Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh trần hưng đạo (Trang 83 - 87)

6. Kết cấu luận văn:

3.3. Một số giải pháp khác

3.3.1. Nâng cao chất lượng dịch vụ

Khi hài lòng với chất lượng dịch vụ TTQT tại ngân hàng giao dịch, khách hàng thường có xu hướng mở rộng giao dịch với các dịch vụ khác như tiền gởi, tiền vay, thẻ thanh toán... Tuy đây là những dịch vụ tăng thêm nhưng cũng góp phần rất quan trọng vào sự hài lòng của khách hàng. Nếu những dịch vụ này không tốt, không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì họ sẽ giao dịch với các ngân hàng khác và chuyển dần giao dịch TTQT đến ngân hàng đó. Vì vậy ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, cụ thể:

- Đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng hiện đại: việc ứng dụng và phát triển các dịch

vụ ngân hàng hiện đại là vấn đề tất yếu mang tính sống cịn của các ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Thực tế cho thấy dịch vụ ngân hàng ngày nay mang tính đồng nhất cao, ngân hàng nào có thể tạo sự khác biệt trong dịch vụ tiện ích cao thì ngân hàng đó sẽ có thế mạnh trong cạnh tranh. Các dịch vụ tiện ích cao này chỉ có thể được xây dựng trên nền tảng cơ sở của công

nghệ hiện đại. Chính vì vậy, Sacombank nên chú trọng đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin trên cơ sở chú trọng đến chất lượng dữ liệu và độ bảo mật, an toàn của hệ thống. Triển khai nâng cấp hạ tầng mạng nhằm nâng cao tốc độ xử lý giao dịch và đáp ứng yêu cầu triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại. Nâng cấp các hệ thống thanh toán theo tiêu chuẩn yêu cầu của tổ chức thanh tốn SWIFT nhằm nâng cao tính an tồn trong dịch vụ TTQT và chất lượng dịch vụ.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, cung cấp các dịch vụ trọn gói với mức phí ưu

đãi nhằm khuyến khích khách hàng gia tăng sử dụng sản phẩm dịch vụ khác ngoài sản phẩm dịch vụ TTQT, từng bước thu hút khách hàng về giao dịch với chỉ Sacombank.

- Đơn giản hóa thủ tục, tự động hóa tác nghiệp nhằm rút ngắn thời gian giao dịch

của khách hàng.

3.3.2. Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện

Mơi trường làm việc có ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và chất lượng công việc của nhân viên. Vì vậy, để tạo được tâm lý thoải mái, tinh thần làm việc hăng say của nhân viên, Sacombank cần phải xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện hơn nữa:

- Tránh tạo cho nhân viên quan điểm “phải hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận”,

điều đó sẽ tạo áp lực cho nhân viên, dẫn đến nhiều hệ lụy xấu như: bán hàng bằng mọi cách hay chán nản và có xu hướng “mặc kệ”. Hướng cho nhân viên nhận thức quan điểm bán hàng là “thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, từ đó hồn thành chỉ tiêu lợi nhuận”.

- Tăng cường sự hỗ trợ, phối hợp giữa các phòng ban, các đồng nghiệp với nhau

để công việc được thuận lợi, nhanh chóng.

- Trao quyền cho nhân viên trong việc giải quyết khiếu nại nếu có của khách hàng.

Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền mới trình lên cấp quản lý xem xét giải quyết.

sống để tạo cho nhân viên cảm giác nơi làm việc chính là ngơi nhà thứ hai của mình.

- Chú trọng hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên thông qua các

chương trình cụ thể như: vay vốn tiêu dùng với lãi suất ưu đãi, thăm hỏi, tặng quà nhân viên trong các dịp sinh nhật, lễ tết, nghỉ ốm, thai sản...; tạo môi trường thư giãn, vui chơi, rèn luyện sức khỏe vào dịp cuối tuần qua các hoạt động văn nghệ, thể thao.

