Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ CNH-HĐH 1 Tính tất yếu của việc phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu 598 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức & doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 30 - 31)

1. Tính tất yếu của việc phát triển nguồn nhân lực.

Toàn cầu hoá là quá trình xã hội hoá ngày càng sâu sắc, sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng với những mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tố này ở quy mô toàn cầu. Quá trình toàn cầu hoá đã thúc đẩy cuộc chạy đua phát triển nguồn nhân lực tại các quốc gia, khu vực trên thế giới về khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước và thị trường lao động quốc tế.

Đối với nước ta, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện CNH-HĐH đất nước và tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế, gia nhập các tổ chức khu vực và thế giới( APEC, WTO, AFTA…), thực hiện các hiệp định hợp tác song phương( Việt- Mỹ…) đang là nhu cầu hết sức cấp bách, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thay đổi mang tính đột phá, tăng tốc.

2. Các giải pháp

Phát triển nguồn nhân lực phải khắc phục được các khiếm khuyết và tồn tại của nguồn nhân lực cũng như tăng cường các yếu tố tác động tích cực đến phát triển nguồn nhân lực. Trong đó các giải pháp cần hướng vào là:

- Giải quyết tốt quan hệ giữa yêu cầu tăng nhanh quy mô giáo dục, lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật và nâng cao chất lượng của giáo dục, đào tạo để đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước hướng vào nền kinh tế tri thức và tham gia mạnh mẽ vào quá trình toàn cầu hoá. Các giải pháp cụ thể là:

+Tăng cường xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức sở hữu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho giáo dục, đào tạo và dạy nghề.

+ Tăng đầu tư của Chính Phủ theo hướng đầu tư có trọng điểm nhằm xây dựng các trường, cơ sở giáo dục và đào tạo có uy tín trong nước, khu vực và thế giới.

+ Tạo được mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành, giữa đào tạo chuyên môn kỹ thuật và nghiên cứu khoa học.

-Nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động nước ta trên phương diện thế lực, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, kỷ luật công nghệ, khả năng thích ứng và các phẩm chất khác của lao động quốc tế thông qua môi trường giáo dục huấn luyện, đào tạo và tạo ra các quy trình, tiêu chuẩn hoạt động tại các cơ sở.

- Nâng cao chỉ số HDI của nước ta thông qua các kế hoạch, giải pháp và thực hiện tăng tốc phát triển kinh tế nhằm không ngừng nâng cao nhanh chóng mức sống, tăng số năm đi học, đảm bảo tốt chăm sóc y tế, an ninh xã hội cho dân cư và người lao động.

- Hoàn thiện các chính sách liên quan đến thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực đảm bảo tham gia hiệu quả vào quá trình toàn cầu hoá. Trong đó đặc biệt là các chính sách như; khuyến khích người lao động tham gia vào đào tạo cách mạng kỹ thuật, phát triển và điều chỉnh thị trường lao động( phát triển hệ thống cung ứng, tư vấn việc làm…)

Một phần của tài liệu 598 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức & doanh nghiệp ở Việt Nam (Trang 30 - 31)