Yêu cầu thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn sử dụng

Một phần của tài liệu Tài liệu BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẦU CÁ NGỪ ĐỂ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO TÔM ppt (Trang 35 - 47)

Thức ăn cho tôm phải đáp ứng các yêu cầu sau :

* Thức ăn được chế biến từ các nguyên liệu sạch và được chọn lọc kỹ càng: Một công thức thức ăn tốt chỉ có thể có khi được phối hợp từ các nguyên liệu chất lượng tốt và sạch. Đạt được việc chọn lựa kỹ càng các thành phần nguyên liệu thông qua các chỉ tiêu lý, hóa tính, sẽ bảo đảm chất lượng thức ăn tốt.

* Thức ăn đáp ứng tối đa nhu cầu dinh dưỡng của tôm Sú: Các thành phần dinh dưỡng bao gồm axit amin, axit béo, vitamin và chất khoáng được cân đối tốt. Thức ăn nuôi tôm tốt giúp cho tôm mạnh khỏe, mau lớn vì thế giúp giảm chi phí thức ăn.

* Thức ăn có độ bền vững cao trong nước và rất ngon miệng: Thức ăn nuôi tôm được chế biến theo quy trình đặc biệt, nhờ đó rất bền vững trong nước. Điều này cũng giúp tránh được sự thất thoát của các thành phần dinh dưỡng vào nước khi cho thức ăn xuống ao. Ngoài ra các chất dẫn dụ và tăng cường tính ngon miệng sẽ kích thích tôm ăn mồi tức thì và ăn hết thức ăn trong thời gian ngắn nhất. Không có thức ăn dư trong ao sẽ giúp giảm thiểu đến mức tối đa các vi sinh vật gây đóng rong nhớt cho tôm phát triển trong nước.

* Thức ăn có thời gian bảo quản dài: Nhằm mục đích kéo dài thời gian bảo quản, các chất chống oxid hóa và kháng nấm với hàm lượng tối ưu đã được bổ sung vào thức ăn nuôi tôm Tomboy. Chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn sự oxy hóa chất béo. Nếu hiện tượng này xảy ra, các chất peroxid tạo thành sẽ làm giảm khả năng miễn nhiễm của tôm. Các chất kháng nấm giúp ngăn chận sự phát triển của nấm mốc trong thời gian bảo quản thức ăn và trong điều kiện nhiệt độ bình thường của nước trong ao, vì vậy giúp duy trì chất lượng thức ăn.

Để bảo đảm tốt chất lượng thức ăn cần lưu ý các vấn đề sau:

• Trong lúc vận chuyển thức ăn về trại cần tránh để thức ăn bị ướt nước và bao thức ăn bị rách.

• Bảo quản thức ăn nơi mát, khô ráo và thông thoáng. Kiểm tra hạn dùng thức ăn.

• Tránh để thức ăn bị vấy bụi bẩn, sơn, dầu hỏa và các loại hóa chất. • Tránh để lẫn lộn các bao thức ăn mua theo các đợt khác nhau. Không chồng bao thức ăn mới lên bao cũ. Không chồng quá 10 bao thức ăn lên nhau. Mỗi chồng bao thức ăn nên cách nhau 30cm để bảo đảm thông khí tốt.

• Bao thức ăn mua trước phải được sử dụng trước. • Khi mang vác tránh làm rơi và dẫm lên bao thức ăn. • Xếp bao thức ăn theo từng đợt mua và từng loại thức ăn.

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Tôm Sú

Nghành : Athropoda Lớp : Crustacea Bộ : Decapoda Bộ phụ : Natantia Họ : Penaeidae Giống : Penaeus

Loài : Penaeus monodon

Tôm Sú thuộc loài Penaeus monodon, có tên khoa học là monodon. Tên tiếng Anh phổ biến là Black tiger shrimp (theo hệ thống phân loại của Holthuis, 1989). Tên tiếng Việt là tôm Sú.

