8. Kết cấu của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.2.2. Giới thiệu bang California
California là bang lớn thứ ba trong liên bang với tổng diện tích là 411.471 km2 bao gồm 6.926 km2 đường sông và 575 km2 đường biển. Bang nằm ở phía Tây nước Mỹ và tiếp giáp với Thái Bình Dương. Thủ phủ của bang là Sacramento Los Angeles- thành phố lớn nhất bang và lớn thứ nhì quốc gia. Những thành phố lớn ở California là: Los Angeles, San Jose, San Francisco, San Diego, Sacramento, Long Beach, Oakland, Anaheim, Revirside, San Bernardio, Torrance.
Dân số California năm 2011 là khoảng 37.691.912 (theo Wikipedia [4] ). Đây là bang đông dân nhất nước Mỹ. Đa phần dân số gia tăng gần đây ở California là do dân nhập cư từ các nước khác. Người da trắng chiếm khoảng 45% dân số ở bang, người gốc châu Mỹ La Tinh chiếm trên một phần ba số dân, phần còn lại theo thứ tự là người Mỹ gốc Á (hơn 11% dân số của bang), người Mỹ gốc Phi (hơn 6% dân số của bang) và người thổ dân.
Vùng đất này có nền văn hóa rất phong phú và đa dạng. Người dân California theo nhiều tôn giáo nhưng phần lớn theo Kitô giáo (chiếm 75%), Tin Lành (chiếm 38%), Giáo Hội Công Giáo Rôma (chiếm 34%) và phần cịn lại theo các tơn giáo như: Baptist, Do Thái giáo, Hồi giáo…
Ngôn ngữ phổ biến ở California là tiếng Anh, kế đến là tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung Quốc, tiếng Tagalog và tiếng Việt.
Chính phủ California có ba nhánh: hành pháp gồm Thống đốc California và các quan chức được bầu riêng rẽ; lập pháp gồm Hạ viện và Thượng viện; và tư pháp là Tòa án tối cao California và các tòa cấp dưới. Bang cũng để cử tri tham gia vào chính phủ qua kiến nghị, trưng cầu dân ý, bãi miễn và phê chuẩn.
California có nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, đóng góp 13% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ. Nền nông nghiệp phát triển mạnh, và là bang đứng đầu quốc gia về sản lượng nông nghiệp hằng năm. Các sản phẩm nơng nghiệp chính là: bơ sữa, nho, trâu, bò, trứng, cây giống, vải cotton, cây óc chó, quả ơliu, hạnh đào, các loại rau… Vì có bờ biển dài, nên ngành ngư nghiệp cũng đem lại lợi nhuận lớn cho bang với sản phẩm chính là: cá ngừ, cá hồi, cá bơn, cá thu, cua, tơm, sị. Ngành lâm nghiệp ở California cũng hoạt động tốt, đứng thứ ba trong các bang, chỉ sau Oregon và Washington về gổ. Ngoài ra, California nổi tiếng với ngành giải trí (Hollywood), máy tính và cơng nghệ cao (thung lũng Silicon), rượu vang, hàng không, vũ trụ và du lịch. Về thương mại, California luôn đứng đầu về kinh doanh sỉ và lẻ với Los Angeles là một trong ba trung tâm thương mại lớn nhất ở Mỹ. Bang cũng có bến cảng California được xếp là khu ngoại thương rộng lớn của quốc gia.
Là người Việt, nhắc đến California không thể không nhắc đến khu Little Saigon (Tiểu Sài Gòn). Khu phố này nằm ở Westminster và Garden Grove, bang Califonia. Đây là khu phố lâu đời, có nhiều người Việt Nam sinh sống. Hầu hết các món ăn của Việt Nam đều có thể được tìm thấy tại Little Saigon từ bún bị Huế, Phở đến Hủ tiếu, Cơm tấm, Bánh mì thịt...Do đó, bang California có thể xem là thị trường trọng yếu để đưa các sản phẩm của Việt Nam vào Mỹ bao gồm cả rau quả, trong đó có Thanh long.
Khi xem xét về thị trường tiêu thụ Thanh long ở Mỹ thì bang California được xem như đại diện chính cho thị trường này, cịn vì những lý do sau:
- Đây là bang đông dân nhất nước Mỹ với hơn 12% người Mỹ sống tại đây.
- Lô hàng Thanh long Việt Nam đầu tiên xuất khẩu qua Mỹ là đến cảng Long Beach, California. Như vậy, tiểu bang này có thể được xem là cửa ngõ trọng yếu, đưa Thanh long Việt Nam đến với người tiêu dùng khắp nước Mỹ.
- Phần lớn dân số của bang là người gốc Mỹ La Tinh, gốc Á, gốc Phi với khẩu vị rất phù hợp với trái Thanh long. Ngoài ra, phần lớn Việt kiều cũng sống tại bang California.
- Theo ông Hồ Văn Quang-giám đốc công ty cổ phần chiếu xạ CPCX An Phú (Bình Dương) - hiện nay, hầu hết sản lượng Thanh long Việt Nam được xuất khẩu đến Mỹ qua bang California (cảng Long Beach, Los Angeles, San Francisco…) kế đến là Miami, Newyork.
- Ông Quang cũng cho rằng: thị trường California có tiềm năng phát triển rất mạnh trong tương lai.