Đơn vị tính: tỷ VND Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn tự có 13.552 13.790 16.710 20.669 28.639 Tổng nguồn vốn huy động 183.772 208.057 238.676 286.707 337.940 Tổng tài sản có 197.408 221.950 255.496 307.496 366.722
Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của Vietcombank và kết quả tính tốn của học viên
2.2.1.3 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3 Bảng 2.5 Chỉ số trạng thái tiền mặt H3
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
H3(%) 8,68 18,20 15,89 8,75 9,45
Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của Vietcombank.
Chỉ số H3 là chỉ số trạng thái tiền mặt. Một chỉ số H3 cao tức là một tỷ lệ tiền mặt và tiền gửi cao, đảm bảo cho ngân hàng khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản
tức thời. Theo số liệu mà học viên đã tính tốn thì chỉ số H3 năm 2007 đến 2009 lần
lượt là 8,68%; 18,20%; 15,88%. Tuy nhiên sang năm 2010 và 2011, chỉ số này tại Vietcombank đều nhỏ hơn 10% và thấp hơn so với chỉ số được tính tốn cho những năm trước, lần lượt là 8,75% và 9,45%.
Trung bình ngành năm 2011 khá thấp, chỉ số này chỉ khoảng 7%, cho thấy khả năng đáp ứng thanh khoản tức thời của các NHTM khá thấp. Đỉnh điểm của việc thiếu thanh khoản của các NHTM là cuộc chạy đua lãi suất vào những tháng đầu năm 2011 thơng qua nhiều hình thức khác nhau với mức lãi suất 18%, thậm chí trên 20%; trong khi trần lãi suất mà NHNN đưa ra là 14% với sự tham gia của cả ngân hàng nhỏ lẫn ngân hàng lớn, ngân hàng mới thành lập đến những ngân hàng uy tín đã hoạt động nhiều năm. Và 3 trong số những NHTM đã ủng hộ chiến lược tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của NHNN nhằm giảm bớt căng thẳng cũng như sự phá sản của các ngân hàng bằng một quyết định hợp nhất ngân hàng gồm Đệ nhất, Việt nam Tín nghĩa và SCB.
Vietcombank là một trong những ngân hàng lớn, có khả năng phản ứng tốt những biến động của thị trường. Tuy nhiên, Vietcombank vẫn chịu sức ép của cuộc đua lãi suất khi dòng vốn huy động từ các NHTM lớn đã chuyển sang các NHTM nhỏ. Do đó, một chỉ số trạng thái tiền mặt cao sẽ đáp ứng tốt được những nhu cầu thị trường tức thời.
2.2.1.4 Chỉ số năng lực cho vay H4 Bảng 2.6 Chỉ số năng lực cho vay H4
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
H4 (%) 48,34 48,90 53,62 55,65 55,66
Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của Vietcombank và kết quả tính tốn của học viên
Chỉ số H4 phản ánh năng lực cho vay. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì
cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ và rủi ro đem lại là cao nhất. Chỉ số này càng cao thì thanh khoản càng thấp. Tuy nhiên, cho vay vẫn là hoạt động kinh doanh và nguồn tạo ra lợi nhuận chính của ngân hàng.
Chỉ số H4 của Vietcombank trung bình là trên 50%. Tuy nhiên, chỉ số này cao hơn
trung bình ngành H4 là 43,2%. Điểm qua các ngân hàng có có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có thấp như Đại á, HDbank, Hàng Hải, Nam Á, Việt Nam Thịnh Vượng, Đại dương, Bản Việt, Bưu điện Liên Việt, Phát triển Mê Kơng. Điều này có thể được giải thích là do theo lộ trình phải đảm bảo vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2011, các ngân hàng đã sử dụng nhiều cách để tăng vốn. Nhưng số vốn này chưa được sử dụng nên được gửi ở các TCTD, hoặc dưới dạng tiền mặt, làm chỉ số H4 thấp.
2.2.1.5 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5 Bảng 2.7 Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng H5
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
H5 (%) 67,40 69,10 81,03 83,58 89,97
Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của Vietcombank và kết quả tính tốn của học viên.
