Giải pháp hoàn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 74)

3.2. Các giải pháp đối với Agribank để hồn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm

3.2.3.1. Cụ thể hóa các bộ chỉ tiêu chấm điểm

Các bộ chỉ tiêu chấm điểm được đưa ra trên cơ sở từng nhóm đối tượng khách hàng, yêu cầu đánh giá khách hàng,...nên các chỉ tiêu chấm điểm phải rõ ràng, rành mạch, khơng gây khó hiểu, nhầm lẫn cho người chấm điểm. Agribank hoạt động trên địa bàn cả nước với mạng lưới rộng khắp nên sẽ không tránh khỏi trình độ cán bộ khơng đồng đều, khác biệt văn hóa, ngơn ngữ nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa trình độ cán bộ cịn hạn chế. Do đó, Agribank cần cụ thể hóa các bộ chỉ tiêu chấm điểm thống nhất toàn hệ thống và trên cơ sở chuẩn mực chung tránh các hạn chế trên như:

- Một số các chỉ tiêu cần được xem xét trên cơ sở đan xen, có liên quan đến nhau như: "Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từ 2 đến 5 năm tới", "Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của NCĐ", "Môi trường kiểm soát nội bộ và cơ cấu tổ chức của DN theo đánh giá của NCĐ", tránh tình trạng việc đánh giá, lựa chọn các chỉ tiêu này có mâu thuẫn với nhau.

- Một số chỉ tiêu cần làm rõ như: “Mức độ bảo hiểm tài sản” cần làm rõ số tiền bảo hiểm tài sản ở đây có xét đến bên thụ hưởng là Agribank hay khơng?, “Thời gian đặt quan hệ với Agribank“ là tính từ thời điểm có thơng tin khách hàng trên hệ thống hay có quan hệ tiền gửi, thanh tốn, dịch vụ hay tín dụng?....

3.2.3.2. Bổ sung, hồn chỉnh các bộ chỉ tiêu chấm điểm

Để có thể có bộ chỉ tiêu chấm điểm phù hợp với khách hàng, khoa học, rành mạch, dễ hiểu...là một điều không dễ, ngay cả đối với các TCTD đi trước Agribank hiện nay vẫn đang từng ngày chỉnh sửa, bổ sung các chỉ tiêu chấm điểm. Agribank với tư cách là người đi sau nên cố gắng tiếp thu, cân nhắc chỉnh sửa, bổ sung các chỉ tiêu để phù hợp với đặc thù hoạt động của mình. Tác giả kiến nghị bổ sung chỉ tiêu địa bàn hoạt động cho bộ chỉ tiêu và tỉ lệ so sánh giữa các địa bàn với nhau để có thể đánh giá các khách hàng trên một mặt bằng chung vì điều kiện các địa bàn khác nhau là rất khác nhau; thiết kế bộ chỉ tiêu chấm điểm sơ bộ cho các đối tượng khách hàng chưa thuộc đối tượng chấm điểm.

3.3. Các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc

3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín dụng

Những năm gần đây, trên thực tế đã xuất hiện một số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm. Các doanh nghiệp này đã đưa ra một số nhận định về các ngân hàng, doanh nghiệp có quy mơ lớn trên thị trường Việt Nam và bước đầu đã đặt những viên gạch đầu tiên cho quá trình phát triển ngành nghề này tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp này hiện vẫn chưa đạt đến kỳ vọng của thị trường nên kết quả họ đưa ra vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đâu tư, giới tài chính.

Trong xu hướng chung đó cùng với sự cần thiết phải thành lập các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tại Việt Nam, việc xây dựng và ban hành khung pháp lý bao gồm các nghị định và thông tư hướng dẫn về hoạt động của tổ chức xếp hạng là vô

cùng cấp bách, và cần phải thấy rằng: không thể thành lập tổ chức xếp hạng nếu khơng có sự khuyến khích, hỗ trợ của NHNN. Nhưng đến nay thì vẫn chưa vẫn chưa có một văn bản chính thức nào đề cập một cách đầy đủ hoạt động xếp hạng. Các NHTM khi đứng trước yêu cầu thực tiễn, các chuẩn mực quốc tế thì hầu hết đã xây dựng hệ thống XHTD của riêng mình nhờ sự tư vấn của các đối tác trong và ngồi nước. Do đó, NHNN nên đưa ra một khung pháp lý tối thiểu cho hoạt động xếp hạng trong nước.