Thử nghiệm trực tiếp các mẫu thức ăn trên đối tượng nuôi là tôm Sú

Nguồn giống

Nguồn giống tôm Sú lấy từ trại nghiên cứu tôm Sú của anh Nguyễn Hữu Thọ - Trung tâm NCMT và PNBĐVTS miền Trung thuộc Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3. Nguồn tôm giống này đã được 1 tháng 10 ngày tuổi. Kích cỡ của tôm giống tương đối đồng đều.

2.1.2. Phế liệu đầu cá ngừHệ thống phân loạiHệ thống phân loại Ngành (phylum) : Chordata Lớp (class) : Actinopterygii Bộ (order) : Perciformes Họ (family) : Scombridae

Giống (genus) : Thunnus

Loài (species) : T. albacares Tên tiếng Anh: Yellowfin tuna.

Tên khoa học: Thunnus albacares (Bonnaterre, 1788). Tên thường gọi là cá ngừ vây vàng.

Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu cá ngừ

Đầu cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares) được thu nhận tại Công ty TNHH Hải Vương, khu công nghiệp Suối Dầu, Khánh Hòa. Chúng được đóng vào thùng xốp có ướp đá để vận chuyển về phòng thí nghiệm của trường . Đầu cá ngừ được

đem chặt nhỏ và xay trên máy xay, sau đó được cho vào túi nhựa và bao gói hút chân không, mỗi túi 1kg. Các túi nguyên liệu này được bảo quản trong tủ đông ở trung tâm Công nghệ sinh học và Môi trường cho đến khi được sử dụng.

2.1.3 Các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn nuôi tôm

Nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn nuôi tôm được cung cấp từ công ty TNHH Long Sin. Các nguyên liệu gồm có bột cá, bột đậu nành, bột mì, cám gạo, chất kết dính, hỗn hợp vitamin và khoáng.

2.1.4. Enzyme protamex

Giới thiệu về enzyme protamex

Enzyme Protamex là protease có nguồn gốc từ vi sinh vật Bacillus của hãng Novozyme (Đan Mạch) được tổ chức FAO/WHO cho phép sử dụng. Nó được sản xuất để thuỷ phân protein của thực phẩm. Hiện nay enzyme này đang được sử dụng rộng rãi cả trong nghiên cứu và trong thực tiễn sản xuất. Enzyme Protamex có hoạt độ 1,5 Anson Unit (AU)/g.

Bảng 2.1: Điều kiện hoạt động tối thích của enzyme protamex [15] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông số của phản ứng Khoảng hoạt động tối thích Nhiệt độ 35 – 60 oC (95 – 140 oF)

pH 5,5 – 7,5

Protamex bị mất hoạt tính trong 30 phút tại 50oC (122oF) hoặc cao hơn khi pH bằng 4 và trong 10 phút tại 85oC (185oF) hoặc cao hơn khi pH bằng 8. Tuy nhiên sự khử hoạt tính của Protamex phụ thuộc nhiều vào cơ chất, điều kiện môi trường hoạt động (nồng độ cơ chất, pH …).

2.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ 30/7 – 10/11/07.

2.3 Địa điểm nghiên cứu

∗ Xác định thành phần khối lượng của cá ngừ tại công ty TNHH Hải Vương, khu công nghiệp Suối Dầu, tỉnh Khánh Hoà.

∗ Thuỷ phân đầu cá ngừ tại viện Công nghệ Sinh học và Môi trường thuộc trường Đại học Nha Trang.

∗ Thực hiện đông khô dịch thuỷ phân (sấy chân không thăng hoa) đầu cá ngừ tại Viện Vắc xin Nha Trang.

∗ Xác định các thành phần hoá học của nguyên liệu làm thức ăn và tiến hành chế biến thức ăn thành dạng viên và hấp thức ăn tại phòng Công nghệ Sinh học -tầng 4, khoa Chế biến.

∗ Tiến hành sấy lạnh thức ăn tại phòng Công Nghệ Lạnh khoa Chế biến, trường ĐH Nha Trang.