Tiếp tục chúng ta xem xét chỉ số H5. Đây là chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng, đánh giá các ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản càng
thấp. Như vậy, theo số liệu đã tính tốn được, thì chỉ số H5 của Vietcombank có xu
hướng tăng dần qua các năm. Đỉnh điểm năm 2011 là gần 90%, tức là trong 100 đồng tiền gửi của khách hàng thì Vietcombank cho vay 90 đồng, phần còn lại Vietcombank dành để đáp ứng dự trữ bắt buộc cũng như các nhu cầu thanh khoản cần thiết.
Khi cùng xét chỉ số H4 và H5, trong tổng tài sản có thì Vietcombank chỉ cho vay 50%, cịn lại là các khoản tiền gửi, đầu tư và dự trữ tiền mặt. Tuy nhiên trong tổng dư nợ hiện có thì chiếm 90% trong tổng lượng tiền gửi khách hàng, một tỷ lệ khá rủi ro.
Trung bình ngành, thì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản là 43%, nhưng cho vay bằng 100% tổng lượng huy động tiền gửi khách hàng. Trong đó, nổi bật lên là ngân hàng phát triển Mê Kơng, với tỷ lệ khoản cấp tín dụng/tổng tài sản có chỉ chiếm gần 31%, nhưng tỷ lệ khoản cấp tín dụng/tổng tiền gửi khách hàng là 251%. Như vậy các ngân hàng có tỷ lệ khoản cấp tín dụng/tổng tài sản có thấp nhưng thực tế các ngân hàng đó đã sử dụng hết tiền gửi của khách hàng và phải vay từ các TCTD khác để cho vay, cũng như đảm bảo dự trữ bắt buộc và khả năng thanh toán.
2.2.1.6 Chỉ số chứng khoán thanh khoản H6 Bảng 2.8 Chỉ số chứng khoản thanh khoản H6
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
H6 (%) 19,22 13,62 8,22 7,31 7,21
Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của Vietcombank và kết quả tính tốn của học viên.
Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khốn có thể dể dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản có của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. Kết quả tính tốn cho thấy, tại Vietcombank tỷ lệ này giảm liên tục từ năm 2007 đến 2011. Lý do
ở đây là thị trường chứng khốn Việt Nam những năm gần đây có nhiều biến động, khá là rủi ro, suất sinh lời từ thị trường này ngày càng thấp. Chính vì vậy, hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam, tỷ lệ này đều sụt giảm và Vietcombank là khơng ngoại lệ. Có những ngân hàng thời điểm 31/12/2011 hầu như khơng có số dư chứng khốn hoặc có nhưng rất thấp như Eximbank, ACB, An Bình, Navibank, Phương Nam, Bản Việt. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những ngân hàng có sự tham gia vào thị trường này khá lớn như Techcombank, Hdbank, Hàng Hải, Quốc Tế, VPBank, Bảo Việt.
2.2.1.7 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7 Bảng 2.9 Chỉ số trạng thái ròng đối với các TCTD H7
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
H7 2,32 1,27 1,22 1,34 2,18
Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của Vietcombank và kết quả tính tốn của học viên
Chỉ số H7 so sánh mức độ tiền gửi và cho vay các TCTD so với việc nhận tiền gửi và đi vay các TCTD. Chỉ số này với Vietcombank qua các năm đều lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ rằng, với lợi thế quy mô lớn, nắm giữ nhiều giấy tờ có giá, trong các phiên đấu giá của NHNN nhằm bơm vốn ra thị trường thì Vietcombank ln tiếp cận được nguồn vốn giá rẻ này. Những ngân hàng nhỏ, do không tiếp cận được nguồn vốn này, buộc phải vay những ngân hàng như Vietcombank để khắc phục tình trạng căng thẳng trong thanh khoản, một phần từ chính sách thắt chặt tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Xem xét trên hệ thống NHTM Việt Nam, có khá nhiều những ngân hàng nhỏ có chỉ số này khá thấp như PGBank, VPBank, Phương Đơng, Habubank. Trung bình ngành năm 2011, tỷ lệ gửi và cho vay các TCTD/nhận tiền gửi và đi vay các TCTD là 0,97. Như vậy, xét chung thì các NHTM Việt Nam vẫn đi vay nhiều hơn là cho vay.
