Một số vấn đề cần quan tâm khi xuất khẩu Thanh long sang Mỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại bang california, mỹ (Trang 49)

8. Kết cấu của đề tài

2.2. Thực trạng xuất khẩu Thanh long sang Mỹ

2.2.4. Một số vấn đề cần quan tâm khi xuất khẩu Thanh long sang Mỹ

2.2.4.1. Hình thức xuất khẩu

Hiện nay, có hai hình thức xuất khẩu Thanh long Việt Nam sang Mỹ là: hình thức xuất khẩu trực tiếp và hình thức xuất khẩu gián tiếp.

Hình thức xuất khẩu trực tiếp là hình thức các doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng trực tiếp với các công ty tại Mỹ, và cũng là người trực tiếp xuất khẩu Thanh long sang Mỹ.

Do điều kiện cơ sở vật chất, thông tin liên lạc ngày càng hiện đại, đặc biệt kênh thương mại điện tử, giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận với các doanh nghiệp Mỹ và thực hiện ký kết hợp đồng mà không cần phải đến Mỹ. Điều này cũng giúp tiết kiệm khá nhiều chi phí cho các doanh nghiệp. Vì vậy, hình thức xuất khẩu trực tiếp được hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh long lựa chọn và áp dụng.

Mặc dù kinh doanh trực tiếp với các doanh nghiệp Mỹ, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tiếp cận được các nhà bán buôn ở Mỹ. Khi phỏng vấn, ông Hồ Văn Quang - giám đốc công ty CPCX An Phú đã nhận định: doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới tiếp cận được các nhà phân phối lớn ở Mỹ, các tổ chức này sẽ phân

phối Thanh long đến các nhà phân phối nhỏ, rồi từ đó phân phối đến các kênh bán lẻ trên thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang cố gắng tiếp cận các nhà phân phối nhỏ, các kênh bán lẻ nhưng gặp phải nhiều trở ngại và khó khăn rất lớn. Nguyên nhân một phần là do chưa có được nội lực và còn chưa am hiểu về luật lệ và môi trường kinh doanh ở Mỹ.

Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cũng chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp, an tồn và ít rủi ro hơn. Với hình thức này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ ký hợp đồng xuất khẩu với đại diện của công ty Mỹ tại Việt Nam hoặc các công ty môi giới. Các đại diện, môi giới này sẽ giám sát và đứng ra thu mua, xuất khẩu Thanh long sang Mỹ.

Nhìn chung, áp dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp, doanh nghiệp có được lợi nhuận cao hơn hình thức xuất khẩu gián tiếp. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng thu được nhiều kinh nghiệm quý báu trong giao thương giữa hai nước, đồng thời có thể tạo dựng tên tuổi và phát triển kinh doanh xuất khẩu trên thị trường Mỹ.

2.2.4.2. Phương thức thanh toán

Khi thương lượng về hợp đồng xuất khẩu với đối tác, điều khoản mà doanh nghiệp Việt Nam quan tâm nhất là phương thức thanh tốn. Bỡi vì, hầu hết các phương thức thanh toán đều đem lại rủi ro hoặc ít hoặc nhiều cho cả người mua và người bán. Phần lợi thế thường nghiêng về phía đối tác mạnh hơn.

Trong kinh doanh với các doanh nghiệp Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam thường ở vị trí bị động và chịu thua kém. Phương thức thanh toán được nhiều người Mỹ chọn là phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ (L/C) trên 100% giá trị hợp đồng. Một số doanh nghiệp Mỹ cịn chọn phương thức thanh tốn L/C chỉ 70-90% giá trị hợp đồng, 10-30% giá trị hợp đồng còn lại sẽ thực hiện trả sau, sau khi họ kiểm tra hàng hóa đến Mỹ.

Phương thức thanh tốn tín dụng chứng từ là một phương thức thanh tốn khá an tồn cho người bán. Với phương thức này, ngân hàng đã trực tiếp tham gia vào quá trình thanh tốn bằng cách cam kết với người xuất khẩu sẽ thanh toán tiền cho họ hoặc theo sự chỉ định của họ, nếu người xuất khẩu thực hiện đúng nghĩa vụ của thư tín dụng quy định (nguồn: [25]).

Kinh nghiệm khi làm việc với các doanh nghiệp Mỹ là chỉ cần doanh nghiệp Việt Nam cung cấp hàng chất lượng, ổn định, thực hiện đúng theo hợp đồng, thì việc thanh tốn ln được thực hiện nhanh chóng. Các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh long cũng nên an tâm khi xuất khẩu Thanh long sang Mỹ và tốt nhất vẫn là chọn hình thức thanh tốn tín dụng chứng từ có xác nhận trên 100% giá trị hợp đồng (Confirmed Letter of Credit).

