Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật (Ngành Hội họa) (Trang 61 - 65)

Chương 4 : Mỹ thuật Phương Đông

4. Mỹ thuật Phương Đông

4.1. Mỹ thuật Trung Quốc

4.1.2. Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật

bích hoạ và điêu khắc Phật giáo cũng phát triển. Bích hoạ Đơn Hồng là mảng tranh rất nổi tiếng của mỹ thuật Trung Quốc, mang tinh thần Phật giáo và phục vụ cho Phật giáo.

Từ thời cổ đại, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng. Đặc biệt thời Xuân Thu - Chiến Quốc đã diễn ra sự tranh giành nhau ảnh hưởng giữa các trường phái đó. Tuy vậy, đối với mỹ thuật ba trào lưu tư tưởng triết học và tôn giáo là Nho gia, Đạo gia, Phật giáo đã trực tiếp ảnh hưởng và góp phần tạo nên những đặc điểm của mỹ thuật Trung Quốc.

4.1.2. Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật Kiến trúc Kiến trúc

Kiến trúc cung điện

- Trong danh sách các di sản văn hố thế giới, Trung Quốc có nhiều cơng trình nghệ thuật được ghi nhận bên cạnh các cơng trình nổi tiếng của nhiều nước khác trên thế giới như: Lăng Hồng đế - Khu di tích Khổng Tử - Vạn Lý Trường Thành - Lăng mộ nhà Tần - Trường An, Tháp Lục Hoà, Tam Lăng, Cố cung, Thiên đàn, Di Hoà viên, … - Nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc phát triển với sáu thể loại kiến trúc gồm kiến trúc cung điện, tôn giáo, lăng mộ, làm viên, đàn miếu và nhà ở.

Kiến trúc Phật giáo

- Vật liệu chủ yếu của kiến trúc cổ Trung Quốc là gỗ. Kiến trúc gỗ có nhiều ưu điểm nhưng không tránh khỏi một số hạn chế. Hạn chế lớn nhất là tồn tại không được lâu như kiến trúc gạch hay đá. Gỗ dễ bị mối mọt, cháy, … Vì vậy kiến trúc cổ Trung Quốc hầu hết đã bị phá huỷ. Đến nay cịn rất ít các di tích cổ. Có thể kể một vài cơng trình chùa cổ như: Nam thuyền tự (xây dựng năm 782), Phật Quang Tự (857), …

- Chùa hang: Trong kiến trúc Phật giáo Trung Quốc có một thể loại kiến trúc đặc biệt. Đó là thể loại chùa được tạo ra từ những quả núi, thường được gọi là chùa hang như chùa hang Mạc Cao, hay còn gọi là Thiên Phật động (động ngàn Phật) ở tỉnh Cam Túc. Thiên Phật động được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ IV đến tận thế kỷ XIV. Trong X thế kỷ đó các nhà tu hành đã đào được một nghìn hang nhỏ trong lịng núi và trang trí cho Thiên Phật động bằng tranh vẽ trên vách hang và tượng cũng được đục ra từ núi. Đến nay Trung Quốc còn bảo tồn được 496 hang. Năm 1987 động nghìn Phật được ghi vào danh sách các di sản của văn hoá thế giới. Kiến trúc Phật giáo của Trung Quốc thường được xây dựng theo đồ án đơn giản. Phần quan trọng nhất trong chùa là Phật điện.

Ngôi chùa sớm nhất của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc là chùa Bạch mã. Tương truyền đây là nơi đầu tiên các cao tăng ấn Độ đến truyền đạo Phật. Điện Phật nổi tiếng còn lại đến ngày nay là điện phật chùa Phật Quang ở Ngũ Đài Sơn, thuộc tỉnh Sơn Tây, một trong hai cơng trình lớn bằng gỗ được xây dựng sớm nhất.

- Tháp: Một phần khác không kém phần quan trọng trong kiến trúc chùa là tháp. Tháp được truyền từ ấn Độ vào Trung Quốc. Nhưng vào Trung Quốc, nó kết hợp với kiến trúc Trung Quốc và tạo ra phong cách riêng cho tháp Trung Quốc.