2.2.1.8 Chỉ số (tiền mặt + tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H8
Bảng 2.10 Chỉ số (tiền mặt + tiền gửi không kỳ hạn tại các TCTD)/tiền gửi khách hàng H8
Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hàng năm của Vietcombank và kết quả tính tốn của học viên.
Với chỉ số H8, trong năm 2007 chỉ số này là 3,86% khá thấp; lần lượt chỉ số
này tăng mạnh qua các năm còn lại và năm 2011 là 10,59%; nghĩa là Vietcombank đã dự trữ trên 10% để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Trung bình ngành là 12,6% năm 2011. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa phản ánh thực sự khả năng đảm bảo thanh khoản của các ngân hàng, khi vào thời điểm cuối năm 2011, các ngân hàng phải tăng vốn để đảm bảo thanh khoản và số vốn này tạm thời chưa được sử dụng đến.
Đánh giá chung về thanh khoản của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Thanh khoản là vấn đề thường xuyên, then chốt quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng. Không nằm ngoài xu hướng chung của cả hệ thống Ngân hàng Việt Nam, khi NHNN thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát, Vietcombank trong vài thời điểm cũng gặp nhiều khó khăn. Chỉ số H1, H2 của Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011 thấp so với trung bình ngành cũng như các ngân hàng trên thế giới. Tổng lượng tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, tiền gửi không kỳ hạn trong 2 năm 2010, 2011 giảm so với năm 2008, 2009; từ mức trên 40.000 tỷ đồng xuống còn 34.000 tỷ đồng. Trong khi đó, lượng tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD khác tăng ròng đáng kể. Dư nợ cho vay cũng tăng dần trong các năm. Tỷ lệ dư nợ/tiền gửi ở mức cao gần 90%; cụ thể là 83,58% (2010) và 89,90% (2011). Bên cạnh đó, chỉ số chứng khoản thanh khoản giảm liên tục qua các năm. Như vậy với việc đẩy mạnh cho vay và tăng lượng tiền gửi có kỳ hạn trong 2 năm 2010, 2011, sang gần cuối năm 2011 và đầu năm 2012, Vietcombank đã gặp vấn đề về thanh khoản, nợ xấu tăng cao. Để giải quyết vấn đề này, Vietcombank đã tăng
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
cường tiếp cận các tập đồn, tổng cơng ty nhằm thu hút những nguồn vốn lớn, đặt chỉ tiêu huy động vốn về các chi nhánh, tích cực tham gia các phiên đấu giá hỗ trợ thanh khoản của NHNN,…và quy định tỷ lệ giữa dư nợ/tiền gửi đối với chi nhánh.
2.2.2 Những mặt đạt được và những hạn chế về quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam khoản tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
2.2.2.1 Những mặt đạt được:
Với những kết quả đạt được từ hoạt động kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011 của Vietcombank và mức độ rủi ro thanh khoản thơng qua việc phân tích các chỉ số thanh khoản tại Vietcombank thì việc quản trị rủi ro thanh khoản thông qua mơ hình tổ chức, mơi trường quản trị, hệ thống đo lường, giám sát rủi ro của Vietcombank phải được thực thi một cách có hiệu quả. Sau đây, học viên đánh giá những mặt đạt được và những hạn chế về quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank:
Về mơ hình tổ chức
Trong điều kiện môi trường kinh doanh ngày càng trở nên rủi ro hơn, việc quản lý rủi ro là vơ cùng quan trọng. Chính vì vậy, Vietcombank đã và đang xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.