2.2.4.3. Các nhân tố chính tác động đến chất lượng Thanh long cần chú ý

Chất lượng quả Thanh long thường được xem xét thơng qua màu sắc và hình dạng của quả Thanh long. Một quả Thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu phải có được các tiêu chuẩn sau:

- Trọng lượng quả: tùy thị trường nhập khẩu:

• Thị trường Châu Âu: 250-300g/quả

• Thị trường Trung Quốc: 400-600g/quả

• Thị trường Singapore: 300-500g/quả

• Thị trường Hồng Kơng: > 400g/quả

- Quả không bị vết của nấm hay cơn trùng gây hại.

- Quả sạch dạng hình đẹp, vỏ có màu đỏ đều trên 70% diện tích quả và láng. Khoang mũi không sâu quá 1cm và quả khơng có mũi nào lồi lên.

- Tai thẳng, cứng, xanh và dài trên 1,5cm (đối với thị trường Trung Quốc tai quả càng dài càng tốt)

- Thịt quả có màu trắng và cứng, hột màu đen.

- Quả khơng có vết tổn thương cơ giới hay chỗ bị thâm và không có đốm xanh hay vết cháy do nắng hay do phun thuốc hóa học.

(Nguồn: Sở Khoa Học Công Nghệ Vĩnh Long [17] )

Để quả Thanh long đạt được chất lượng xuất khẩu như trên, người trồng và doanh nghiệp cần chú ý các nhân tố sau:

- Kỹ thuật trồng trọt

Hiện nay, một số nông dân đã biết ứng dụng phương pháp kỹ thuật mới trong quá trình trồng Thanh long nhưng số hộ này cịn rất ít. Đại đa số người nông dân đều trồng Thanh long dựa theo kinh nghiệm tự đúc kết và rất ngại thay đổi vì ban đầu họ sẽ phải chịu nhiều chi phí. Nhìn chung, hiệu quả hợp tác giữa nhà nơng và cán bộ kỹ thuật còn rất kém, dẫn đến hậu quả là năng suất và chất lượng Thanh long đạt tiêu chuẩn xuất khẩu không cao, không đồng bộ. Đặc biệt, lượng Thanh long đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Mỹ vẫn cịn rất ít.

- Khâu bảo quản, đóng gói

Người nơng dân thường thu hoạch Thanh long từ tháng 5 đến tháng 10, mỗi tháng cho thu hoạch 2 đợt. Từ năm thứ 3 trở đi, năng suất trung bình của Thanh long là 30 tấn/hécta/ năm. Khi trái Thanh long chuyển sang màu đỏ, sau 3-5 ngày có thể hái được.

Khâu thu hoạch, bảo quản Thanh long trước khi đến tay người tiêu dùng là khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng Thanh long. Tuy nhiên, vẫn cịn tình trạng người nơng dân thu hoạch trái chưa đúng cách như: để

trái xuống đất, gây nhiễm nấm bệnh, làm hỏng cuống khi bảo quản, hay chất trái vào các rỗ tre với số lượng lớn khi vận chuyển tới nhà thu mua, gây dập quả, gãy tai. Một số nhà nơng cịn để trái Thanh long ở lâu ngoài ánh nắng mặt trời sau khi hái xuống, làm trái bị mất nước, giảm chất lượng và dễ hư hỏng trong thời gian bảo quản.

Đóng gói cho Thanh long khi xuất khẩu sang Mỹ cũng khác với quy cách đóng gói Thanh long thơng thường. Thùng đóng gói phải là thùng dày ít nhất 5 lớp, các thông tin như xuất xứ, trọng lượng... phải được in đầy đủ , chi tiết trên thùng. Thùng được đục lổ có miếng lưới bảo vệ. Mỗi trái Thanh long được bao bọc bằng bao polyetylen, có lổ thơng hơi. Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là ở 5 oC, ẩm độ 90%.

Thông thường nếu thu hoạch và bảo quản tốt, chất lượng Thanh long có thể duy trì tới 45 ngày.

