Mối quan hệ kỹ năng sống, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm trong phát triển nghề nghiệp

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN một số kỹ NĂNG SỐNG của SINH VIÊN bậc đại học (Trang 38 - 39)

triển nghề nghiệp

38 8

i) Mối quan hệ giữa kỹ năng sống (KNS) và kỹ năng mềm (KNM): KNS bao hàm cả KNM; KNM là một bộ phận quan trọng của KNS. KNS giúp con người sống hạnh phúc trong cuộc sống thì KNM giúp con người hạnh phúc trong cơng việc mà công việc là một bộ phận quan trọng cấu thành nên cuộc sống. + KNS theo nghĩa rộng là giúp cho con người có khả năng tồn tại và thích ứng trước cuộc sống thực tế, là một năng lực quan trọng để con người làm chủ được bản thân và chung sống và thích ứng với mọi người xung quanh, với xã hội; với môi trường, với thiên nhiên,. một cách hiệu quả. + KNM giúp cá nhân tồn tại vàthành công trong công việc và trong những mối quan hệ với người khác; nó hướng đến giúp mỗi cá nhân thích nghi trong cơng việc, tương tác hiệu quả với người khác và thúc đẩy công việc đạt hiệu quả cao. KNM phụ thuộc vào nghề nghiệp mà đặc biệt là đối tượng của nghề nghiệp hướng đến.

ii) Mối quan hệ giữa KNC và KNM trong phát triển nghề nghiệp: Mỗi con người để có một cơng việc, tất yếu họ phải được đào tạo đủ KN chuyên môn (KNC) đáp ứng các u cầu tối thiểu của vị trí cơng việc. KNC giúp cho con người bước vào ngưỡng cửa của nghề nghiệp, vị trí làm việc,...Nhưng các KNM mới là thứ giúp cho họ vững vàng trong nghề nghiệp, giữ được việc làm và thành đạt trong cuộc sống. Thái độ đối với cơng việc, giao tiếp, trí tuệ tình cảm và các đức tính, giá trị cá nhân khác là những KNM không thể thiếu để mỗi người phát triển nghề nghiệp. KNM luôn đồng hành cùng KNC và KNM bổ trợ cho các KNC được phát huy, phát triển. Nhờ có sự kết hợp giữa KNC và KNM giúp cho mỗi cá nhân có được sự thành cơng trong q trình phát triển nghề nghiệp của mình, họ khẳng định được vị trí của mình trong tổ chức, trong xã hội.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN một số kỹ NĂNG SỐNG của SINH VIÊN bậc đại học (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w