PHÁT HIỆN MỚI TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 86)

2.3 .2Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu

3.7 PHÁT HIỆN MỚI TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ kết quả nghiên cứu của 5 mơ hình trên, xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập đại diện cho các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính; nợ vay ngân hàng ngắn hạn, dài hạn; xem xét sự tác động cấu trúc tài chính đến nợ vay ngân hàng ngắn hạn, dài hạn của 170 doanh nghiệp đang niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng

Bảng 3.27: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của 5 mơ hình Nhân tố tác động Ký hiệu Kết quả kỳ vọng

Kết quả nghiên cứu của đề tài LEV SBL LBL

Cấu trúc tài chính LEV + na + +

Lợi nhuận ROA +/- - - -

Tài sản hữu hình TANG + + + +

Thuế thu nhập doanh

nghiệp TAX + - - +

Quy mô doanh nghiệp SIZE +/- + + +

Cơ hội tăng trƣởng GROWTH +/- + + +

Thời gian niêm yết AGE +/- - - -

Tính thanh khoản LIQ +/- - - -

Đặc điểm riêng của sản

phẩm UNI - - - +

Doanh thu REV + + + -

Ngành IND Có sự khác biệt Có sự khác biệt Có sự khác biệt Có sự khác biệt

Với dữ liệu của 170 doanh nghiệp thuộc 11 ngành niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả cho thấy: cấu trúc tài chính (LEV) có tác động đến nợ vay ngân hàng ngắn hạn (SBL) và nợ vay ngân hàng dài hạn (LBL). Khi doanh nghiệp quyết định một cấu trúc tài chính, trong đó quyết định nguồn vốn tài trợ sẽ tác động đến nợ vay ngân hàng, nghĩa là tăng nợ sẽ làm tăng nợ vay ngân hàng.

Ngồi ra, việc quyết định cấu trúc tài chính, quyết định vay ngân hàng ngắn hạn hoặc dài hạn sẽ chịu sự tác động của tám nhân tố sau đây:

- Lợi nhuận có mối tƣơng quan nghịch (-) với cấu trúc tài chính và nợ vay ngân hàng ngắn hạn (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%). Điều này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ của doanh nghiệp, nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động có lời nhiều sẽ có nhiều nguồn vốn giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của mình do vậy sẽ ít sử dụng nợ vay ngân hàng hơn trong cấu trúc tài chính. Nhƣng so với lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn thì kết quả thực nghiệm này không phù hợp. Trong bối cảnh nền kinh tế trong giai đoạn khảo sát có khủng hoảng, lạm phát cao, nợ xấu gia tăng nên cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu đƣa ra. Vì đứng góc độ ngân hàng, mặc dù doanh nghiệp có lợi nhuận cao là một trong những yếu tố xem xét khi cho vay nhƣng đã vƣợt mức giới hạn cho vay của ngân hàng thì ngân hàng khơng thể tài trợ tiếp tục. Do đó, các doanh nghiệp tái cấu trúc tài chính một cách liên tục, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tiết giảm chi phí để tăng lợi nhuận, tạo nguồn tái đầu tƣ ln làm mới mình để có cơ hội tiếp cận vốn ngân hàng trong thời gian tới.

- Tài sản hữu hình (TANG) có mối tƣơng quan thuận (+) với cấu trúc tài chính (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%); tƣơng quan thuận với nợ vay ngân hàng ngắn hạn và nợ vay ngân hàng dài hạn nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có tài sản cố định hữu hình cao sẽ sử dụng nhiều nợ nhiều hơn do tính chất phù hợp về thời hạn giữa món vay và tính chất của tài sản, và tài sản cố định hữu hình đóng vai trò là vật thế chấp trong các khoản vay ngân hàng dài hạn.

- Quy mơ doanh nghiệp (SIZE) có mối tƣơng quan thuận (+) với cấu trúc tài chính, nợ vay ngân hàng ngắn hạn và nợ vay ngân hàng dài hạn (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%). Điều này đúng với lý thuyết về cấu trúc tài chính, tức là các doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì càng dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn từ ngân hàng hơn các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và nhƣ vậy các doanh nghiệp có quy mơ lớn sử dụng nhiều nợ vay ngân hàng hơn. Và cũng chính vì thế mà các doanh nghiệp nhỏ sẽ sử dụng nguồn tài trợ nợ vay ngân hàng ngắn hạn là chủ yếu do khó đƣợc tiếp cận nguồn vốn dài hạn từ ngân hàng. Vậy, xét trên tổng nợ thì quy

- Cơ hội tăng trƣởng (GROWTH) có mối tƣơng quan thuận (+) với cấu trúc tài chính, nợ vay ngân hàng ngắn hạn (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%). Riêng đối với nợ vay ngân hàng dài hạn, cơ hội tăng trƣởng có mối tƣơng quan thuận nhƣng chƣa đủ cơ sở kết luận với mẫu nghiên cứu (khơng có ý nghĩa thống kê). Nhƣ vậy các doanh nghiệp tăng trƣởng cao có khuynh hƣớng sử dụng nhiều nợ vay ngân hàng, đặc biệt là nợ vay ngân hàng ngắn hạn để tài trợ.

- Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) có mối tƣơng quan thuận (+) với nợ vay ngân hàng dài hạn (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.). Mặc dù khơng có ý nghĩa thống kê khi xem xét tác động đến cấu trúc tài chính và nợ vay ngân hàng ngắn hạn nhƣng với số liệu cho thấy mối tƣơng quan nghịch. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp có các đặc điểm đặc biệt trong sản phẩm sẽ sử dụng nhiều nợ vay ngân hàng dài hạn. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có sản phẩm đặc thù (tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần) cao sử dụng nợ vay ngân hàng dài hạn nhiều hơn trong cấu trúc tài chính của mình.

- Tính thanh khoản (LIQ) có mối tƣơng quan nghịch (-) với cấu trúc tài chính, nợ vay ngân hàng ngắn hạn (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%). Riêng đối với nợ vay ngân hàng dài hạn, tính thanh khoản cũng có mối tƣơng quan nghịch nhƣng khơng rõ ràng do chƣa đủ cơ sở kết luận với mẫu nghiên cứu (khơng có ý nghĩa thống kê). Kết quả này đúng theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các doanh nghệp có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tƣ của mình nên sẽ sử dụng ít nợ vay ngân hàng.

- Thời gian niêm yết (AGE) có mối tƣơng quan nghịch (-) với cấu trúc tài chính và nợ vay ngân hàng dài hạn (có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%). Đối với nợ vay ngân hàng ngắn hạn thì thời gian niêm yết cũng có mối tƣơng quan nghịch nhƣng khơng có ý nghĩa thống kê với mẫu nghiên cứu. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp có thời gian niêm yết dài có xu hƣớng ít vay nợ hơn.

- Nhân tố ngành có tác động riêng biệt đến cấu trúc tài chính và nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp.

Và hai nhân tố cịn lại khơng có mối tƣơng quan đến cấu trúc tài chính, nợ vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn (mức ý nghĩa thống kê lớn hơn 5%). Đó là:

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX) khơng có ý nghĩa thống kê khi xem xét mối tƣơng quan giữa thuế thu nhập doanh nghiệp với cấu trúc tài chính, nợ vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù khơng có ý nghĩa thống kê nhƣng theo kết quả ƣớc lƣợng, thuế thu nhập doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch chiều (-) với cấu trúc tài chính và nợ vay ngân hàng ngắn hạn nhƣng có mối quan hệ thuận (+) với nợ vay ngân hàng dài hạn. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, lãi vay là chi phí đƣợc trừ vào thu nhập chịu thuế trƣớc khi tính thuế nên sử dụng nợ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thuế. Tuy nhiên điều này sẽ khơng cịn ý nghĩa nữa đối với những doanh nghiệp đƣợc ƣu đãi về thuế hay vì lý do khác mà thuế suất thuế thu nhập ở mức thấp. Đây cũng là đặc thù của chính sách thuế Việt Nam, có sự khác biệt giữa cách tính thuế theo Luật thuế và Luật kế toán giữa các doanh nghiệp với nhau.

- Doanh thu (REV) cũng khơng có ý nghĩa thống kê với mẫu quan sát, tuy nhiên theo kết quả ƣớc lƣợng thì tỷ lệ này có mối tƣơng quan thuận (+) với cấu trúc tài chính và nợ vay ngân hàng ngắn hạn nhƣng có mối quan hệ nghịch (-) với nợ vay ngân hàng dài hạn. Điều này đƣợc giải thích là đối với những doanh nghiệp mà có doanh thu cao thì dễ dàng vay nợ và có xu hƣớng sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn.

Thông qua các nhân tố, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động của cấu trúc tài chính đến nợ vay ngân hàng ngắn hạn và nợ vay ngân hàng dài hạn. Điều này lý giải khi doanh nghiệp quyết định cấu trúc tài chính có gia tăng thêm nợ sẽ ảnh hƣởng đến nợ vay ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu cấu trúc tài chính ảnh hưởng đến nợ vay ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)