5. Kết cấu của Luận văn:
2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB
2.3.1.5 Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân
Với sự ra đời của bộ phận phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân từ năm 2007, đã giúp ACB có những sản phẩm có tính cạnh tranh cao so với các ngân hàng thương mại
cổ phần khác. Các sản phẩm tín dụng từng bước được chuẩn hố thành nhóm sản phẩm cho từng nhu cầu vốn cụ thể như:
+ Nhóm cho vay sản xuất kinh doanh thế chấp bất động sản gồm: Sản phẩm cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động trả vốn cuối kỳ được ban hành theo quyết định số 571/NVQĐ – KCN.11 ngày 24/05/2011 về việc ban hành “Quy định sản phẩm cho vay
ngắn hạn bổ sung vốn lưu động trả vốn cuối kỳ thế chấp bằng bất động sản”; Sản
phẩm cho vay bổ sung vốn lưu động theo phương thức thấu chi được ban hành theo quyết định số 570/NVQĐ – KCN.11 ngày 24/05/2011 về việc ban hành “Quy định sản
phẩm cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động theo phương thức thấu chi thế chấp bằng bất động sản; Sản phẩm cho vay hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp được ban
hành theo quyết định số 338/NVQĐ – KCN.11 ngày 28/03/2011 về việc “Quy định sản
phẩm cho vay hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thế chấp bằng bất động sản”,…
+ Nhóm sản phẩm nhà: cho vay mua bất động sản thế chấp bất động sản mua được ban hành theo quyết định số 1097/NVQĐ-KCN.10 ngày 03/11/2010 về việc “Quy định sản phẩm cho vay mua bất động sản thế chấp bằng bất động sản”; Cho vay xây dựng sửa chữa nhà được ban hành theo quyết định số 1098/NVQĐ-KCN.10 ngày 03/11/2010 về việc “Quy định sản phẩm cho vay xây dựng, sửa chữa nhà thế chấp
bằng bất động sản” .
+ Nhóm sản phẩm tiêu dùng: cho vay mua xe được ban hành theo quyết định số 1389/NVQĐ-KCN.10 ngày 28/12/2010 ban hành “Quy định sản phẩm cho vay mua xe
thế chấp bằng chính xe mua”, mua sắm vật dụng gia đình,….
+ Nhóm sản phẩm cho vay du học được ban hành theo quyết định số 1099/NVQĐ-KCN.10 ngày 03/11/2010 về việc ban hành “Quy định sản phẩm cho vay
thanh tốn chi phí du học thế chấp bằng bất động sản”.
Nhìn chung các sản phẩm tín dụng cá nhân của ACB đã đáp ứng cơ bản các nhu cầu vay vốn của khách hàng, nhưng vẫn chưa tạo ra sự khác biệt nổi trội so với các
ngân hàng cạnh tranh khác. Trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, các tổ chức phi ngân hàng và ngân hàng nước ngồi thì nhất thiết bộ phận phát triển sản phẩm cần thiết kế các sản phẩm mới mang tính đột phá cao để có thế cạnh tranh so với đối thủ khác.