Những thuận lợi trong quá trình xuất khẩu Thanh long Việt Nam đến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại bang california, mỹ (Trang 42 - 45)

8. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng xuất khẩu Thanh long sang Mỹ

2.2.1. Những thuận lợi trong quá trình xuất khẩu Thanh long Việt Nam đến

2.2.1. Những thuận lợi trong quá trình xuất khẩu Thanh long Việt Nam đến Mỹ. Mỹ.

Ngày 31 tháng 7 năm 2008 Mỹ cho phép Việt Nam đưa Thanh long vào thị trường nước này. Đến tháng 11 năm 2008, lô Thanh long đầu tiên của Việt Nam vào thị trường Mỹ đã cập cảng Long Beach và Los Angeles, California. Đây cũng là loại trái cây đầu tiên của Việt Nam được phép nhập vào thị trường khó tính này, đánh dấu một bước phát triển mới cho Thanh long nói riêng và trái cây Việt Nam nói chung. Lơ hàng này gồm 5 container của công ty CP CB THS Sơn Sơn và công ty TNHH Thanh long Hoàng Hậu lấy nguồn Thanh long từ Bình Thuận, đã đạt chứng chỉ Eurep Gap (tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Châu Âu).

Sản lượng Thanh long xuất khẩu qua Mỹ từ đó, ngày một tăng cao, cụ thể là từ cuối năm 2008 đến năm 2009 đạt 100 tấn, năm 2010 là 856 tấn, năm 2011 là 1.500 tấn, riêng bốn tháng đầu năm 2012 sản lượng xuất khẩu đã đạt khoảng 1.200 tấn, ước đạt 48 triệu USD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngối (Theo Cục Bảo vệ thực vật- Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, [9], [22]), (xem hình 2.1). Đây là một kết quả rất lạc quan cho người trồng Thanh long và các doanh nghiệp xuất khẩu loại trái cây này.

100 856 1500 1200 2009 2010 2011 4 tháng- 2012 Tấn

Hình 2.1: Sản lượng Thanh long xuất khẩu qua Mỹ từ cuối năm 2008 đến 4 tháng đầu năm 2012.

Sức hấp dẫn của thị trường Mỹ là Thanh long được bán với giá cao, người nông dân cũng được lợi nhiều hơn. Theo ông Trầm Bê, chủ tịch hội đồng quản trị công ty CP CB THS Sơn Sơn, giá bán lẻ tại các siêu thị Mỹ là 15- 16 USD/kg (năm 2009), đây là giá của Thanh long đi bằng đường hàng khơng. Thanh long đi bằng đường biển có giá rẻ hơn, ở California, người dân mua Thanh long trung bình 7 USD/kg. Giá trên hợp đồng xuất khẩu giữa Mỹ và Việt Nam thì dao động khoảng 2 – 4 USD/kg (giá FOB- giá giao hàng trên tàu). Nhìn chung, giá này cao hơn rất nhiều so với các thị trường khác. Ngoài ra, nếu chinh phục được thị trường khó tính như Mỹ, Thanh long Việt Nam sẽ dễ dàng thâm nhập được vào thị trường Châu Âu và mở đường cho nhiều loại trái cây khác của nước ta.

Diện tích vườn trồng Thanh long đạt yêu cầu của Mỹ ngày càng gia tăng. Theo thống kê, đến hết năm 2011 ở Bình Thuận đã có 1.400 héc ta Thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Mỹ. Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (thuộc Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổ hợp tác sản xuất Thanh long Chợ Gạo (Tiền Giang) đã được cấp giấy chứng nhận Viet Gap (thực hành nơng nghiệp tốt) với diện tích 19,74 héc ta và được APHIS cấp mã số xuất khẩu Thanh long sang thị trường Mỹ.

Về chiếu xạ, theo Bộ Công Thương, Việt Nam là quốc gia châu Á thứ ba sau Thái Lan và Ấn Độ được phép thực hiện việc chiếu xạ hoa quả tại nước mình trước khi xuất khẩu sang Mỹ. Hiện nay, nước ta có hai nhà máy chiếu xạ là cơng ty CP CB THS Sơn Sơn và công ty CPCX An Phú. Riêng công ty CP CB THS Sơn Sơn cam kết mỗi ngày sẽ chiếu xạ khoảng 36 tấn Thanh long để các doanh nghiệp cung ứng cho khách hàng Mỹ. Cịn cơng ty CPCX An Phú thì đầu tư mở hai nhà máy chiếu xạ, nhà máy thứ nhất ở Bình Dương với cơng suất 120 tấn/ngày, nhà máy thứ hai đặt tại khu cơng nghiệp Bình Minh, Vĩnh Long với công suất 100- 150 tấn/ngày và dự kiến đến năm 2013 sẽ nâng công suất lên 250 tấn/ngày. Ngoài ra, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư thì nhiều nhà đầu tư đang dự định xây dựng nhà máy chiếu xạ tại tỉnh Bình Thuận.

Rút kinh nghiệm từ thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột ở Trung Quốc, việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho Thanh long ở thị trường Mỹ cũng được quan tâm thực hiện. Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận đang làm việc với phía Mỹ để đăng ký chỉ dẫn địa lý đối với trái Thanh long Bình Thuận xuất khẩu đến Mỹ. Người dân Bình Thuận hy vọng trong tương lai gần, Thanh long Bình Thuận sẽ được cấp bảo hộ ngồi nước đầu tiên.

Như vậy, có thể thấy mọi nguồn lực để đưa trái Thanh long Việt Nam đến thị trường Mỹ đã được chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng, dài hạn. Hiện nay, Thanh long nước ta đã tiếp cận được khách hàng người Mỹ gốc châu Á. Sắp tới vào khoảng quý tư năm 2012, đoàn giao thương của Việt Nam sẽ đến Mỹ để gặp gỡ 30 doanh nghiệp nhập khẩu lớn tại California nhằm đẩy nhanh sản lượng Thanh long xuất vào thị trường này, với mục tiêu tăng sản lượng 20% theo từng năm. Nếu như ban

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại bang california, mỹ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)