5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
5.1 Đối với Chính phủ
Chính phủ cần phải làm rõ vị trí mơ hình QLNN trên địa bàn KKT thông qua BQL.
Thứ nhất, nếu xác định BQL là một cấp quản lý theo lãnh thổ thì phải lập thủ tục trình Quốc hội quyết định việc bổ sung thêm đơn vị hành chính lãnh thổ và thành lập cấp chính quyền
theo lãnh thổ. Tuy nhiên khi đó CP cũng phải làm rõ mơ hình chính quyền theo lãnh thổ này là chính quyền đơ thị hay nơng thơn, và liệu mơ hình chính quyền đó có đáp ứng được nhu cầu phát triển của KKT không hay phải giải quyết tiếp các cơ chế đặc thù cho chính quyền kiểu này,… và do đó khơng dễ thuyết phục Quốc hội thơng qua, nhất là trong bối cảnh hiện nay41. Về mặt dài hạn, khi mơ hình chính quyền đơ thị đã được luật hóa và có hiệu lực, các vấn đề
của BQL KKT Dung Quất sẽ được giải quyết cơ bản nếu chuyển BQL thành cấp chính quyền
đơ thị.
Thứ hai, nếu không xem BQL là một cấp quản lý thì phải làm cho hoạt động QLNN của BQL
đơn giản, rõ ràng và thuận lợi hơn theo hai cách: một là cắt giảm các chức năng QLNN khác
của BQL và chỉ tập trung vào hai chức năng chính là thu hút đầu tư và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của KKT (là hai chức năng mà BQL KKT có thể tự làm tốt nhất hiện nay); hai là giữ nguyên các chức năng hiện tại của BQL nhưng phải làm rõ việc phân cấp, ủy quyền cho BQL từ CP, các bộ và UBND cấp tỉnh theo từng lĩnh vực cụ thể.
41
VIệc tổ chức mơ hình chính quyền đơ thị vẫn đang cịn đang được cơ quan lập pháp thảo luận mà chưa cho thấy dấu hiệu sẽ được thông qua sớm. Các dự án luật có liên quan như Luật Đơ thị, Luật Thủ đô đã được Quốc hội cho lùi thời hạn trình để cơ quan soạn thảo chuẩn bị thêm nội dung vì cịn nhiều ý kiến khác nhau (Nguyễn
Giải pháp cắt giảm chức năng của BQL có thể giúp làm tinh gọn bộ máy hành chính, BQL chỉ tập trung vào thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng của KKT với vai trò như là một đơn vị sự nghiệp, các chức năng QLNN khác vẫn sẽ được tổ chức thực hiện bởi các cơ quan của CP
và CQĐP ba cấp như hiện tại. Việc này sẽ góp phần giảm các chồng chéo trong chức năng
nhiệm vụ hiện tại giữa BQL với các cơ quan liên quan, nhưng để thực hiện tốt nhiệm vụ
QLNN trên địa bàn thì ở các cơ quan thuộc CP phải tổ chức bộ phận theo dõi KKT để thường
xuyên thực hiện công tác quản lý trên địa bàn, và cũng phải tổ chức bộ phận tương tự như thế
ở CQĐP. Với 18 KKT như hiện tại, việc này có thể khả thi ở cấp địa phương nhưng không
khả thi đối với các cơ quan thuộc CP và xét cho cùng, nếu bộ máy tinh gọn ở nơi này nhưng lại phình ra ở nơi khác thì cũng khơng phải là giải pháp tốt.
