Quản lý đất đai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa ban quản lý khu kinh tế dung quất với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước trên địa bàn (Trang 35 - 38)

4. SỰ PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ Ở

4.2 Quản lý đất đai

Quản lý đất đai trong KKT phức tạp hơn rất nhiều so với KCN, KCX bởi tính chất gần giống với đơn vị hành chính lãnh thổ của KKT với ranh giới mềm và dân cư trong đó.

29

UBND huyện Bình Sơn hiện chỉ cấp giấy phép xây dựng nhà ở, cơng trình riêng lẻ thuộc thẩm quyền trên địa bàn thị trấn Châu Ổ (nằm ngoài KKT Dung Quất), còn UBND các xã trên địa bàn từ năm 2005 đến nay chưa cấp bất kỳ giấy phép xây dựng nào cho người dân. Nguồn: Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Bình Sơn.

30

Ví dụ: quy hoạch sử dụng đất chi tiết trên địa bàn KKT, quy hoạch các khu dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu gia

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 thì thẩm quyền QLNN về đất đai tại địa phương

thuộc về UBND các cấp. Nội dung quản lý đất đai rất đa dạng (Hộp 4.4), trong khi đó BQL KKT Dung Quất chỉ được giới thiệu địa điểm đầu tư, giao lại đất, cho thuê đất, quyết định

mức thu, mức miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với phần diện tích đã được UBND tỉnh thu hồi, giao cho BQL quản lý. Toàn bộ hồ sơ địa chính của từng thửa đất được hình

thành, quản lý ở 03 cấp chính quyền (Sở TNMT, Phịng TNMT, UBND xã), BQL KKT chỉ có hồ sơ quy hoạch trên địa bàn KKT, khơng có hồ sơ địa chính trên địa bàn, do đó tất yếu phải

phối hợp. Sự phối hợp giữa BQL với CQĐP trong một quy trình QLNN về đất đai trên địa bàn

được mô tả như sau:

Trong đó, thu hồi đất và xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất là hai giai đoạn phát sinh

nhiều vướng mắc trong phối hợp.

Thu hồi đất

Quá trình phối hợp bắt đầu từ khi có thơng báo thu hồi đất. Tổ chức được giao làm nhiệm vụ bồi thường (xem Hộp 4.5) thực hiện việc khảo sát, kiểm kê lập phương án bồi thường, hỗ trợ

phối hợp là xuyên suốt giữa BQL và UBND huyện Bình Sơn, UBND các xã trên địa bàn

(Hình 4.2).

Số lượng các dự án và quy mô thu hồi đất do TTPTQĐ Dung Quất thực hiện rất lớn31, UBND các xã và Phịng TNMT huyện Bình Sơn lại là những cơ quan nắm tồn bộ thơng tin địa chính

trên địa bàn, cùng với thẩm quyền xác nhận các loại thông tin liên quan đến sử dụng đất (Hộp

4.6), có thể thấy TTPTQĐ Dung Quất phụ thuộc hồn tồn vào thơng tin của UBND xã để lập

phương án bồi thường mà khó có thể kiểm tra, xác minh nếu không nhận được sự hợp tác từ

phía CQĐP. Trong khi đó giữa TTPTQĐ và UBND các xã lại khơng có được sự tin cậy cần thiết trong quá trình lập phương án bồi thường nên khi vướng mắc xảy ra, việc phối giải quyết

thường không suôn sẻ, nhịp nhàng, thiếu đầu mối, dẫn đến kéo dài, nảy sinh nhiều khiếu kiện

phức tạp, khó giải quyết (Hộp 4.7). Tuy khơng có quy định thành văn nhưng việc giải quyết

vướng mắc của các cơ quan liên quan thường diễn ra theo chu trình kép, nghĩa là được xem

xét riêng phần từ cả hai phía (Hình 4.3), phối hợp chỉ thường xảy ra từ mức BQL KKT với

UBND huyện nên hiệu quả kém, đặc biệt là những trường hợp BQL, UBND huyện có cách

hiểu pháp luật khác nhau, làm chậm lại quá trình xử lý, ảnh hưởng tiến độ dự án (UBND

huyện Bình Sơn, 2011).

Xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất

BQL có thể tự mình kiểm tra việc sử dụng đất của các nhà đầu tư trên địa bàn, nhưng khơng có chức năng kiểm tra việc sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp qua kiểm tra phát hiện các doanh nghiệp có vi phạm trong quản lý, sử dụng đất thì BQL phải tự phân loại,

xác định thẩm quyền xử lý các vi phạm để thông báo, kiến nghị với UBND các xã trên địa

bàn, UBND huyện Bình Sơn hoặc UBND tỉnh (thơng qua Sở TNMT) để các cơ quan này xử lý theo thẩm quyền.

31

Giai đoạn 2005 – 2010, TTPTQĐ Dung Quất làm nhiệm vụ bồi thường cho 78 phương án trên KKT với tổng diện tích thu hồi 600ha, tổng kinh phí bồi thường và hỗ trợ 360 tỷ đồng, di dời 417 hộ và 11.350 mồ mả (UBND huyện Bình Sơn, 2011).

BQL khơng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và cũng không quản lý hồ sơ địa chính trên địa bàn, trong khi CQĐP thiếu nguồn lực32, đồng thời do thiếu quy chế phối hợp

nên việc kiểm tra, xử lý vi phạm về đất đai không được thường xuyên thực hiện ở cả 03 cấp

chính quyền và BQL KKT33. Cùng với việc bng lỏng trong quản lý quy hoạch, việc không kiểm tra xử lý vi phạm về đất đai góp phần gây ra nhiều khó khăn cho cơng tác thu hồi đất, bồi

thường, giải phóng mặt bằng như đã phân tích ở trên.

Như vậy, quản lý đất đai là chức năng cơ bản được trao cho CQĐP ba cấp. Khi xuất hiện KKT

Dung Quất, trên địa bàn có thêm một thiết chế quản lý đất đai nhưng không đầy đủ, phụ thuộc vào chính quyền trong quản lý sử dụng đất đối với dân cư, phụ thuộc về thông tin đầu vào cho

các phương án bồi thường khi thu hồi đất, phụ thuộc vào việc chủ động kiểm tra xử lý vi phạm

về đất đai nên tất yếu phải phối hợp với CQĐP. Có q nhiều cơng việc phải phối hợp trong

khi khơng có quy chế phối hợp nào trên thực tế đã làm cho QLNN trong lĩnh vực này không hiệu quả, công tác bồi thường, thu hồi đất trên địa bàn vẫn còn nhiều khiếm khuyết, thiếu sót, nhiều dự án chậm giao mặt bằng cho nhà đầu tư, ảnh hướng đến thu hút đầu tư và sự phát triển của KKT Dung Quất (HĐND tỉnh Quảng Ngãi, 2009).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa ban quản lý khu kinh tế dung quất với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước trên địa bàn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)