3.3.2. Xây dựng và công bố định kỳ các chỉ tiêu trung bình ngành

Để có thể đánh giá, XHTD có chất lượng thì thơng tin ngành là căn cứ rất quan trọng để đưa ra sự so sánh hiệu quả giữa các DN. Việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của DN thông qua so sánh đối với các chỉ tiêu chung của ngành, nhóm ngành là rất thiết thực và quan trọng. Tuy nhiên hiện nay các số liệu thống kê trung bình ngành là khơng có hoặc cịn nhiều thiếu sót. Điều này gây hạn chế cho việc đánh giá vị thế, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh của DN so với ngành và nhóm ngành. Vì vậy Tổng cục thống kê cần tiến hành thu thập, tổng hợp thông tin về tất cả các DN, từ đó phân tích, thực hiện các nghiên cứu và đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung. Ngồi ra các số liệu thống kê nên được cập nhật thường xuyên, kịp thời và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các bộ ngành hữu quan có cái nhìn tổng qt, từ đó có các biện pháp hỗ trợ, khắc phục kịp thời cũng như đề ra hướng phát triển cho các năm tới. Điều này tạo thuận lợi cho các NHTM trong việc phân tích XHTD khách hàng và hồn thiện hệ thống XHTD của mình.

3.3.3. Nâng cao chất lƣợng thơng tin tín dụng của CIC

Hiện nay, CIC là đầu mối cung cấp thông tin tín dụng rất quan trọng cho các NHTM trong việc đánh giá rủi ro khách hàng. Từ khi CIC ra đời đã giúp cho các NHTM nói chung và Agribank nói riêng có một kênh dữ liệu thông tin quan trọng và

đáng tin cậy. Tuy nhiên nguồn thông tin thu thập chủ yếu của CIC là do các NHTM cung cấp nên chưa đầy đủ, chưa phản ánh hoàn toàn khách quan.

Trước tình hình đó NHNN nên tăng cường vai trị và năng lực hoạt động của CIC trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin tín dụng nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các NHTM. Ngồi ra, NHNN nên có những quy định chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các NHTM trong việc cung cấp thông tin về khách hàng một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ cho CIC và có thể xem chất lượng cung cấp thông tin từ các NHTM là một trong các tiêu chí xem xét tính tuân thủ của các NHTM.

3.3.4. Hồn thiện chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn

Hiện nay, các hệ thống XHTD tại các NHTM nói chung và Agribank nói riêng thì các chuẩn mực kế tốn đều được thiết kế theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế trong khi các quy định về kế toán tại Việt Nam đã được ban hành lâu và chỉnh sửa nhiều nên một số tiêu chuẩn chưa phù hợp.

Ngoài ra, trước tình hình thơng tin chưa minh bạch như tại Việt Nam thì các BCTC đã kiểm tốn được xem như nguồn thông tin trung thực nhất và minh bạch nhất. Tuy nhiên bản thân các cơng ty kiểm tốn cũng là một cơng ty kinh doanh với mục đích lợi nhuận, do đó cũng khơng loại trừ rủi ro đạo đức đối với các công ty này. Đồng thời, hiện nay một số cơng ty kiểm tốn cịn vừa thực hiện tư vấn vừa kiểm toán nên mức độ khách quan trong các báo cáo kiểm tốn cũng khơng được đánh giá cao.

Vì vậy, Bộ tài chính cần tiếp tục hoàn thiện các quy định về chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế, quy định về bắt buộc kiểm toán đối với các DN, trước mắt có thể thực hiện với các DN nhà nước và tiến đến mở rộng đối tượng dần dần nhằm tạo điều kiện cho các NHTM trong công các XHTD. Đối với các công ty kiểm tốn thì nên nâng cao điều kiện hành nghề của các kiểm tốn viên, có chế độ xử phạt nghiêm minh những kiểm tốn viên có phẩm chất khơng đạt u cầu đề ra của

ngành nghề, để chính mơi trường hoạt động của cơng ty kiểm tốn cũng đạt được sự minh bạch.