Điều đáng lo nữa là các cơ sở thực hiện sơ chế, đóng gói Thanh long cịn rất yếu kém. Đến hết năm 2011, tồn tỉnh Bình Thuận có 108 cơ sở thu mua, đóng gói Thanh long nhưng chỉ có 18 cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn xuất khẩu

- Chiếu xạ

Côn trùng rất dễ phát tán thông qua con đường thương mại giữa các nước. Để ngăn ngừa hoặc giảm tối thiểu nguy cơ này nhiều nước đã cấm nhập khẩu trái cây, rau quả hoặc là yêu cầu chúng phải qua xử lí cách li và đó chính là rào cản rất lớn cho thương mại quốc tế. Hiện nay, Mỹ là một trong những thị trường khó tính nhất và có những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt trong việc nhập khẩu trái cây, rau quả. Xử lý chiếu xạ là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với việc xuất khẩu trái cây sang Mỹ. Đây được xem là biện pháp hữu hiệu để kiểm sốt cơn trùng vật hại trên rau quả. Diệt côn trùng phá hại bằng chiếu xạ có thể khai thơng thương mại về hàng quả tươi sống, trong đó có Thanh long.

Công nghệ diệt khuẩn bằng tia X hoạt động theo nguyên tắc dùng điện năng tạo dòng lớn (620mA) các điện tử nhanh (5MeV) và được gia tốc đến gần tốc độ ánh sáng nhờ hệ thiết bị (súng điện tử, máy Klystron RF và máy gia tốc thẳng cộng hưởng LINAC) tạo ra, được hệ nam châm điện làm quét đều lên bề mặt tấm chuyển đổi làm phát ra tia X bức xạ hãm năng lượng dưới 5MeV (mức cực đại cho phép chiếu xạ thực phẩm).

Hàng hố xếp khít trên khoang tải được vận chuyển liên tục tới buồng chiếu xạ (được điều khiển bằng phần mềm kiểm sốt logic chạy theo chương trình khớp với liều cần thiết cho mỗi lô hàng), bảo đảm tồn bộ hàng hố được xử lý tia X đúng liều lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Quả Thanh long sau khi được chiếu xạ sẽ diệt khuẩn bao gồm: vi sinh vật, nang, ấu trùng của côn trùng, ký sinh trùng ..., gây hãm chín quả, kéo dài thời gian bảo quản và thời gian tiêu dùng.

Hiện nay, nước ta có hai nhà máy chiếu xạ là công ty CP CB THS Sơn Sơn và công ty CPCX An Phú. Công ty CP CB THS Sơn Sơn có cơng suất chiếu xạ khoảng 36 tấn Thanh long/ ngày. Cơng ty CPCX An Phú thì đầu tư mở hai nhà máy chiếu xạ, nhà máy thứ nhất ở Bình Dương với cơng suất 120 tấn/ngày, nhà máy thứ hai đặt tại khu cơng nghiệp Bình Minh, Vĩnh Long với công suất 100- 150 tấn/ngày và dự kiến đến năm 2013 sẽ nâng công suất lên 250 tấn/ngày.

Chi phí chiếu xạ ở nước ta là 1,1 USD/kg. Chi phí này khá cao, làm giá Thanh long đến Mỹ tăng lên đáng kể.

Ngày 20 tháng 8 năm 2012, Mỹ cho phép một số trái cây của ba nước Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam được phép đưa thẳng vào Mỹ để chiếu xạ trực tiếp (Theo ông Nguyễn Hữu Đạt - Giám đốc Trung tâm kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II). Mỹ cũng thơng báo chính thức với Cục Bảo vệ thực vật, Bộ

long có thể chiếu xạ tại Mỹ. Đây là tin mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh long. Với hướng đi này, doanh nghiệp sẽ được lợi là trái Thanh long khi chiếu xạ ở Mỹ, thời gian sử dụng sẽ dài hơn nếu điều kiện chi phí chiếu xạ bằng hoặc thấp hơn ở Việt Nam. Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng gặp phải nhiều khó khăn là: cịn mù mờ về địa điểm đặt các nhà máy chiếu xạ tại Mỹ và giá chiếu xạ. Nếu vị trí đặt các nhà máy chiếu xạ quá xa với các siêu thị, có thể sẽ tăng chi phí vận chuyển cho các doanh nghiệp. Và mặc dù cho đưa thẳng trái cây này vào Mỹ để chiếu xạ, nhưng theo quy định của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), từ khâu sản xuất đến đóng gói vẫn phải theo tiêu chuẩn của Mỹ và phải được Mỹ cấp phép. Điều này làm tăng mức độ rủi ro của doanh nghiệp, nguy cơ Thanh long không đạt yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến lô hàng bị trả về sẽ tăng lên.

