6. Kết cấu luận văn:
3.4. Kiến nghị đối với Hội Sở
- Hiện tại, Sacombank đang áp dụng cơ chế phân quyền cho các chi nhánh để xử lý hồ sơ nhanh chóng, gia tăng chất lượng phục vụ khách hàng. Tuy nhiên hạn mức này còn khá thấp (Giám đốc chi nhánh 1 tỷ đồng, Ban tín dụng chi nhánh 2 tỷ đồng). Đối với những hồ sơ vượt hạn mức phải thông qua công tác thẩm định từ các phòng ban Hội sở và phê duyệt từ các cấp có thẩm quyền cao hơn vì vậy gây ra tình trạng kéo dài thời gian xử lý hồ sơ. Để gia tăng tốc độ ra quyết định nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng, tác giả đề xuất phân quyền cao hơn cho các cấp dưới để đẩy nhanh tốc độ ra quyết định, nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng bạn trên cơ sở có cơ chế kiểm tra, kiểm sốt để phịng tránh rủi ro.
- Mơ hình TTQT tập trung tuy có ưu điểm là mang tính chun nghiệp, hạn chế được rủi ro nhưng thời gian xử lý hồ sơ bị kéo dài. Những hồ sơ có sai sót (do khách hàng viết nhằm) hoặc thiếu chứng từ sẽ bị trả lại để khách hàng hồn thiện vì vậy rất mất thời gian và công sức của khách hàng. Đối với những hồ sơ vượt hạn mức của chi nhánh, chi nhánh không được quyền tự quyết mà phải chờ xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền (quyền phán quyết của chi nhánh đối với một hồ sơ TTQT là 200.000 USD, đối với 1 khách hàng là 500.000 USD). Để nâng cao tính cạnh tranh trong mơi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, tác giả đề xuất:
• Nâng hạn mức phán quyết của chi nhánh để có thể xử lý hồ sơ nhanh chóng cho khách hàng.
• Phối hợp từ hội sở đến chi nhánh chặt chẽ nhằm rút ngắn thời gian giao dịch và linh động xử lý hồ sơ cho khách hàng.
• Xây dựng quy trình nghiệp vụ rõ ràng, phân công phân nhiệm cụ thể đến từng phòng ban nhằm hạn chế sự chồng chéo, dẫn đến kéo dài thời gian xử lý
hồ sơ, gây phiền hà cho khách hàng