3.4. Các giải pháp khác

3.4.1. Tƣ vấn cho khách hàng cải thiện bản thân

Các NHTM cần cho khách hàng của mình hiểu rõ việc đánh giá XHTD sẽ cho khách hàng cái nhìn tổng quan, chính xác hơn. Nếu khách hàng được xếp hạng cao sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi trong quan hệ tín dụng, cũng như nhiều dịch vụ khác. Nhờ đó khách hàng sẽ sẵn sàng hợp tác với NHTM trong việc cung cấp số liệu và thơng tin cho việc xếp hạng mình. Đồng thời NHTM cần có một chính sách ứng xử hợp lý, rõ ràng cho từng đối tượng khách hàng để thu hút và duy trì quan hệ với khách hàng. Đây cũng là động lực để khách hàng thay đổi trong hoạt động nhằm đạt được điểm cao hơn trong tương lai.

3.4.2. Tƣ vấn cho các nhà đầu tƣ về tầm quan trọng, lợi ích của XHTD

Các nhà đầu tư là người bỏ tiền, cơng sức của chính mình để các DN, tổ chức hoạt động nên hơn ai hết họ cần biết được đối tượng đầu tư của mình có rủi ro ra sao, các đánh giá của các tổ chức xếp hạng, NHTM về đối tượng đó ra sao. Do đó, cần có các động thái tư vấn, nâng cao kiến thức của nhà đầu tư:

- Tổ chức nhiều diễn đàn, hội thảo về hoạt động XHTD và vai trò của hoạt động XHTD, mời sự tham gia của các tổ chức tài chính trong và ngồi nước, các DN lớn trong nước, các công ty niêm yết,…

- Tăng cường các buổi trao đổi, cập nhật thông tin về XHTD trong các chương trình chuyên về kinh tế – tài chính trên các phương tiện thơng tin đại chúng.

- Kết quả của XHTD những DN kinh doanh hiệu quả sẽ được quảng bá sâu rộng trên các phương tiện thơng tin đại chúng.

TĨM TẮT CHƢƠNG 3

Chương 3 dựa trên cơ sở các hạn chế của hệ thống XHTD Agribank đưa ra ở chương 2 và định hướng phát triển của Agribank, tác giả đã kiến nghị các giải pháp đối với Agribank, các cơ quan quản lý nhà nước và các giải pháp khác.

Các giải pháp đối với Agribank bao gồm: nhóm giải pháp quản lý điều hành, nhóm giải pháp hồn thiện chương trình XHTD, nhóm giải pháp hồn thiện bộ chỉ tiêu chấm điểm.

Các giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: hoàn tiện khung pháp lý đối với XHTD, xây dựng và công bố các chỉ tiêu trung bình ngành, nâng cao chất lượng thơng tin của CIC và hồn thiện chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn Việt Nam.

Ngoài ra, các giải pháp khác bao gồm: tư vấn cho khách hàng cải thiện bản thân và tư vần cho các nhà đầu tư về tầm quan trọng, lợi ích của XHTD.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở lý luận về XHTD trong NHTM và các kinh nghiệm về XHTD tại các tổ chức đánh giá, XHTD có uy tín trên thế giới và các NHTM, tổ chức lớn tại Việt Nam. Luận văn đã trình bày và nghiên cứu phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống XHTD tại Agribank. Từ đó nêu ra được những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại của hệ thống XHTD của Agribank.

Dựa trên những hạn chế đó, tác giả đã kiến nghị những giải pháp cụ thể góp phần hồn thiện hệ thống XHTD nội bộ của Agribank dựa trên những văn bản pháp lý của NHNN, thực trạng nền kinh tế vĩ mô, kinh nghiệm XHTD của một số tổ chức đánh giá, XHTD có uy tín trên thế giới và có so sánh với các NHTM lớn tại Việt Nam. Ngoài ra, tác giả đã kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước có những giải pháp hỗ trợ thêm cho hoạt động tại các NHTM nói chung và Agribank nói riêng.

