5. Kết cấu của Luận văn:
2.1 SƠ LƢỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ACB
2.1.4.1 Hoạt động của các NHTM trong giai đoạn từ 2009-2011
Sau những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 - 2009, kinh tế Việt Nam năm 2010 - 2011 đã có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung vẫn chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế trong nước.
năm 2010 cao hơn mức 5,3% của năm 2009. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động của ACB nói riêng cụ thể như:
Chính sách cân đối vĩ mơ căng thẳng như chỉ số CPI trong năm 2010 (11,8%) tăng cao so với mục tiêu của Chính phủ, cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP đã gây sức ép lên tỷ giá hối đoái và làm giảm dự trữ ngoại hối. Trong khi đó tiền đồng mất giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp bằng cách ba lần hạ giá tiền đồng so với USD. Tình trạng hai tỷ giá và hai lãi suất, tỷ giá USD trên thị trường cao hơn giá niêm yết tại ngân hàng có lúc đến 10%. Tương tự là lãi suất, tháng 11-12/2010 trong khi lãi suất niêm yết ở mức 12%/năm thì chi phí huy động thực ở mức 14 – 17%/năm. Liên quan đến vấn đề nợ và đầu tư kém hiệu quả của Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã làm xấu đi hình ảnh thị trường tài chính Việt Nam.
Những thay đổi chính sách như chính sách tiền tệ và tài khóa khơng ăn khớp với nhau giữa hai mục tiêu tăng trưởng và chống lạm phát. Hoạt động của hệ thống ngân hàng chịu tác động mạnh bởi hàng loạt quy định pháp lý theo hướng thắt chặt, tiêu biểu là:
+ Các tỷ lệ bảo đảm an tồn mới theo Thơng tư 13/2010/TTNHNN và Thơng tư 19/2010/TTNHNN;
+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến vàng bị thu hẹp và hạn chế: Đóng cửa các trung tâm giao dịch vàng, chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; thu hẹp hoạt động huy động và cho vay vàng theo Thông tư 22/2010/TTNHNN.
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại đã phải tham gia vào cuộc đua quyết liệt huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư (đặc biệt ở các tháng cuối năm) để duy trì thị phần và đảm bảo thanh khoản, đã xuất hiện tình trạng vượt rào về lãi suất. Kết quả là tính ổn định của huy động tiền gửi khách hàng tiếp tục thấp đi và thu nhập
lãi của các ngân hàng giảm, bao gồm ACB, bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Chính những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến niềm tin vào hệ thống ngân hàng:
Những lo ngại về sự ổn định của kinh tế vĩ mơ đã tác động đến uy tín của các ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, bao gồm ACB, với việc các tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn trên thế giới như Fitch Ratings và Moody’s lần lượt hạ định mức tín nhiệm các ngân hàng được xếp hạng (theo sau định mức tín nhiệm quốc gia).
Rủi ro vận hành gia tăng cũng là điều đã được ACB dự báo trước vào dịp cuối năm 2009. Các vụ án liên quan đến hoạt động tài chính tiền tệ có dấu hiệu gia tăng. Tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng tăng 29,8% so với cuối năm 2009; huy động vốn từ nền kinh tế tăng 27,3%; tổng phương tiện thanh toán tăng 25,4% so với cuối năm 2009.
Sang năm 2011 là một năm có nhiều sự kiện quan trọng, nhiều thay đổi và xáo trộn trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Với mục tiêu hàng đầu giữ vững tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát trong khi bối cảnh nền kinh tế Việt Nam lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mơ nói chung và gây khơng ít ảnh hưởng cho hoạt động của ngân hàng. Mặc dù các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mơ được Chính phủ tập trung triển khai mạnh nhưng tính chung cả năm 2011, lạm phát vẫn ở mức cao 18,58%.
Lãi suất huy động của ngân hàng năm 2011 bị khống chế ở mức trần 14%/năm, tuy nhiên lãi suất cho vay theo cơ chế thỏa thuận (tại Thông tư 12/2010/TT-NHNN ngày 14/04/2010), khiến lãi suất cho vay tăng cao có thời điểm lên đến 25%/năm. Những diễn biến lãi suất là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn chung cho hoạt động tín dụng năm 2011. Để hạn chế lạm phát và kích thích sản xuất, bằng Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 và văn bản số 2956/NHNN-CSTT ngày 14/04/2011, NHNN nỗ lực hướng dịng tín dụng vào các khu vực sản xuất như: nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ
trợ, kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm tăng trưởng tín dụng từ 25% xuống dưới 20%... nhưng để làm được điều này là thật không đơn giản. Bởi lẽ, nếu ngân hàng tập trung vốn cho vay sản xuất mà so sánh lãi vay với lợi nhuận của doanh nghiệp, thì nếu lãi vay bình quân là 18%/năm đòi hỏi lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được phải cao hơn con số đó mới có khả năng trả nợ vay ngân hàng. Trong lúc mọi chi phí đầu vào đều tăng cao thì để doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận như vậy là điều không dễ dàng. Với mức lãi suất cho vay phi sản xuất kinh doanh khoảng 25%/năm vẫn có nhiều khách hàng cá nhân đủ năng lực đi vay và ngân hàng thu được lãi nhiều hơn, nên các ngân hàng vẫn còn cho vay khu vực này hơn.
Để hạn chế tín dụng tập trung vào lĩnh vực bất động sản, trong văn bản số 2956/NHNN-CSTT (về việc kiểm sốt hoạt động tín dụng năm 2011), Ngân hàng Nhà nước yêu cầu TCTD gửi báo cáo kinh doanh bất động sản để tránh việc chuyển từ cho vay phi sản xuất qua cho vay sản xuất, cụ thể là các TCTD phải thống kê 7 hạng mục, gồm: (1) xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất; (2) xây dựng khu đô thị; (3) xây dựng văn phòng, cao ốc cho thuê; (4) xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở kết hợp với cho thuê mà các khoản cho vay này khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập không phải là tiền lương; (5) xây dựng, sửa chữa nhà và mua nhà để bán, cho thuê; (6) mua quyền sử dụng đất, (7) đầu tư kinh doanh bất động sản khác.
Trong mơi trường kinh doanh khó khăn như thế, ACB đã nỗ lực vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội để đạt được chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà cổ đông đã đề ra từ đầu năm.