∗ Thử nghiệm thức ăn trên tôm Sú nuôi ở các bể tại Viện 3 (Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản - đường Đặng Tất - Nha Trang).

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm

a. Xác định thành phần khối lượng của cá ngừ vây vàng

Thành phần khối lượng của nguyên liệu là tỷ lệ phần trăm về khối lượng của từng bộ phận hoặc từng cơ quan trong cơ thể nguyên liệu so với toàn thể nguyên liệu. Việc xác định thành phần khối lượng của cá ngừ vây vàng được thực hiện theo sơ đồ 2.1:

29

Cá ngừ vây vàng

Rửa sạch

Cân toàn bộ cơ thể cá

Xử lý tách riêng đầu, cơ thịt, xương, vây, và nội tạng

Sơ đồ 2.1 : Xác định thành phần khối lượng cá ngừ vây vàng b. Xác định thành phần hóa học của đầu cá ngừ

Thành phần hóa học của đầu cá ngừ được xác định theo sơ đồ 2.2:

Sơ đồ 2.2: Xác định thành phần hoá học của đầu cá ngừ

Cân khối lượng để xác định các thành phần hoá học. Mỗi thí nghiệm xác định một thành phần hoá học được tiến hành song song 3 lần. Kết quả của thí nghiệm là trung bình cộng của 3 lần thí nghiệm trên. Nói chung nguyên tắc và cách tiến hành xác định thành phần hóa học của đầu cá ngừ cũng tương tự như nguyên tắc và cách tiến hành xác định thành phần hoá học của các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ăn cho tôm.

Đầu cá ngừ vây vàng

Xay nhỏ

Xác định hàm lượng nước, protein, lipit và khoáng

c. Thực hiện quá trình thuỷ phân đầu cá ngừ bằng enzyme Protamex và táchcác thành phần của sản phẩm thuỷ phân để sản xuất thức ăn nuôi tôm các thành phần của sản phẩm thuỷ phân để sản xuất thức ăn nuôi tôm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nguyên liệu đầu cá ngừ được thuỷ phân bằng enzyme Protamex. Điều kiện thuỷ phân như sau:

 Nồng độ Enzyme : 0,4% so với cơ chất (E/S = 0,4%);

 Tỉ lệ nước/cơ chất : 1/1;

 Nhiệt độ thuỷ phân 45 oC;

 pH tự nhiên (6,4);

 Thời gian thuỷ phân : 6 giờ 30 phút;

 Các bước thực hiện quá trình thuỷ như sau:

* Lấy nguyên liệu đầu cá ngừ đem rã đông và cân chính xác 2 kg sau đó cho nguyên liệu vào bình thủy tinh chịu nhiệt và thêm nước vào theo đúng tỉ lệ H2O/cơ chất = 1/1. Đặt bình thuỷ tinh vào bể ổn nhiệt, cho cánh khuấy quay. Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ trong bình thuỷ tinh, khi nhiệt độ nâng lên đến 45oC thì cho enzyme vào 0,4%. Ngay sau khi cho enzyme vào bắt đầu tính giờ. Thời gian thuỷ phân là 6 giờ 30 phút. Trong quá trình thuỷ phân phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ, chỉ cho phép nhiệt độ thuỷ phân dao động là 0,5oC mà thôi. Nếu nhiệt độ dao động thì phải chỉnh lại sao cho nhiệt độ thuỷ phân là 45oC.

* Sau khi kết thúc quá trình thuỷ phân lấy bình thuỷ tinh ra khỏi bể ổn nhiệt, nâng bể ổn nhiệt lên 95oC rồi thì cho bình thuỷ tinh đựng dịch thuỷ phân vào để bất hoạt enzyme. Thời gian bất hoạt là 15 phút.

* Dùng phễu có vải lọc để lọc thu dịch thuỷ phân và loại bỏ phần xương. Ly tâm dịch thuỷ phân bằng máy ly tâm. Các thông số của máy ly tâm được cài đặt như sau: nhiệt độ 30oC, tốc độ quay là 5000 vòng/phút, thời gian ly tâm là 30 phút.

