3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động xếp hạng tín dụng
Những năm gần đây, trên thực tế đã xuất hiện một số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm. Các doanh nghiệp này đã đưa ra một số nhận định về các ngân hàng, doanh nghiệp có quy mơ lớn trên thị trường Việt Nam và bước đầu đã đặt những viên gạch đầu tiên cho quá trình phát triển ngành nghề này tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp này hiện vẫn chưa đạt đến kỳ vọng của thị trường nên kết quả họ đưa ra vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà đâu tư, giới tài chính.
Trong xu hướng chung đó cùng với sự cần thiết phải thành lập các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tại Việt Nam, việc xây dựng và ban hành khung pháp lý bao gồm các nghị định và thông tư hướng dẫn về hoạt động của tổ chức xếp hạng là vô
cùng cấp bách, và cần phải thấy rằng: không thể thành lập tổ chức xếp hạng nếu khơng có sự khuyến khích, hỗ trợ của NHNN. Nhưng đến nay thì vẫn chưa vẫn chưa có một văn bản chính thức nào đề cập một cách đầy đủ hoạt động xếp hạng. Các NHTM khi đứng trước yêu cầu thực tiễn, các chuẩn mực quốc tế thì hầu hết đã xây dựng hệ thống XHTD của riêng mình nhờ sự tư vấn của các đối tác trong và ngồi nước. Do đó, NHNN nên đưa ra một khung pháp lý tối thiểu cho hoạt động xếp hạng trong nước.
3.3.2. Xây dựng và công bố định kỳ các chỉ tiêu trung bình ngành
Để có thể đánh giá, XHTD có chất lượng thì thơng tin ngành là căn cứ rất quan trọng để đưa ra sự so sánh hiệu quả giữa các DN. Việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của DN thông qua so sánh đối với các chỉ tiêu chung của ngành, nhóm ngành là rất thiết thực và quan trọng. Tuy nhiên hiện nay các số liệu thống kê trung bình ngành là khơng có hoặc cịn nhiều thiếu sót. Điều này gây hạn chế cho việc đánh giá vị thế, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh của DN so với ngành và nhóm ngành. Vì vậy Tổng cục thống kê cần tiến hành thu thập, tổng hợp thông tin về tất cả các DN, từ đó phân tích, thực hiện các nghiên cứu và đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung. Ngoài ra các số liệu thống kê nên được cập nhật thường xuyên, kịp thời và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các bộ ngành hữu quan có cái nhìn tổng qt, từ đó có các biện pháp hỗ trợ, khắc phục kịp thời cũng như đề ra hướng phát triển cho các năm tới. Điều này tạo thuận lợi cho các NHTM trong việc phân tích XHTD khách hàng và hồn thiện hệ thống XHTD của mình.
3.3.3. Nâng cao chất lƣợng thơng tin tín dụng của CIC
Hiện nay, CIC là đầu mối cung cấp thơng tin tín dụng rất quan trọng cho các NHTM trong việc đánh giá rủi ro khách hàng. Từ khi CIC ra đời đã giúp cho các NHTM nói chung và Agribank nói riêng có một kênh dữ liệu thơng tin quan trọng và
đáng tin cậy. Tuy nhiên nguồn thông tin thu thập chủ yếu của CIC là do các NHTM cung cấp nên chưa đầy đủ, chưa phản ánh hoàn tồn khách quan.
Trước tình hình đó NHNN nên tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của CIC trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin tín dụng nhằm hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của các NHTM. Ngồi ra, NHNN nên có những quy định chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của các NHTM trong việc cung cấp thông tin về khách hàng một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ cho CIC và có thể xem chất lượng cung cấp thơng tin từ các NHTM là một trong các tiêu chí xem xét tính tuân thủ của các NHTM.
3.3.4. Hồn thiện chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn
Hiện nay, các hệ thống XHTD tại các NHTM nói chung và Agribank nói riêng thì các chuẩn mực kế tốn đều được thiết kế theo các tiêu chuẩn kế toán quốc tế trong khi các quy định về kế toán tại Việt Nam đã được ban hành lâu và chỉnh sửa nhiều nên một số tiêu chuẩn chưa phù hợp.
Ngoài ra, trước tình hình thơng tin chưa minh bạch như tại Việt Nam thì các BCTC đã kiểm tốn được xem như nguồn thơng tin trung thực nhất và minh bạch nhất. Tuy nhiên bản thân các cơng ty kiểm tốn cũng là một công ty kinh doanh với mục đích lợi nhuận, do đó cũng khơng loại trừ rủi ro đạo đức đối với các công ty này. Đồng thời, hiện nay một số cơng ty kiểm tốn cịn vừa thực hiện tư vấn vừa kiểm toán nên mức độ khách quan trong các báo cáo kiểm tốn cũng khơng được đánh giá cao.
Vì vậy, Bộ tài chính cần tiếp tục hồn thiện các quy định về chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo các tiêu chuẩn quốc tế, quy định về bắt buộc kiểm tốn đối với các DN, trước mắt có thể thực hiện với các DN nhà nước và tiến đến mở rộng đối tượng dần dần nhằm tạo điều kiện cho các NHTM trong công các XHTD. Đối với các cơng ty kiểm tốn thì nên nâng cao điều kiện hành nghề của các kiểm tốn viên, có chế độ xử phạt nghiêm minh những kiểm tốn viên có phẩm chất khơng đạt u cầu đề ra của
ngành nghề, để chính mơi trường hoạt động của cơng ty kiểm tốn cũng đạt được sự minh bạch.