Hiện, bộ máy quản trị rủi ro thanh khoản tại Vietcombank bao gồm:
Hội đồng quản trị: HĐQT có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong
việc điều hành tất cả các hoạt động của Ngân hàng liên quan đến quản lý rủi ro, bảo đảm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng khơng ngừng phát triển, an tồn và bền vững. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, HĐQT chịu trách nhiệm ban hành các chính sách và chiến lược quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ; phê duyệt các giới hạn chịu đựng rủi ro cơ bản trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc; phê duyệt các khoản kinh doanh đầu tư có giá trị lớn, phức tạp theo quy định của pháp luật và nội bộ của Vietcombank trên cơ sở đề xuất của Tổng Giám đốc.
Ủy ban quản lý rủi ro: Ủy ban quản lý rủi ro là bộ phận do HĐQT Ngân hàng ra quyết định thành lập và chịu sự quản lý trực tiếp của HĐQT. Ủy ban quản lý rủi ro có trách nhiệm tham mưu cho HĐQT trong việc quản lý các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh và đầu tư của Vietcombank. Ngoài ra, Ủy ban quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành các chiến lược, quy trình, chính sách lien quan đến hoạt động quản lý rủi ro phù hợp trong từng thời kỳ bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn/hạn chế và mức độ chấp nhận rủi ro của Ngân hàng; Định kỳ báo cáo đánh giá tình hình rủi ro trong các mặt hoạt động của ngân hàng và đề xuất các biện pháp cải thiện kịp thời.
Ủy ban quản lý tài sản nợ (ALCO): ALCO là bộ phận do Tổng Giám
đốc ra quyết định thành lập với chức năng chính là quản lý rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản của Vietcombank. ALCO có nhiệm vụ giám sát và quản lý tổng thể các hạng mục tài sản có và tài sản nợ trong bảng cân đối kế toán hợp nhất và riêng biệt của Vietcombank nhằm tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi rủi ro chấp nhận được; tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của Vietcombank; quản lý khả năng thanh khoản; điều hành lãi suất và tỷ giá phù hợp,…
Tổng giám đốc: Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước
HĐQT trong việc tổ chức triển khai kịp thời và có hiệu quả các chiến lược, chính sách, nghị quyết, quyết định liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro do HĐQT ban hành. Tổng Giám đốc có nhiệm vụ xây dựng và triển khai các quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý rủi ro; đề xuất HĐQT phê duyệt các giới hạn chịu đựng theo quy định nội bộ của Vietcombank, phê duyệt các phương pháp nhận dạng, đo lường và quản lý rủi ro, phê duyệt các kế hoạch, biện pháp giảm nhẹ rủi ro phù hợp với khả năng chịu đựng rủi ro của Vietcombank. Đảm bảo mọi
loại rủi ro đều được kiểm sốt ở mức độ thích hợp và báo cáo HĐQT kịp thời các dấu hiệu hoặc các biến cố gây tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh bình thường của Ngân hàng.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách rủi ro: Phó Tổng Giám đốc phụ trách
chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành, trực tiếp toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản lý rủi ro tại Vietcombank; tham mưu cho Tổng Giám đốc triển khai kịp thời và có hiệu quả các chiến lược, chính sách và Nghị quyết liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro và kịp thời báo cáo các dấu hiệu hoặc các sự cố gây tác động bất lợi đến hoạt động kinh doanh bình thường của Vietcombank.
Các phòng ban quản lý rủi ro tại Hội sở chính: Tùy tình hình thực tế
trong từng thời kỳ, HĐQT sẽ ra quyết định thành lập một số phòng ban thuộc bộ máy tổ chức tại Hội sở chính. Các phịng ban này chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc trong việc điều hành các hoạt động liên quan đến quản lý rủi ro, bao gồm việc soạn thảo các quy trình nghiệp vụ, các hướng dẫn chỉ đạo thực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện thị trường trong từng thời kỳ; giám sát và đánh giá hoạt động quản lý rủi ro nói chung trong tồn hệ thống Vietcombank và nói riêng đối với từng chi nhánh, đơn vị thành viên.
Về quy định quản lý thanh khoản
Hiện tại việc quản lý thanh khoản được thực hiện gián tiếp thông qua điều