- Tạo điều kiện cho nhân viên được thể hiện bản thân và cơ hội thăng tiến.

- Phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách sử dụng hợp lý đối với các nhân

viên có thành tích tốt trong lao động.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ cũng như các chế độ thưởng, phạt hợp lý đối với

nhân viên, đặc biệt là những nhân viên có q trình gắn bó lâu dài với ngân hàng.

3.3.3. Nâng cao vị thế cạnh tranh

Kinh tế xã hội ngày một phát triển, mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng, do đó những ngân hàng có hệ thống mạng lưới rộng lớn sẽ có nhiều lợi thế trong q trình cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Công tác phát triển mạng lưới không những tạo được nền tảng vững chắc cho sự phát triển của Sacombank mà còn tạo điều kiện cho khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận những sản phẩm dịch vụ tài chính hiện đại, đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, hỗ trợ mở rộng quy mô và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiện tại, với số lượng điểm giao dịch của Sacombank đạt 415 điểm trong đó 408 điểm tại Việt Nam và 7 điểm tại khu vực Đông Dương (Campuchia, Lào), trong thời gian sắp tới, Sacombank cần mở rộng mạng lưới hoạt động đến mọi vùng miền đất nước, đặc biệt là chú trọng phát triển mạng lưới ở các khu công nghiệp, khu đơ thị mới, nơi nhà nước đang có kế hoạch phát triển kinh tế... Bên cạnh đó, mở rộng mạng lưới hoạt động đến các quốc gia lớn, có tiềm năng phát triển để nâng cao vị thế cạnh tranh của Sacombank trên trường quốc tế.

Bên cạnh công tác phát triển mạng lưới nội địa, Sacombank cần tăng cường thiết lập mạng lưới ngân hàng đại lý tồn cầu để rút ngắn thời gian thanh tốn, chuyển tiền và tiết kiệm chi phí, nâng cao uy tín trong cộng đồng và ngân hàng song song với việc khai thác tiềm năng thị trường còn bỏ ngõ và nâng cao uy tín thương hiệu của Sacombank trong khu vực, tạo lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, việc mở rộng đại lý cần phải được nghiên cứu cụ thể trên cơ sở:

- Chọn địa điểm mở rộng quan hệ đại lý là những quốc gia, khu vực có tiềm năng

phát triển thương mại với Việt Nam.

- Chọn ngân hàng đại lý có uy tín, hoạt động kinh doanh tốt để tránh rủi ro cho

khách hàng cũng như ngân hàng.

- Chọn những ngân hàng có biểu phí thấp, nhiều chính sách ưu đãi để giảm chi phí

cho khách hàng.

3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động marketing

Môi trường ngày nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều ngân hàng đang cạnh tranh khốc liệt thì việc quảng bá thương vơ cùng cần thiết. Có rất nhiều cách để ngân hàng làm được điều này:

- Thực hiện quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình,

báo đài...

- Tham gia tài trợ cho các chương trình văn hóa, thể thao, giải trí. Điều này sẽ dễ

dàng thu hút sự quan tâm đông đảo của khán giả – những khách hàng tương lai của ngân hàng.

- Tham gia nhiều vào các chương trình từ thiện, gây quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo, tài

trợ học phí cho sinh viên nghèo vượt khó, tài trợ học bổng cho các sinh viên xuất sắc từ các trường Đại học...

Song song với việc quảng bá thương hiệu, ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược marketing hồn hảo:

- Nắm chắc phân khúc khách hàng truyền thống: xác định đối tượng khách hàng

từng doanh nghiệp để để tập trung phát triển sâu rộng hệ khách hàng này.

- Chủ động tìm kiếm khách hàng mới: theo dõi tình hình thành lập các doanh

nghiệp xuất nhập khẩu để kịp thời tiếp cận giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cũng như nêu bật các tiện ích của sản phẩm dịch vụ đó.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp đối với dịch vụ thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh trần hưng đạo (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)