Với mục tiêu đề ra và xuyên suốt trong toàn bộ luận văn, để hệ thống XHTD của Agribank hồn thiện hơn, trong q trình thực hiện cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Luận văn được thực hiện là sự kết hợp giữa lý luận cùng với việc tham khảo những tài liệu liên quan và kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn trong công việc của tác giả. Tuy nhiên do điều kiện hạn chế về thời gian, khả năng tiếp cận dữ liệu của ngân hàng, kiến thức có hạn nên đề tài nghiên cứu của luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.

NHĨM NGÀNH STT TÊN NGÀNH KINH TẾ I. NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THUỶ SẢN 01 Trồng cây hàng năm

Trồng lúa, ngô và cây lương thực có hạt khác, cây lấy củ có chất bột, mía, thuốc lá, thuốc lào, cây hàng năm khác.

Nhân và chăm sóc cây giống nơng nghiệp

Dịch vụ nông nghiệp khác

02 Trồng cây lâu năm

Trồng cây ăn quả, cây lấy quả chứa dầu, cao su, cà

phê, điều, tiêu, chè, bông, cây gia vị, cây dược liệu, cây lâu năm khác.

03 Chăn nuôi

Chăn nuôi đại gia súc, gia súc, gia cầm, bị sát, chăn ni khác.

Dịch vụ chăn nuôi.

04 Lâm nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan

Trồng và chăm sóc rừng, khai thác gỗ, lâm Sản và các Sản phẩm từ rừng, hoạt động dịch vụ lâm nghiệp.

05 Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản

Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản biển, nước lợ, nước ngọt, sản xuất giống thuỷ sản.

II. KHAI

KHOÁNG 06

Khai thác than, dầu khí, quặng kim loại, khai khống khác và dịch vụ hỗ trợ

Sản xuất than cốc.

Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét , than bùn, muối

III. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO

07

Sản xuất chế biến lƣơng thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá Sản xuất, chế biến thực phẩm Sản xuất đồ uống Sản xuất sản phẩm thuốc lá 08 Dệt may, sản xuất da và các sản phẩm từ da Dệt Sản xuất trang phục

Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan

09

Chế biến gỗ, lâm sản, sản xuất các sản phẩm từ rơm rạ và các vật liệu tết bện

Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa. Sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện

10 Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy

Sản xuất bột giấy, giấy và bìa, sản xuất các sản phẩm từ giấy và bìa.

11 Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất

Sản xuất hố chất cơ bản, phân bón và hợp chất nitơ; sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh, sản xuất sợi nhân tạo, sản xuất sản phẩm hoá chất khác (thuốc trừ sâu và các sản phẩm hoá chất dùng trong

Nơng nghiệp, sơn, ma tít, mực in, véc ni, mỹ phẩm, xà phịng, chất tẩy rửa....).

phục hồi chức năng

13 Sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic

Sản xuất, tái chế săm, lốp cao su và các sản phẩm khác từ cao su; sản xuất bao bì và các sản phẩm khác từ plastic.

14

Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

Sản xuất kim loại

Sản xuất sản phẩm từ kim loại, kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị)

Sản xuất đồ kim hoàn, đồ giả kim hoàn và các chi tiết liên quan

Sửa chữa các sản phẩm kim loại đúc sẵn

15 Sản xuất thiết bị điện, điện tử

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học

Sản xuất thiết bị điện

Sửa chữa thiết bị điện, điện tử và quang học

16 Sản xuất máy móc, thiết bị (trừ thiết bị điện, điện tử) phƣơng tiện vận tải và xe có động cơ

Sản xuất máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và xe có động cơ

Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí

Sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và xe có động cơ

Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan

17 Sản xuất xi măng Sản xuất xi măng

18

Sản xuất vật liệu xây dựng khác (trừ xi măng; sơn,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)