hành cao, càng sử dụng ít nợ vay. Doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nợ ngắn hạn trong hoạt động .
- Biến VOL có tác động tương quan thuận (+) đối với tổng nợ và nợ dài hạn, có ý nghĩa thống kê tại mức 5%, sự tác động tương quan thuận (+) này là trái với giả thiết và có thể giải thích bởi tính đặc thù của nhóm doanh nghiệp này.
Bảng 4.39: tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ của các Cơng ty Cổ phần có vốn Nhà nước theo các nhóm (Ngồi nhân tố vốn nhà nước):
Nhóm Tỷ lệ nợ
Nhân tố
SIZE ROA FA LIQ VOL
1. Nhóm Cơng ty CP nhà nước chiếm giữ từ 51% vốn điều lệ
- Tỷ lệ tổng nợ (LEV) - - -
- Tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) - - -
- Tỷ lệ nợ dài hạn (LTD) +
2. Nhóm Cơng ty CP nhà nước chiếm giữ từ 30% đến 50% vốn điều lệ
- Tỷ lệ tổng nợ (LEV) + - - -
- Tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) + - -
- Tỷ lệ nợ dài hạn (LTD) + +
3. Nhóm Cơng ty CP nhà nước chiếm giữ dưới 30% vốn điều lệ
- Tỷ lệ tổng nợ (LEV) - - +
- Tỷ lệ nợ ngắn hạn (STD) - - -
- Tỷ lệ nợ dài hạn (LTD) + +
(+) Tương quan thuận; (-) Tương quan nghịch. Nguồn: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của tác giả.
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4
Từ việc nghiên cứu thực trạng và tổng hợp phân tích số liệu của 165 cơng ty cổ phần có vốn nhà nước tham gia được phân thành 3 nhóm: Nhóm cơng ty CP nhà nước chiếm từ 51% vốn điều lệ trở lên, nhóm cơng CP nhà nước chiếm từ 30%-50% vốn điều lệ, nhóm cơng ty CP nhà nước chiếm dưới 30% vốn điều lệ, cho thấy: số lượng công ty CP đã thực hiện việc niêm yết trên thị trường chứng khốn rất ít; Mức tài trợ bằng vốn cổ phần và nợ của cả 3 nhóm tương đương nhau:Tỷ lệ nợ bình qn của các cơng ty cổ phần có vốn nhà nước là 49,32%; trong đó Tỷ lệ nợ ngắn hạn là 42,04%. Điều này cho các doanh nghiệp Việt nam ưa thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn, mặt khác cho thấy các cơng cụ tài chính khác chưa được các doanh nghiệp khai thác hiệu quả, đặc biệt đối với các cơng ty cổ phần có vốn nhà nước cịn chiếm dụng cổ tức của nhà nước.
Các công ty cổ phần có vốn nhà nước có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trung bình 4 năm là 15,69%, trong đó nhóm cơng ty cổ phần nhà nước giữ từ 30%-50% có mức cao nhất là 18,81%, kế đến là nhóm cơng ty cổ phần nhà nước giữ từ 51% trở lên là 16,11% và thấp nhất là nhóm cơng ty cổ phần nhà nước giữ dưới 30% vốn điều lệ là 12,15%.
So sánh tỷ lệ này (trung bình 4 năm) giữa cơng ty 100% vốn nhà nước thuộc thành phố HCM (Báo cáo số 159/TCDN-NN ngày 5/4/2011 và báo cáo 3209/STC- TCDN ngày 16/4/2012 của Chi cục tài chính doanh nghiệp) là 12,64% với các cơng ty cổ phần có vốn nhà nước là 15,69% như khảo sát, cho thấy các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả hơn.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC GỢI Ý VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Kết luận:
Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại và nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn từ trước tới nay tại nhiều nước trên thế giới, tác giả thực hiện kiểm định các nhân tố được cho là có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ.
Luận văn hướng đến mục tiêu tìm hiểu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các Công ty Cổ phần có vốn Nhà nước theo các nhóm, đánh giá các mối tương quan đó kết hợp với thực trạng của tình hình kinh tế và đặc thù của Công ty vốn nhà nước. Các nội dung đúc kết được từ bài nghiên cứu được tóm gọn như sau: Các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ của các Cơng ty Cổ phần có vốn nhà nước theo các nhóm như sau:
1. Nhóm Cơng ty Cổ phần nhà nước chiếm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên: - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (tương quan (-)).
- Đòn bẩy hoạt động (tương quan (-)). - Tính thanh khoản (tương quan (-)).
2. Nhóm Cơng ty Cổ phần nhà nước chiếm giữ từ 30% đến 50% vốn điều lệ: - Qui mô doanh nghiệp (tương quan (+)).
- Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (tương quan (-)). - Đòn bẩy hoạt động (tương quan (-)).