- Vận tải là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng Thanh long. Quả Thanh long sau khi được đóng gói sẽ được vận chuyển bằng container lạnh, có nhiệt độ 5 oC. Nếu nhiệt độ trong container thay đổi hoặc nóng hơn hoặc lạnh hơn đều làm giảm chất lượng Thanh long, thậm chí làm cho quả bị đơng đá, hay thối rữa. Trong khi đó, cở sở vật chất, hệ thống giao thông vận tải ở nước ta chưa phát triển cao. Các doanh nghiệp hầu như vẫn còn bị thiệt hại nhiều do cịn sai sót trong q trình vận chuyển Thanh long. Công ty Cao Thành Phát khi ký kết hợp đồng với khách hàng, luôn thực hiện khấu trừ 10% giá trị đơn hàng do Thanh long hư hỏng trong q trình vận chuyển. Cước phí vận chuyển ở nước ta cũng khá cao so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore...

2.2.5. Năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp ở Việt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Thanh long. Riêng tỉnh Bình Thuận thì có gần 40 cơ sở thu mua Thanh long để xuất khẩu (theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận). Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp có năng lực để

xuất khẩu Thanh long đi Mỹ là rất ít. Một số đại diện có thể kể đến là (theo Phụ Lục 04):

- Cơng ty TNHH Thanh Long Hồng Hậu

- Công ty CP Chiếu Xạ An Phú

- Công ty CP Chế Biến Thủy Hải Sản Sơn Sơn

- Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Rồng Đỏ (Công ty TNHH Rồng Đỏ)

Ngoài ra một số doanh nghiệp khác cũng có xuất khẩu Thanh long sang Mỹ nhưng với số lượng ít hơn là: doanh nghiệp Tư Nhân Thương Mại Phương Giảng, công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Hồng Ân, công ty Lan Anh...

Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu là nhà sản xuất và xuất khẩu Thanh long hàng đầu ở Việt Nam. Công ty này còn là doanh nghiệp tiên phong trong chặng đường xuất khẩu Thanh long đi Mỹ. Công ty được thành lập vào năm 1988 với mơ hình trang trại. Bắt đầu sự nghiệp chỉ với 3 héc ta đất khai hoang trồng Thanh long và một số cây rau quả ngắn ngày. Đến thời điểm năm 2003, Hồng Hậu đã có 100 héc ta đất, trong đó có 70 héc ta trồng Thanh long. Hồng Hậu là trang trại đầu tiên ở Việt Nam sản xuất Thanh long theo quy mô thương mại, đồng thời là nhà xuất khẩu Thanh long với quy mô lớn. Thanh long mang thương hiệu Hoàng Hậu chiếm thị phần lớn ở thị trường nước ngoài. Phát huy những thành quả đạt được, công ty tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm để phục vụ cho thị trường cao cấp trong nước và những thị trường khó tính ở nước ngồi. Kế hoạch năm 2005- 2010, cơng ty đầu tư trồng mới 300 ha Thanh long hữu cơ (organic) theo quy trình sản xuất nơng nghiệp tiêu chuẩn châu Âu (EUREPGAP).

Công ty CPCX An Phú và công ty CP CB THS Sơn Sơn là hai công ty duy nhất hiện nay được phép chiếu xạ Thanh long đi Mỹ ở Việt Nam. Hai công ty này có vùng trồng, nhà máy đóng gói và nhà máy chiếu xạ đạt tiêu chuẩn của APHIS.

Năm 2001 công ty Sơn Sơn đã đầu tư hệ thống chiếu xạ tia X bằng công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ, với mục đích trọng tâm là xử lý côn trùng vật hại trên rau quả. Tháng 09 năm 2006 công ty Sơn Sơn đã hoàn thành việc lắp đặt đầu máy chiếu xạ thứ hai, tất cả đã được chuẩn bị sẵn sàng cho việc hội nhập thương mại. Công ty CP CB THS Sơn Sơn sử dụng máy gia tốc Linac 5MeV/620mA/150kW theo công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ trong việc xử lý thực phẩm, rau quả, vật dụng y tế, xử lý đá q…. Kho lạnh Sơn Sơn có sức chứa trên 4000 tấn bao gồm 5 kho độc lập có sức chứa từ 500 đến 1500 tấn. Ngồi ra Cơng ty CP CB THS Sơn Sơn cịn có một hệ thống kho lạnh riêng có sức chứa mỗi kho từ 50-100 tấn, thích hợp cho các khách hàng muốn thuê trọn kho. Nhiệt độ của mỗi kho được cài đặt, điều chỉnh cho thích hợp với từng loại hàng hố, có thể đạt được -25 oC, rất thích hợp cho việc lưu trữ các loại hàng hóa nơng, thủy hải sản v.v…..

Công ty CPCX An Phú tiền thân là Công ty Cổ phần Chiếu xạ Thực Phẩm được thành lập vào tháng 01 năm 2003, ban đầu có 11 thành viên sáng lập với số vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại bang california, mỹ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)