Nghệ thuật Lãng mạn

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật (Ngành Hội họa) (Trang 34 - 35)

Chương 3 Mỹ thuật thế kỷ XVI I XX

3.3. Nghệ thuật Lãng mạn

- Thoát thai từ hội hoạ Tân cổ điển, các tác giả trường phái Lãng mạn đã rời bỏ dần

tinh thần Hy Lạp cổ xưa và lấy nguồn cảm hứng từ các cuốn tiểu thuyết đương thời, những trường đoạn mang nhiều kịch tính làm đề tài để sáng tác với những hình hoạ linh hoạt hơn, màu sắc tươi sáng hơn, tạo thế động và khơng khí sơi nổi trong tranh. - Người khởi xướng và mở đầu cho Trường phái hội hoạ Lãng mạn Pháp thế kỷ 19 là

Théodore Géricault (1791-1824).

- Giữa lúc hội hoạ Tân cổ điển đề cao những chủ đề triết lý sách vở thì bất ngờ năm 1819, Géricault trưng bày bức tranh đồ sộ "Chiếc bè Méduse". Chủ đề khơng phải tìm đâu xa xưa mà là thời sự nóng bỏng về cái chết bi thảm của hàng trăm con người bị bọn chỉ huy bỏ rơi khi tàu đắm. Chỉ với một bức tranh, Géricault làm thay đổi mọi quy tắc tạo hình mẫu mực của hội hoạ chính thống, bằng bố cục tự do, bằng bảng màu mãnh liệt, bằng rên la quằn quại của những nạn nhân đang hấp hối vì khơng đủ thuyền cứu hộ.

- Delacroix (1798-1863) đã kế tục xứng đáng sự nghiệp của Géricault. Ơng có tài về

âm nhạc, hội hoạ, văn chương, nhưng chính niềm say mê vẽ đã thúc giục ông đi theo con đường hội hoạ. Vào thời kỳ đầu sáng tác, do ảnh hưởng của Tân cổ điển nên ông vẽ màu hơi tối nhưng hình và bố cục rất chặt chẽ. Ở bức "Chiếc thuyền của Dante" Delacroix dựa vào phần đầu trong trường ca "Thần khúc" vẽ hai thi sĩ Dante và Viergil đi thuyền qua cõi âm nhìn thấy những người dưới địa ngục chịu cực hình rất khốn khổ và đầy dằn vặt về nội tâm. Bức tranh gây được sự xúc động lớn đối với người xem.

- Theo chủ trương của Delacroix thì nghệ thuật phải là sự ứng tác. Làm sao mình suy nghĩ, mình cảm thấy gì thì thể hiện được ngay, cịn phải chuẩn bị để cho đủ điều kiện rồi mới sáng tác thì nguồn cảm hứng sẽ cạn. Bên cạnh đó, cách sử dụng màu của Delacroix chịu ảnh hưởng của Rubens, cộng với sự quan sát thiên nhiên, đó cũng là khởi điểm cho cuộc thử nghiệm cách dùng màu bổ sung và đặt kề nhau. Cách dùng

này đã tạo khiếu trừu tượng cho tác giả. Như vậy, tinh thần hài hoà để ghi nhận thiên nhiên bằng màu, chứng tỏ người nghệ sĩ đã phải quan sát thiên nhiên một cách kỹ càng. Ông đặt cả thiên nhiên vào bức vẽ mà trong đó sáng tối phải như thật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử Mỹ thuật (Ngành Hội họa) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)