Sau khi ly tâm thu được 3 phần:

 Lipit ở lớp trên cùng

 Dịch thuỷ phân trong ở giữa

 Cặn thuỷ phân ở lớp dưới cùng

* Đem dịch thuỷ phân và phần cặn thuỷ phân đi đông khô (sấy chân không thăng hoa) ta thu được bột thuỷ phân protein và bột cặn dùng để phối trộn thức ăn thử nghiệm.

Hình 2.1: Thuỷ phân đầu cá ngừ

d. Xác định hàm lượng protein của các nguyên liệu dùng để sản xuất thức ănvà xây dựng công thức phối trộn thức ăn dùng để nuôi tôm: và xây dựng công thức phối trộn thức ăn dùng để nuôi tôm:

Qua tham khảo các tài liệu và tìm hiểu các thức ăn hiện có trên thị trường, chúng tôi thấy rằng thành phần thức ăn tôm gồm có bột cá, bột đậu nành, bột cám gạo, chất kết dính (gluten), hỗn hợp vitamin và khoáng chất . Vì vậy tôi xây dựng công thức thức ăn 1 từ những nguyên liệu này.

Đối với công thức thức ăn 2, 3, 4 và 5, chúng tôi còn bổ sung bột thuỷ phân, bột cặn thuỷ phân và dầu tách từ dịch thuỷ phân đầu cá ngừ vào các nguyên liệu trên.

5 công thức thức ăn được xây dựng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng protein của tôm. Theo nghiên cứu mức protein tối ưu trong thức ăn cho tôm Sú (Penaeus

monodon) là 46% tính theo khối lượng chất khô (Lee – 1971). Vì vậy các công thức

thức ăn được tính toán sao cho hàm lượng protein trong thức ăn là 46% .

Nguyên liệu sử dụng để sản xuất thức ăn cần phải được xác định hàm lượng protein để tính toán công thức phối trộn thức ăn.

Bột cá sẽ được thay thế một phần bằng bột thuỷ phân và bột cặn thủy phân từ đầu cá ngừ trong các thức ăn 2, 3, 4 và 5.

Bột mì cũng được đưa vào thức ăn và được xem là chất dùng để điều chỉnh để có được thức ăn với hàm lượng protein là 45%.

Sau đây là 5 loại thức ăn :

* Thức ăn 1: Gồm có bột cá, bột đậu nành, bột cám gạo, chất kết dính (gluten), hỗn hợp vitamin và khoáng chất, bột mì.

* Thức ăn 2: Tương tư như thức ăn 1, nhưng 25% bột cá được thay thế bằng bột thuỷ phân đầu cá ngừ.

* Thức ăn 3: Tương tư như thức ăn 1 nhưng 50% bột cá được thay thế bằng bột thuỷ phân đầu cá ngừ:

* Thức ăn 4 : Tương tư như thức ăn 1 nhưng 50% bột cá được thay thế bằng bột thuỷ phân và có bổ sung thêm lipit được tách từ dịch thuỷ phân đầu cá ngừ với tỉ lệ là 3%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thức ăn 5 : Tương tư như thức ăn 1 nhưng 25% bột cá được thay thế bằng bột cặn thuỷ phân.

5 loại thức ăn này được dùng để thí nghiệm trong quá trình nuôi tôm Sú. Thức ăn 1 dùng cho mẫu đối chứng.

e. Xác định thành phần hoá học của thức ăn

Sau khi xây dựng các công thức thức ăn, chúng tôi tiến hành xác định các thành phần hoá học của 5 loại thức ăn gồm nước, protein, lipit, khoáng.

f. Bố trí thí nghiệm kiểm chứng thức ăn sản xuất từ sản phẩm thuỷ phân đầucá ngừ trên đối tượng là tôm Sú cá ngừ trên đối tượng là tôm Sú

