Chương 3 Mỹ thuật thế kỷ XVI I XX
3.2. Nghệ thuật Cổ điển
- Trường phái Cổ điển hướng về sự trong sáng của tư tưởng và vẻ đẹp của hình thể, coi trọng sự kiểm soát và kỷ luật nơi nghệ thuật, quan tâm tới tiềm năng trong cách
diễn tả thuần lý, trong công phu gọt dũa tỉ mỉ và tầm nhận thức về vẻ đẹp lý tưởng. Tất cả căn bản của phong cách cổ điển đã khuyến khích người nghệ sĩ chú tâm vào các phẩm chất của trật tự, của sự thăng bằng và sự hòa hợp.
Những yếu tố cấu thành chủ nghĩa Cổ điển Pháp:
- Sùng bái, tôn thờ nghệ thuật Cổ đại. Lấy kiến trúc và điêu khắc Cổ đại làm mẫu mực: tính khoa học bao trùm lên những tính tốn bề mặt, khối hình, lấy cơ sở là trí tuệ. Họ cho rằng điêu khắc sở dĩ đạt sự trong sáng, hài hịa về tỉ lệ là do sự gia cơng rất ghê gớm về trí tuệ, khơng chỉ đơn thuần là cảm xúc. Cái đáng sùng bái trong cổ đại là lý trí, là yếu tố trí tuệ của các bậc thầy, tạo nên các kiệt tác.
- Màu sắc bị coi là thứ yếu, là phụ: hình họa, bố cục được coi trọng. Trong hội họa thì hình họa thể hiện hình dáng, sự thật; còn màu sắc chỉ diễn tả cái ngẫu nhiên, nhất thời, do ánh sáng tạo nên. Màu sáng làm vui mắt, cịn hình họa thỏa mãn tri thức… - Tư tưởng đẳng cấp trong nghệ thuật: tư tưởng này chi phối quan niệm có những nghệ thuật lớn- nghệ thuật nhỏ, nghệ thuật cao quý – nghệ thuật tầm thường. Nghệ thuật lớn gồm: điêu khắc, kiến trúc, hội họa với các đề tài về lịch sử Hy Lạp, La Mã cổ đại. Nghệ thuật nhỏ gồm: tranh vẽ sinh hoạt hàng ngày của dân, tranh vẽ tĩnh vật…
- Những chủ đề được coi trọng thời kỳ này là những tư tưởng, tình cảm lớn như yêu nước, yêu đồng loại, sự hy sinh, ca tụng nhà vua, giáo dục lòng trung thành…
- Hội họa Pháp thế kỷ XVII có những bước tiến nhảy vọt, ở thời kỳ này Pháp đã có những danh họa vào loại lớn nhất thế giới, đặt một nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này.
Họa sĩ tiêu biểu: Nicolas Poussin (1594-1665), Claude Lorrain (1600-1682) Nghệ thuật Tân cổ điển
- Vào cuối thế kỉ 18 đầu TK 19, hội họa chính thống ở châu Âu thường thích những
gam màu đậm, sâu và những bóng đổ tối. Thiên nhiên hoặc lâu đài cổ thường được sử dụng chủ yếu làm nền cho chủ đề của bức tranh. Nó được thay đổi hoặc trang trí thêm để phù hợp nhất cho các buổi diễn kịch, có lẽ là một khoảng khơng của bầu trời bao la hay bão tố bị phân chia bởi những vệt sáng của mặt trời, cũng có thể là một khu vườn được tỉa gọn đẹp đẽ chăm chút nhưng chứa đựng những vết tích của sự huỷ hoại lịch sử.
- Bố cục tranh cổ điển thường mang kịch tính và đồ sộ, tập trung vào hành động trung tâm hoặc những đặc điểm của nhóm nhân vật. Những đặc điểm này được phóng đại so với thực tế và thường bao gồm những con người thời cổ Hy Lạp hoặc Đại Cách mạng Pháp.
- Nét vẽ cổ điển thường được sơn phết một cách tỉ mỉ, với bề mặt mịn, mục đích để dấu đi những vệt màu của họa sĩ. Chúng được tạo thành để gây ra ảo giác giúp cho người xem tưởng tượng ra có thể nhìn xun qua khung tranh và đi vào thế giới thật trong tranh. Dễ có cảm giác các tác giả muốn miêu tả hay rao giảng những bài học đạo đức bằng cách sử dụng các đề tài lịch sử, tôn giáo và thần thoại.
- Với những đặc điểm đầy tính cơng thức như trên, hội họa chính thống thời đó được
gọi là trường phái Tân cổ điển (Neoclassicism), ngự trị vững chắc lâu dài trong giới hàn lâm và chính quyền. Các tác giả xuất sắc là Jacques Louis David (1748-1825) và Jean Auguste Dominique Ingres (1780–1867) với các tác phẩm Tân cổ điển tiêu biểu thiên về hình họa như bức "Lời tuyên thệ của nhà Horace" (David 1785), hay bức "Grande Odalisque" (Ingres 1814).
* Jacques-Louis David (1744-1825), họa sĩ Pháp. Ông là một người ủng hộ cuộc
Cách mạng Pháp và là một trong những nhân vật hàng đầu của tân cổ điển
- Năm 1784, sự thay đổi của phong cách đã được xác nhận bởi các lời tuyên thệ của Horatii (Paris, bảo tàng Louvre), có lẽ nổi tiếng nhất và chắc chắn là nghiêm trọng nhất của một loạt các cơng trình mà ca tụng các nhân đức cổ chủ nghĩa khắc kỷ nam tính, và lịng u nước trong cuộc Cách mạng Pháp, David đã đóng một vai trị tích cực cả về nghệ thuật, ông tổ chức lại các viện nghiên cứu và bài tập tuyên truyền sản xuất nhiều và ngoạn mục và chính trị.