Đối với giải pháp tiếp tục duy trì tình trạng “nửa chính quyền” như hiện nay của BQL, CP cần
phải rà soát lại quy định pháp luật trong tất cả các lĩnh vực mà BQL KKT có thực hiện chức
năng QLNN. Từ đó xác định rõ nội dung QLNN trên địa bàn KKT đối với ngành, lĩnh vực đó
là gì, nội dung nào do CP quyết định, nội dung nào được phân cấp cho các bộ, ngành thuộc CP, nội dung nào phân quyền, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh, cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Trên cơ sở này xác định từng nội dung QLNN mà CP, bộ, ngành hoặc UBND tỉnh, cơ
quan chuyên môn cấp tỉnh được phân quyền, được ủy quyền lại cho BQL để làm cơ sở hướng dẫn việc thực hiện của BQL KKT. Theo Ninh Ngọc Bảo Kim và Vũ Thành Tự Anh (2008, tr.19), việc phân cấp cần dựa trên kết quả (mức độ) phát triển, sự hoàn thiện của cơ sở hạ tầng và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB, 2003, tr.207) cho rằng cần thiết lập các cơ chế kiểm
soát điều tiết để hướng dẫn các hoạt động của cơ quan cấp dưới sau khi phân cấp. Do đó, song
song với việc xác định nội dung phân quyền, ủy quyền, cũng cần phải xác định các điều kiện
cụ thể của từng BQL KKT phải đạt được (hay kết quả hoạt động, số dự án hoạt động, số thu phát sinh trên địa bàn,…) để có thể tiếp nhận sự phân quyền hay ủy quyền lại từ cơ quan có
thẩm quyền, và trách nhiệm giải trình của BQL đối với các cơ quan đã chuyển giao quyền nhằm đảm bảo quyền được trao phải đi kèm với trách nhiệm và mức độ đáp ứng. Đối với các nội dung không thể phân quyền tiếp hay ủy quyền lại cho BQL thì cần có hướng dẫn thống
nhất về việc phối hợp, về vai trò đầu mối và vai trò tham gia của các cơ quan liên quan, làm cơ sở cho CQĐP thực hiện. Tồn bộ q trình này cần có một cơ quan làm đầu mối xử lý để đảm
bảo việc các văn bản pháp luật trình Quốc hội hoặc do CP, các cơ quan thuộc CP ban hành phải thống nhất, đồng bộ về thẩm quyền thực hiện các nội dung QLNN đã được xác định trên
địa bàn KKT.
Tham khảo mơ hình QLNN của các khu vực lãnh thổ phát triển kinh tế có tính chất tương tự cho thấy mơ hình QLNN thơng qua một cấp chính quyền hồn chỉnh thường được lựa chọn:
đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc) ra đời năm 1979, thành lập chính quyền thành phố vào đầu những năm 80, thành lập Hội đồng nhân dân thành phố đầu những năm 90, cuối
những năm 90 thành lập hai quận trực thuộc, hiện là chính quyền cấp thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông; đặc khu kinh tế Hải Nam (Trung Quốc) là chính quyền cấp tỉnh ngay từ khi thành lập năm 1988; khu kinh tế tự do Incheon (Hà Quốc) thành lập trên phạm vi ba quận thuộc TP Incheon, QLNN theo mơ hình chính quyền đang tồn tại (quận, thành phố) mà không thành lập thêm thiết chế quản lý mới (Võ Đại Lược, 2009). Từ đó, mơ hình quản lý thơng qua một cấp chính quyền hoàn chỉnh sẽ là giải pháp căn cơ nhất đối với QLNN trên địa bàn KKT Dung Quất, có thể giải quyết được các bất cập trong QLNN hiện nay. Đây là lựa chọn tốt nhất trong dài hạn để Chính phủ định hướng trong phát triển mơ hình quản lý đối với KKT. Tuy
nhiên, đi đến sự ra đời của một cấp chính quyền hồn chỉnh sẽ mất rất nhiều thời gian do q trình làm chính sách. Do đó trong giai đoạn đang chuyển đổi như hiện nay, cần thiết phải chấp nhận một giải pháp tạm thời mang tính chuyển tiếp, đó là tiếp tục duy trì mơ hình BQL như hiện tại nhưng có sự rà sốt, điều chỉnh như đã phân tích ở trên.