- Trong nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc còn các thể loại kiến trúc khác như kiến trúc đàn miếu thờ núi sông, trời đất, đế vương, tổ tiên và cầu mùa. Đền miếu là nơi thờ các danh thần, danh tướng, văn nhân có cơng với dân, với nước. Gia miếu, từ đường cúng tế tổ tiên. Về thể loại đàn miếu có thể kể đến cơng trình kiến trúc nổi tiếng là “Thiên đàn” xây dựng năm Minh Vĩnh Lạc thứ 18 (1420). Rộng 4184 mẫu, gấp 4 lần diện tích Tử Cấm Thành. Kiến trúc Thiên Đàn gồm 2 phần: phần kiến trúc dành cho việc tế trời, nằm ở phía Đơng, phía Tây là Trai cung, nơi Hồng đế đến tắm gội và ăn chay trước khi làm lễ tế trời vào ngày Đơng chí hàng năm. Đàn là một đài cao 3 tầng, xây bằng đá, một nhóm kiến trúc khác ở Thiên đàn là điện Kỳ niên, nơi vua đến làm lễ cầu được mùa hàng năm vào giữa mùa h

Kiến trúc lăng tẩm của các Hoàng đế Trung Hoa

- Người Trung Quốc cũng như mọi tộc người Châu á khác đều rất coi trọng việc xây dựng lăng mộ cho người chết. Các Hoàng đế lo việc này từ khi mới lên ngôi.

- Những lăng tẩm cịn lại của các hồng đế cho ta biết lăng một Trung Hoa cổ thường gồm 2 phần: Phần nổi trên mặt đất và phần chìm trong lòng đất (ngoại cung hoặc địa cung).

- Thập tam lăng là khu lăng mộ của nhà Minh đã được ghi vào danh sách di sản thế giới. Chu vi của Thập Tam lăng là 40km, ba mặt Bắc - Đông - Tây là núi. Vào lăng phải qua cổng gồm 5 cửa, cao 29m, có 6 cột chạm khắc rồng mây tinh xảo. Hai bên đường thần đạo có 12 cặp tượng thú bằng đá và 12 tượng người đá gồm 4 văn, 4 võ và 4 công thần. ở khu Thập tam lăng cịn có Định lăng hay cịn gọi là cung điện ngầm rất nổi tiếng. Cung điện ngầm được xây dựng ở độ sâu cách mặt đất 27m, diện tích 1195m2. Tất cả những điều trên cho ta thấy tài năng của người Trung Hoa cổ về mặt kiến trúc. Thập tam lăng của nhà Minh chỉ là một ví dụ. Ngồi ra cịn rất nhiều cơng trình lăng tẩm khác.

Vạn lý trường thành: Ngồi các cơng trình kiến trúc gỗ, trong kiến trúc Trung Hoa

cổ còn thể loại kiến trúc gạch, đá. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của thể loại này là Vạn lý trường thành. Trường thành được xây dựng từ 3, 4 trăm năm TCN. Năm 221 TCN Tần Thuỷ Hoàng cho xây dựng nối liền các đoạn thành ở phía Bắc ba nước Tần - Yên - Triệu, đồng thời cho xây dài thêm hoàn thành dãy trường thành dài trên 5.000km. Đây là cơng trình lớn nhất thế giới do sức người xây dựng nên. Chiều cao bình qn của trường thành là 9m, nóc rộng 5,5m, đủ cho 10 người dàn hàng hoặc 5 kỵ binh một hàng qua lại dễ dàng. Trải qua mấy nghìn năm Trường thành vẫn đứng sừng

vững và thu hút mọi người ở Trung Quốc cũng như trên thế giới đến đây chiêm ngưỡng.

Nghệ thuật Điêu khắc

Nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc xuất hiện từ rất sớm. Sớm nhất là thể loại điêu khắc trên ngọc hay còn gọi là ngọc điêu có cách đây 6.000 năm. Điêu khắc đá được phát hiện sớm nhất ở An Dương Hầu gia trang (Hà Nam), cuối đời Thương như bức Thạch điêu đầu hổ mình người cao hơn 37cm. Ngay từ thời Ân Chu đã tìm thấy nhiều đồ đồng, đồ chạm ngọc, đồ gốm trắng hình dáng đẹp, trang trí tỉ mỉ. Các hoa văn rồng, hoa lá, chim thú được cách điệu cao. Từ thời Hán, đạo Phật được truyền vào Trung Quốc. Cùng với việc xây dựng các cơng trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc cũng phát triển với nhiều thể loại: tượng phật, tượng thờ, tượng sư tử và các bức phù điêu rất đẹp thể hiện đề tài lịch sử như Chu Công giúp Thành Vương, … Nhà điêu khắc nổi tiếng thời Đường là Dương Huệ Chi, ông là người mở đầu cho điêu khắc tượng Phật nghìn mắt, nghìn tay và 500 tương la hán.

