8. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng xuất khẩu Thanh long sang Mỹ
2.2.2. Những khó khăn trong quá trình xuất khẩu Thanh long Việt Nam đến
Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bình Thuận cũng đang lên chương trình quảng bá Thanh long vào thị trường Mỹ để trái cây này có thể thâm nhập vào văn hóa ẩm thực của các nhóm cộng đồng ở nước này. Đây là những bước đi vững chắc để Thanh long tiếp cận sâu rộng thị trường Mỹ và tạo đà để tiến sâu vào các thị trường khó tính khác như Úc, Chilê, Tây Ban Nha …
2.2.2. Những khó khăn trong q trình xuất khẩu Thanh long Việt Nam đến Mỹ. Mỹ.
Mặc dù có được những thuận lợi ban đầu, nhưng con đường để Thanh long Việt Nam vào Mỹ cũng còn nhiều gập ghềnh, chông gai. Sau lô hàng Thanh long đầu tiên của công ty CP CB THS Sơn Sơn và công ty TNHH Thanh long Hồng Hậu vào Mỹ thì việc xuất khẩu trái cây này đã bị ngưng lại.
Theo ông Nguyễn Thuận, chủ nhiệm hợp tác xã Hàm Minh (Bình Thuận), một trong những đơn vị được APHIS cấp mã số xuất khẩu Thanh long sang Mỹ đầu tiên, thì ngun nhân là do cơng ty CP CB THS Sơn Sơn không nhận Thanh long để chiếu xạ với lý do công ty này đang sửa chữa lại nhà xưởng. Trong khi tại thời điểm này, công ty CP CB THS Sơn Sơn là công ty duy nhất được phép chiếu xạ Thanh long và tới tận ngày 28 tháng 7 năm 2009 thì cơng ty CPCX An Phú mới được APHIS cho phép chiếu xạ trái cây xuất khẩu sang Mỹ.
Một nguyên nhân khác là Thanh long bị giảm sút chất lượng khi tới Mỹ. Theo ông Trần Ngọc Hiệp, giám đốc cơng ty TNHH Thanh long Hồng Hậu tính tốn: “Trái Thanh long từ khi thu hoạch, đến xử lý, đóng gói… mất khoảng 10 ngày, cộng thêm thời gian vận chuyển bằng tàu biển từ Việt Nam sang Mỹ mất 20 ngày. Trong khi đó, với phương pháp bảo quản hiện nay, Thanh long chỉ có thể giữ được chất lượng tối đa là 40 ngày. Như vậy, khi sang đến Mỹ, Thanh long chỉ còn đúng 10 ngày để bán. Do đó, chất lượng trái Thanh long bị giảm sút, khiến cho thời gian tiêu thụ chậm lại và giá bán bị giảm xuống là khó tránh khỏi”. Nếu Thanh long
sang Mỹ bằng đường hàng khơng thì thời gian vận chuyển sẽ ngắn hơn rất nhiều nhưng giá cước vận chuyển bằng đường này lại khá cao, khoảng 3 USD/kg năm 2009, và hiện nay, năm 2012 là khoảng 4 USD/kg. Trong khi giá cước này ở các nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nước ta, lại rẻ hơn rất nhiều. Chính phủ Thái Lan cịn đưa ra hẳn một chương trình hỗ trợ cước phí vận chuyển bằng đường hàng không cho các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tươi của họ với giá khoảng 0,5 USD/kg. Thái Lan còn có cơng nghệ bảo quản trái cây tươi tốt hơn Việt Nam rất nhiều (theo ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Trái cây Việt Nam). Ngoài ra, việc chiếu xạ với nồng độ quá cao- 400 gray như yêu cầu của APHIS hiện nay cũng làm giảm chất lượng của quả Thanh long trước khi đến Mỹ. Không buông xuôi, doanh nghiệp đã cố gắng liên kết với hãng tàu để thời gian vận chuyển giảm xuống còn 14-17 ngày đồng thời cải thiện và rút ngắn quá trình bảo quản Thanh long từ khâu thu hoạch đến khi đóng gói. Kết quả là cuối năm 2009, con đường đến Mỹ của trái Thanh long được nối lại, sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng lên.
Hơn 1 năm sau, các doanh nghiệp lại tiếp tục gặp khó khăn với Luật hiện đại hóa an tồn thực phẩm (Food Safety Modernization Act- FSMA) có hiệu lực từ đầu năm 2011. Đây là phiên bản mới nhất của Luật liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm của Mỹ (FDCA) có hiệu lực từ năm 1938, cho phép Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) can thiệp sâu hơn đối với các sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ, trong trường hợp Việt Nam là nông sản và thủy sản. Theo các chun gia thì đây có thể là một cách dựng hàng rào kỹ thuật khi sản lượng Thanh long của nước ta xuất khẩu vào Mỹ tăng nhanh. Sự kiện 3 container Thanh long của công ty TNHH Rồng Đỏ và 8 container của công ty CPCX An Phú bị FDA giữ lại để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật khiến nhiều doanh nghiệp lo lắng và tạm dừng các đơn hàng xuất khẩu Thanh long đi Mỹ. Theo ơng Mai Xn Thình, giám đốc cơng ty TNHH Rồng Đỏ cho biết cụ thể ”Container đầu tiên bị giữ trong 4 ngày, container thứ 2 mất 7 ngày, còn container thứ 3 bị giữ 2 ngày, không phát
Thanh long cũng đã giảm chất lượng, hư hỏng, thậm chí phải hủy bỏ. Mặc dù thực hiện kiểm tra 100% lô hàng Thanh long (trước đó APHIS chỉ kiểm tra 10% lô hàng), nhưng FDA vẫn chưa công bố về chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Maximum Residue Limits - MRL) cho phép. Điều này gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, ước tính riêng của cơng ty TNHH Rồng Đỏ là khoảng 600 triệu đồng/container.
Điều đáng buồn nữa là sự cạnh tranh bằng giá giữa các doanh nghiệp xuất khẩu