Chúng tôi bố trí nuôi tôm Sú trong 5 bể, tôm được nuôi bằng 5 loại thức ăn nêu trên. Ở các bể B1, B2, B3, B4 và B5, tôm được cho ăn bằng thức ăn có CT1, CT2, CT3 , CT4 và CT5 tương ứng. Bố trí thí nghiệm nuôi tôm được thể hiện trên sơ đồ 2.3 dưới đây:

B ể 1 B ể 2 B ể 3 B ể 4 B ể 5 Tôm Sú

Sơ đồ 2.3 : Bố trí thí nghiệm nuôi tôm Sú

Mỗi bể có dung tích là 1,2m3 (chiều cao 1,2m, chiều rộng 1m, chiều dài 1m), chiều cao mức nước lấy vào là 0,95m, tôm được nuôi 20 con/bể. Trước khi tôm được cho ăn bằng thức ăn thí nghiệm, tôm được nuôi trong bể trong thời gian 1 tháng để quen dần với điều kiện nuôi trong bể và trong thời gian này tôm được cho ăn bằng thức ăn thương mại

Trước khi lấy giống tôm về nuôi trong bể t ôm đ ư ợcc cho ăn bằng thức ăn thương mại Nuri của công ty Uni President Việt Nam. Sau khi lấy giống tôm về nuôi, tôm vẫn tiếp tục được nuôi bằng thức ăn này trong thời gian 1 tháng để quen dần với điều kiện nuôi trong bể, sau đó tôm mới được cho ăn bằng 5 thức ăn thí nghiệm.

Lượng thức ăn hằng ngày cho tôm ăn phụ thuộc vào khối lượng tôm. Trong quá trình thử nghiệm, lượng thức ăn hằng ngày từ 3 - 5% khối lượng tôm. Ngày cho ăn 2 lần vào lúc 7h và 15h bằng cách cho mẫu thức ăn vào một ít nước rồi tạt đều vào bề mặt bể nuôi.

Trong quá trình nuôi, cứ hai ngày thay nước một lần, mỗi lần thay khoảng 30% lượng nước trong bể. Nước sử dụng cho việc nuôi tôm đã được xử lý bằng biện pháp lọc sinh học.

Mỗi ngày siphon bể nuôi một lần vào buổi sáng trước lúc cho ăn để loại bỏ bớt phân tôm ở trong bể nuôi, nh ằm làm sạch nước trong bể nuôi. Dùng ống nhựa có đường kính 10mm, chiều dài 2m để siphon bể nuôi .

Trong quá trình nuôi tôm, theo dõi các yếu tố môi trường nuôi bằng cáchđo đạc, ghi chép các thông số về môi trường. Điều kiện nuôi như sau:

Bảng 2.2: Các thông số môi trường trong các bể nuôi thử nghiệm

Nhiệt độ (0C)

pH Độ oxy hoà tan (mg/l)

Độ mặn ( ‰) 27- 28 8,0-8,1 6-6,5 30

Trong quá trình nuôi tôm định kỳ cứ 15 ngày dùng vợt lưới bắt tôm ra đem cân khối lượng tôm của cả bể và xác định tỉ lệ sống, sự tăng khối lượng của tôm, tỉ lệ chuyển đổi thức ăn.

2.4. 2 Phương pháp phân tích

a. Xác định thành phần khối lượng của cá ngừ:

* Thành phần khối lượng được xác định theo công thức sau:

* Trong đó:

• mi : Thành phần khối lượng (%).

• Mi: Khối lượng của một bộ phận hay một cơ quan (g).

• G : Khối lượng của toàn bộ cơ thể nguyên liệu (g).

b. Phương pháp xác định các thành phần hóa học

* Xác định hàm lượng ẩm bằng phương pháp sấy ở nhiệt độ 1050C theo TCVN 3700-1990.

* Xác định hàm lượng Nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN 3705-1990. Hàm lượng protein = 6.25 x hàm lượng Nitơ tổng số. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tài liệu BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐẦU CÁ NGỪ ĐỂ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO TÔM ppt (Trang 35 - 47)