Trong số các tượng Phật có pho rất to lớn như tượng Phật Đại lư xá ở Long môn cao 17m thể hiện Phật ngồi tĩnh toạ bằng chất liệu đá, tỷ lệ đẹp và tình cảm tự nhiên. Tuy vậy đấy chưa phải là bức tượng lớn nhất. ở Nhạc Sơn -Tứ Xuyên có pho tượng Phật đứng cao 36m, ở Đơng Hồng (Cam Túc), có tượng Phật bằng đá mềm cao 33m... Bức tượng phật được coi là bức tượng khổng lồ, lớn nhất thế giới là pho tượng phật Di Lặc ngồi cao 71m tại vùng núi Lạc Sơn (tỉnh Tứ Xuyên), được tạc vào đời Đường thế kỷ thứ VIII.

Tượng Phật ngồi lưng tựa vào vách núi phía Tây lăng Văn Sơn. Do đó tượng phật được gọi là Lăng Vân Đại phật hay Lạc Sơn Đại Phật. Đầu tượng cao 14m, rộng 10m, chân dung siêu phàm, lý tưởng nét mặt phương phi, kỳ vĩ. Mỗi mắt dài 3,3m, cân đối với độ cao từ bàn chân lên đầu gối (28m).

Cùng với tượng, phù điêu cũng biểu hiện tài năng của người Trung Hoa cổ. Bức phù điêu “Chiêu lăng lục tuấn” (Lăng Đường Thái Tông) diễn tả 6 con ngựa mà khi còn sống Đường Lý Thế Dân thường cưỡi đi chinh chiến. Sáu con tuấn mã được diễn tả trong 6 tư thế đứng, đi, chạy, rong ruổi, … rất sinh động. Nhà nghiên cứu mỹ thuật phi Hoanh đã ví “Chiêu lăng lục tuấn” với ngựa ở đền Pác tê nông (Hy Lạp).

Năm 1974 ở gần Lâm Đồng (Trung Quốc) những người nông dân đã vơ tình phát hiện một số tượng đất nung người và ngựa. Sau đó tiến hành khai quật, Trung Quốc đã tìm được hàng ngàn pho tượng to bằng người thật. Có tất cả 8.000 pho tượng đất nung, cao từ 1,6m đến 1,7m trong trang phục của nhiều binh chủng như bộ binh, xạ thủ bắn cung, nỏ đá, kỵ binh, chiến xa, chiến mã. Họ được chôn bên cạnh Tần Thuỷ Hoàng. Những pho tượng này đều được vẽ màu nhưng qua 2.000 năm màu sắc cũng bị phai đi nhiều. Những pho tượng này chúng ta có thể biết về trang phục, lịch sử, là nguồn tư liệu về quân phục, trang bị và vũ khí của quân đội thời Tần.

Hội họa

- Thể loại: gồm 2 loại chính: + Bích họa

+ Tranh trục: nhiều thể loại: - Tranh Phật đạo

- Tranh nhân vật - Tranh phong tục - Tranh sơn thủy - Tranh hoa điểu - Tranh yên mã - Tranh lầu các - Tranh thảo trùng

- Kỹ thuật: 2 lối vẽ chính:

+ Công bút: thiên về dụng cơng, kỹ lưỡng, hồn thiện

+ Thần bút: thiên về phóng khống, linh hoạt, nảy sinh vào những lúc xuất thần - Họa sĩ tiêu biểu: hội họa thịnh vượng bắt đầu từ thời Nam Bắc Triều với hàng

Hình 4.2. Thanh minh thượng hà đồ - Lý luận: “Lục pháp luận” của Tạ Hách

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật (Ngành Hội họa) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)