Tổng kết Trao giải:

Một phần của tài liệu SKKN dạy học dự án theo chủ đề từ tác phẩm bình ngô đại cáo của nguyễn trãi hướng đến giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ hiện nay (Trang 49 - 52)

- Tổng điểm của mỗi đội trong phần thi này được tính bằng tổng điểm của

4. Tổng kết Trao giải:

Như vậy, 3 đội thi của chúng ta đã hoàn thành phần thi của mình. Và như vậy, qua ba vòng thi, số điểm của 3 đội lần lượt là:

- Đội số 1: - Đội số 2: - Đội số 3:

50

Căn cứ vào số điểm này, Ban tổ chức quyết định: - Trao giải ba cho đội…

- Trao giải nhì cho đội … - Trao giải nhất cho đội…

GIAI ĐOẠN 3: KẾT THÚC DỰ ÁN

Sau khi hồn thành dự án, chúng tơi rút ra một số bài học kinh nghiệm khi triển khai phương pháp dạy học theo dự án nói chung và dự án tích hợp nói riêng như sau:

- Muốn thực hiện theo đúng phương pháp học theo dự án thì bản thân giáo viên phải nắm chắc kiến thức về dạy và học theo dự án từ khái niệm, cách thức, quy trình, mục đích, u cầu, sản phẩm... vì dạy học theo dự án địi hỏi học sinh phải có trình độ tư duy cao hơn hẳn các tiết học bình thường.

- Muốn thực hiện thành công phương pháp học theo dự án, giáo viên thực hiện phải thông qua Ban giám hiệu, được sự nhất trí và ủng hộ của Ban giám hiệu để dự án được thực hiện thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.

- Trước khi thực hiện dự án, giáo viên nên lựa chọn những chủ đề mang tính thực tiễn và phức hợp. Bởi lẽ, khi đó các em sẽ có hứng thú làm việc, tìm tịi, nghiên cứu bằng nhiều tài liệu từ nhiều nguồn, nhiều kênh thông tin khác nhau. Từ việc lựa chọn chủ đề sẽ quyết định đối tượng thực hiện dự án, quy mô dự án, thời gian tiến hành dự án, hiệu quả mang lại từ dự án....

- Giáo viên phải phác họa trước các ý tưởng cơ bản của dự án. Nếu không bám sát vào mục tiêu dạy học, mục đích của dự án sẽ mơ hồ và kết quả học tập có thể bị hiểu sai. Giáo viên cũng phải xác định những yếu tố quan trọng khi bước vào dự án như: Thiết bị, học liệu, các phương pháp tiến hành trong dự án, các nội dung mơn học có thể tích hợp trong dự án, dự kiến sản phẩm có thể thu được từ dự án… Từ đó, dự án mới không bị lệch hướng.

- Muốn thực hiện thành công phương pháp học theo dự án thì giáo viên phải chuẩn bị những cách thức và nội dung sinh động để gây hứng thú cho học sinh trước khi học sinh bước bước vào dự án. Giáo viên nên phân tích để học

51

sinh hiểu ý nghĩa của dự án mà các em sẽ tham gia thực hiện, từ đó các em sẽ chủ động và tích cực hơn khi tham gia dự án.

- Giáo viên phải đưa ra được tiêu chí đánh giá dự án để học sinh nắm được và định hướng cho đúng trong quá trình thực hiện dự án. Giáo viên nên để học sinh tự đánh giá lẫn nhau. Sau đó, giáo viên tổng hợp kết quả đánh giá của các nhóm, giáo viên tham gia đánh giá các nhóm theo các mức độ xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu để khuyến khích học sinh, giúp học sinh rút ra bài học cho bản thân mình.

- Giáo nên điều tra nhu cầu, sở thích, mong muốn học tập của sinh, tạo điều kiện để học phát huy mọi khả năng và sức sáng tạo của mình trong việc lựa chọn hình thức làm việc, từ đó đa dạng hóa sản phẩm học tập, tạo ra nhiều màu sắc học tập mới, kích thích hứng thú và đam mê học tập ở các em.

- Để hoàn thành tốt dự án, giáo viên phải yêu cầu học sinh ghi chép lại đầy đủ tiến trình của dự án vào sổ theo dõi dự án với các nội dung được thông qua trước lớp.

- Giáo viên nên ln nhớ rằng mình là người hướng dẫn và hỗ trợ, không làm thay mà là tạo điều kiện cho học sinh làm việc.

- Giáo viên cần đặt câu hỏi cho người học suy nghĩ và thử thách họ. Nên lựa chọn những câu hỏi định hướng một cách cẩn thận để người học tiếp thu được những kiến thức cần thiết trong chương trình.

- Trong suốt dự án, nên tạo nhiều cơ hội để đánh giá và kiểm soát sự tiến bộ của học sinh. Sau dự án cần đánh giá và rút kinh nghiệm nghiêm túc cho lần sau có kết quả tốt hơn.

* Tồn tại:

- Bước đầu khi triển khai dự án và bắt tay vào thực hiện, một số học sinh còn lúng túng, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, sau khi trao đổi với giáo viên và chia sẻ với các nhóm khác, các em đã nhanh chóng làm quen với phương pháp học tập mới và rất hứng thú.

- Quá trình thực hiện dự án tốn nhiều đầu tư về thời gian, công sức, kinh phí…

52

Về khả năng áp dụng của sáng kiến:

- Sáng kiến được tôi áp dụng trong chương trình giảng dạy Ngữ văn 10 khi dạy tác phẩm “Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi tại trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, năm học 2020-2021.

- Sáng kiến có thể áp dụng đối với học sinh khối 10 trên phạm vi toàn

tỉnh và toàn quốc khi dạy tác phẩm “Bình Ngơ đại cáo” của Nguyễn Trãi (Chương trình Ngữ văn 10).

Một phần của tài liệu SKKN dạy học dự án theo chủ đề từ tác phẩm bình ngô đại cáo của nguyễn trãi hướng đến giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ hiện nay (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)