Những mặt đạt được và những hạn chế về quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 47 - 50)

2.2 Thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP

2.2.2 Những mặt đạt được và những hạn chế về quản trị rủi ro thanh khoản

khoản tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

2.2.2.1 Những mặt đạt được:

Với những kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 của Vietcombank và mức độ rủi ro thanh khoản thơng qua việc phân tích các chỉ số thanh khoản tại Vietcombank thì việc quản trị rủi ro thanh khoản thông qua mơ hình tổ chức, mơi trường quản trị, hệ thống đo lường, giám sát rủi ro của Vietcombank phải được thực thi một cách có hiệu quả. Sau đây, học viên đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế về quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank:

Về mơ hình tổ chức

Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng trở nên rủi ro hơn, việc quản lý rủi ro là vơ cùng quan trọng. Chính vì vậy, Vietcombank đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.

Hiện, bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank bao gồm:

 Hội đồng quản trị: HĐQT có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong

việc điều hành tất cả các hoạt động của Ngân hàng liên quan đến quản lý rủi ro, bảo đảm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khơng ngừng phát triển, an tồn và bền vững. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, HĐQT chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và chiến lược quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ; phê duyệt các giới hạn chịu đựng rủi ro cơ bản trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc; phê duyệt các khoản kinh doanh đầu tư có giá trị lớn, phức tạp theo quy định của pháp luật và nội bộ của Vietcombank trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc.

 Ủy ban quản lý rủi ro: Ủy ban quản lý rủi ro là bộ phận do HĐQT Ngân hàng ra quyết định thành lập và chịu sự quản lý trực tiếp của HĐQT. Ủy ban quản lý rủi ro có trách nhiệm tham mưu cho HĐQT trong việc quản lý các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của Vietcombank. Ngoài ra, Ủy ban quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành các chiến lược, quy trình, chính sách lien quan đến hoạt động quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng; Định kỳ báo cáo đánh giá tình hình rủi ro trong các mặt hoạt động của ngân hàng và đề xuất các biện pháp cải thiện kịp thời.

 Ủy ban quản lý tài sản nợ (ALCO): ALCO là bộ phận do Tổng Giám

đốc ra quyết định thành lập với chức năng chính là quản lý rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản của Vietcombank. ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Vietcombank nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi rủi ro chấp nhận được; tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank; quản lý khả năng thanh khoản; điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp,…

 Tổng giám đốc: Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước

HĐQT trong việc tổ chức triển khai kịp thời và có hiệu quả các chiến lược, chính sách, nghị quyết, quyết định liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro do HĐQT ban hành. Tổng Giám đốc có nhiệm vụ xây dựng và triển khai các quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý rủi ro; đề xuất HĐQT phê duyệt các giới hạn chịu đựng theo quy định nội bộ của Vietcombank, phê duyệt các phương pháp nhận dạng, đo lường và quản lý rủi ro, phê duyệt các kế hoạch, biện pháp giảm nhẹ rủi ro phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của Vietcombank. Đảm bảo mọi

loại rủi ro đều được kiểm sốt ở mức độ thích hợp và báo cáo HĐQT kịp thời các dấu hiệu hoặc các biến cố gây tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh bình thường của Ngân hàng.

 Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro: Phó Tổng Giám đốc phụ trách

chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành, trực tiếp toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý rủi ro tại Vietcombank; tham mưu cho Tổng Giám đốc triển khai kịp thời và có hiệu quả các chiến lược, chính sách và Nghị quyết liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro và kịp thời báo cáo các dấu hiệu hoặc các sự cố gây tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh bình thường của Vietcombank.

 Các phòng ban quản lý rủi ro tại Hội sở chính: Tùy tình hình thực tế

trong từng thời kỳ, HĐQT sẽ ra quyết định thành lập một số phòng ban thuộc bộ máy tổ chức tại Hội sở chính. Các phịng ban này chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến quản lý rủi ro, bao gồm việc soạn thảo các quy trình nghiệp vụ, các hướng dẫn chỉ đạo thực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện thị trường trong từng thời kỳ; giám sát và đánh giá hoạt động quản lý rủi ro nói chung trong tồn hệ thống Vietcombank và nói riêng đối với từng chi nhánh, đơn vị thành viên.

Về quy định quản lý thanh khoản

Hiện tại việc quản lý thanh khoản được thực hiện gián tiếp thông qua điều hành cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn do bộ phận ALCO chịu trách nhiệm. Và trên nguyên tắc triển khai quản lý rủi ro theo mơ hình quản lý tập trung, theo đó Hội sở chính sẽ quản lý tình hình thanh khoản chung cho tồn hệ thống. Tại các chi nhánh, giao trách nhiệm cho từng chi nhánh tự quản lý về khả năng thanh khoản của mình.

2.2.2.2 Những hạn chế:

Về môi trường quản trị rủi ro:

Môi trường quản trị rủi ro là quan điểm, văn hóa, chiến lược cũng như nguyên tắc ứng xử về rủi ro thanh khoản mà một ngân hàng xây dựng và áp dụng

trong tồn hệ thống của mình. Tuy nhiên, tại Vietcombank vẫn chưa có một chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản rõ ràng và chi tiết.

Về tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành:

Hiện Vietcombank đã có bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro tín dung, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường. Tuy nhiên, hoạt động quản lý rủi ro chưa có bộ phận chuyên trách về rủi ro thanh khoản.

Về hệ thống đo lường, giới hạn rủi ro:

Theo quy định về quản lý rủi ro của Vietcombank thì tùy thuộc vào bản chất của từng loại rủi ro, Vietcombank sẽ thực hiện việc thiết lập giới hạn rủi ro đối với từng loại hoạt động kinh doanh, giới hạn rủi ro đối với từng bộ phận kinh doanh và giới hạn rủi ro đối với từng cá nhân tham gia. Qua đó, thì một khâu quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản là phải có một hệ thống đo lường và giới hạn rủi ro, tuy nhiên hệ thống này của Vietcombank còn quá đơn giản, gần như khơng có một hệ thống đo lường, đánh giá rủi ro.

Về cơ chế giám sát thực hiện quản trị rủi ro thanh khoản:

Do NHNN khơng có hướng dẫn về quản trị rủi ro thanh khoản nên hệ thống thanh tra thiếu cơ sở giám sát các hoạt động quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)