và xây dựng công thức phối trộn thức ăn dùng để nuôi tôm:
Qua tham khảo các tài liệu và tìm hiểu các thức ăn hiện có trên thị trường, chúng tôi thấy rằng thành phần thức ăn tôm gồm có bột cá, bột đậu nành, bột cám gạo, chất kết dính (gluten), hỗn hợp vitamin và khoáng chất . Vì vậy tôi xây dựng công thức thức ăn 1 từ những nguyên liệu này.
Đối với công thức thức ăn 2, 3, 4 và 5, chúng tôi còn bổ sung bột thuỷ phân, bột cặn thuỷ phân và dầu tách từ dịch thuỷ phân đầu cá ngừ vào các nguyên liệu trên.
5 công thức thức ăn được xây dựng dựa trên nhu cầu dinh dưỡng protein của tôm. Theo nghiên cứu mức protein tối ưu trong thức ăn cho tôm Sú (Penaeus
monodon) là 46% tính theo khối lượng chất khô (Lee – 1971). Vì vậy các công thức
thức ăn được tính toán sao cho hàm lượng protein trong thức ăn là 46% .
Nguyên liệu sử dụng để sản xuất thức ăn cần phải được xác định hàm lượng protein để tính toán công thức phối trộn thức ăn.
Bột cá sẽ được thay thế một phần bằng bột thuỷ phân và bột cặn thủy phân từ đầu cá ngừ trong các thức ăn 2, 3, 4 và 5.
Bột mì cũng được đưa vào thức ăn và được xem là chất dùng để điều chỉnh để có được thức ăn với hàm lượng protein là 45%.
Sau đây là 5 loại thức ăn :
* Thức ăn 1: Gồm có bột cá, bột đậu nành, bột cám gạo, chất kết dính (gluten), hỗn hợp vitamin và khoáng chất, bột mì.
* Thức ăn 2: Tương tư như thức ăn 1, nhưng 25% bột cá được thay thế bằng bột thuỷ phân đầu cá ngừ.
* Thức ăn 3: Tương tư như thức ăn 1 nhưng 50% bột cá được thay thế bằng bột thuỷ phân đầu cá ngừ:
* Thức ăn 4 : Tương tư như thức ăn 1 nhưng 50% bột cá được thay thế bằng bột thuỷ phân và có bổ sung thêm lipit được tách từ dịch thuỷ phân đầu cá ngừ với tỉ lệ là 3%.
* Thức ăn 5 : Tương tư như thức ăn 1 nhưng 25% bột cá được thay thế bằng bột cặn thuỷ phân.
5 loại thức ăn này được dùng để thí nghiệm trong quá trình nuôi tôm Sú. Thức ăn 1 dùng cho mẫu đối chứng.