Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa ban quản lý khu kinh tế dung quất với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước trên địa bàn (Trang 96 - 97)

Hộp 4.5: Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường trên địa bàn KKT Dung Quất

Theo quy định, trên địa bàn mỗi huyện thành lập một Trung tâm phát triển quỹ đất

(TTPTQĐ) cấp huyện (thuộc UBND huyện), ở cấp tỉnh thành lập TTPTQĐ cấp tỉnh

(thuộc Sở TNMT), là các tổ chức có chức năng làm nhiệm vụ bồi thường. Tuy nhiên

trên địa bàn KKT Dung Quất hiện có đến hai tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường: TTPTQĐ huyện Bình Sơn (thuộc UBND huyện) và TTPTQĐ Dung Quất (thuộc BQL

KKT Dung Quất). Khơng có quy chế hay sự phân công nào giữa hai tổ chức này trong việc nhận nhiệm vụ bồ thường thu hồi đất, nhưng trên thực tế do hạn chế về nhân sự

nên TTPTQĐ của huyện thường nhận làm công tác bồi thường trên địa bàn đối với

những dự án nhỏ, số hộ phải di dời ít, giá trị phương án thấp cịn TTPTQĐ Dung Quất nhận những dự án lớn, liên quan đến nhiều xã, số hộ di dời nhiều, giá trị phương án

lớn.

Theo UBND huyện Bình Sơn, các dự án mà TTPTQĐ huyện làm nhiệm vụ bồi thường, ngoài yếu tố khách quan là dự án quy mơ nhỏ thì do sự thống nhất chỉ đạo

phối hợp xuyên suốt giữa các cơ quan trực thuộc UBND huyện với UBND các xã trên

địa bàn (cùng với sự ràng buộc về trách nhiệm giải trình với cấp trên trực tiếp) nên

công tác bồi thường khi thu hồi đất rất hiệu quả, các vướng mắc được giải quyết kịp thời, khơng có trường hợp nào phải cưỡng chế thu hồi đất.

Đối với các dự án do TTPTQĐ Dung Quất làm nhiệm vụ bồi thường, ngoài lý do

khách quan là quy mô lớn, cịn do tình trạng phối hợp khơng đồng bộ, thiếu cơ chế rõ

ràng trong xác định trách nhiệm, chậm giải quyết vướng mắc dẫn đến tình trạng khiếu

kiện đơng người và cản trở thi công xảy ra phổ biến, từ năm 2005 đến năm 2010 phải tổ chức 30 đợt cưỡng chế thu hồi đất.

Nguồn: UBND huyện Bình Sơn (2011), Báo cáo đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn huyện giai đoạn 2005 – 2010, Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa ban quản lý khu kinh tế dung quất với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước trên địa bàn (Trang 96 - 97)