- Tính thanh khoản (tương quan (-)).
3. Nhóm Cơng ty Cổ phần nhà nước chiếm giữ dưới 30% vốn điều lệ: - Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (tương quan (-)).
- Tính thanh khoản (tương quan (-)). - Rủi ro kinh doanh (tương quan (+)).
Từ kết quả thực nghiệm cho thấy các nhân tố tác động đến quyết định cấu trúc vốn của nhóm cơng ty cổ phần chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có hạn chế chỉ từ 3 đến 4 nhân tố có ảnh hưởng do giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do chịu tác động từ suy thối kinh tế trong và ngồi nước, lãi suất vay tăng cao, sức mua sụt giảm mạnh nên các doanh nghiệp rất hạn chế sử dụng địn bẩy tài chính, tính đặc thù của nhóm cơng ty cổ phần chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước được thừa hưởng những lợi thế của doanh nghiệp nhà nước (đặc biệt là tài sản cố định là những khu đất có vị trí đắc địa, giá đi th nhà rẻ, sự ưu ái trong kinh doanh…) nên có những khác biệt nhất định so với các loại doanh nghiệp khác khơng có vốn nhà nước; Cơng tác quản trị tài chính nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói chung tại các doanh nghiệp chưa được chú trọng và còn nhiều hạn chế ; mặt khác với tác động từ chính sách của cơ quan nhà nước trong việc điều tiết, đối phó với tình hình suy thối kinh tế, đặc biệt là chính sách tài chính tiền tệ được sử dụng dựa trên căn cứ vào tình hình riêng của đất nước cũng tạo ra những khác biệt nhất định của các nhân tố tác động tới cấu trúc vốn như tác giả đã trình bày. Các cơng ty cổ phần có vốn nhà nước thừa hưởng được những lợi thế của doanh nghiệp nhà nước (đặc biệt là tài sản cố định là những khu đất có vị trí đắc địa, giá đi th nhà rẻ, sự ưu ái trong kinh doanh…). Tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ khác nhau tại các công ty cổ phần không dẫn đến cấu trúc vốn của các công ty này khác nhau ( thể hiện qua tỷ lệ nợ của 3 nhóm là tương đương nhau).
Trong 3 nhóm thì nhóm các doanh nghiệp có vốn nhà nước từ 30%-50% vốn điều lệ với tỷ lệ có hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn và sự phát triển cao hơn so với 2 nhóm cịn lại thể hiện qui mơ doanh nghiệp có tác động đến tỷ lệ nợ vì ngồi yếu
tố thừa hưởng được những lợi thế của doanh nghiệp nhà nước đồng thời phát huy được sự năng động, sáng tạo của các thành phần kinh tế khác .
5.2. Kiến nghị một số giải pháp:
Từ việc nghiên cứu thực trạng của các doanh nghiệp nhà nước thời gian qua và kết quả nghiên cứu thực nghiệm tác giả xin đề nghị một số nội dung như sau:
* Về Chính sách vĩ mơ:
- Chính sách về cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nước và tái cơ cấu doanh nghiệp
Hiện nay, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo Quyết định số 14/2011/QĐ-TTg ngày 4/3/2011 và Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ.Tuy nhiên cả hai văn bản này đều đã có những bất cập và vướng mắc khi triển khai thực hiện cần có sự điều chỉnh kịp thời để tạo điều kiện cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được nhanh chóng.
Về tái cơ cấu doanh nghiệp Chính phủ ban hành quyết định 929/2012/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 về phê duyệt “Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là tập đồn kinh tế, Tổng Cơng ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”. Theo đó, các tập đồn, Tổng cơng ty xây dựng đề án tái cơ cấu theo hướng trọng tâm vào việc thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành, tập trung vốn cho ngành nghề kinh doanh chính. Việc thối vốn theo 2 hướng là chuyển nhượng (bán) hoặc chuyển giao vốn cho doanh nghiệp cùng ngành nghề Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện cịn rất hạn chế do việc thối vốn vào thời điểm hiện nay rất khó khăn do do khơng thể bảo tồn vốn, thị trường chứng khoán ế ẩm, sức mua thấp, tâm lý cục bộ …đặc biệt đầu tư ngoài ngành lại tập trung vào lĩnh vực bất động sản, ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ cần có chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong việc thực hiện vấn đề này đồng thời có các giải pháp củng cố và phát triển thị trường chứng khốn, u cầu các cơng ty cổ phần có vốn nhà nước phải thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán để tất cả các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo đúng qui luật thị trường từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Nhà nước.