.2 Huy động vốn và cho vay khách hàng của ACB năm 2009 – 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 50)

(Đvt: tỷ đồng) 134.479 183.130 234.502 62.358 87.195 102.809 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2009 2010 2011 Huy động vốn Cho vay

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ năm 2009 – 2011)

Các năm phân tích cho thấy tỷ trọng sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay duy trì ở mức dưới 50%. Cụ thể năm 2009 dư nợ cho vay chiếm 46% tổng vốn huy

động, năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 47,61% so tổng vốn huy động. Năm 2011 tỷ lệ dư nợ cho vay giảm nhẹ xuống 43%. Điều này cho thấy tình hình thanh khoản của ACB khá tốt.

Dư nợ cho vay năm sau luôn tăng so với năm trước, quản lý rủi ro tốt và kinh doanh hiệu quả, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên thị trường nhưng Ngân hàng TMCP Á Châu vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cả về hoạt động huy động vốn và hoạt động cho vay. Ngân hàng đã tận dụng hệ thống giao dịch ngân hàng trực tuyến và danh mục sản phẩm huy động và cho vay phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập thị trường tại các địa bàn trọng yếu là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cùng với chiến lược phát triển thị trường tại các vùng kinh tế phát triển.

- Kết quả kinh doanh của ACB

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB năm 2009 – 2011

Chỉ tiêu Số tiền tỷ đồng So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 2009 2010 2011 ± ∆ % ± ∆ % 1. Tổng thu nhập 11.899 16.553 27.034 4.654 39,11% 10.481 63,32% Thu nhập từ lãi 9.614 14.960 25.453 5.346 55,61% 10.493 70,14% Thu nhập HĐ dịch vụ 988 967 1.147 -21 -2,13% 180 18,61% Thu nhập KD ngoại hối 422 191 -161 -231 -54,74% -352 -184,29% Thu nhập CK, cổ tức 687 258 391 -429 -62,45% 133 51,55%

Thu nhập khác 188 177 204 -11 -5,85% 27 15,25%

Chi phí lãi 6.813 10.797 18.853 3.984 58,48% 8.056 74,61% Chi hoạt động dịch vụ 118 141 313 23 19,49% 172 121,99% Chi phí hoạt động khác 32 127 206 95 296,88% 79 62,20% Chi phí quản lý chung 1.810 2.160 3.147 350 19,34% 987 45,69% Chi phí dự phịng rủi ro 287 227 295 -60 -20,91% 68 29,96% 3. Lợi nhuận trước thuế 2.839 3.101 4.220 262 9,23% 1.119 36,09% 4. Thuế thu nhập DN 637 767 1000 130 20,41% 233 30,38% 5. Lợi nhuận sau thuế 2.202 2.334 3.220 132 5,99% 886 37,96%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ năm 2009 – 2011)

Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng năm 2009 – 2011 cho thấy tổng thu nhập của ngân hàng năm 2010 là 16.553 tỷ đồng, tăng 4.654 tỷ đồng tương ứng tăng 39,11% so với năm 2009. Năm 2011, tổng thu nhập là 27.034 tỷ đồng, tăng 10.481 tỷ đồng tương ứng tăng 63,32% so với năm 2010. Trong tổng thu nhập, thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất cụ thể năm 2009 chiếm 80,79%, sang năm 2010 thu nhập từ lãi chiếm 90,38% tổng thu nhập và năm 2011 tiếp tục tăng lên 94,15%. Thu nhập từ lãi vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng cho thấy hoạt động tín dụng ln là hoạt động kinh doanh chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Năm 2011 thu nhập từ lãi tăng nhanh so với năm 2010 đạt 70,14% trong khi năm 2010 chỉ tăng 55,61%. Thu nhập từ lãi tăng nhanh trong năm 2011 đã đưa tổng thu nhập tăng cao so với năm 2010. Thu nhập lãi tăng là do có sự chênh lệch biên độ lãi suất đầu vào và đầu ra. Các hoạt động kinh doanh khác cũng đóng góp thu nhập cho ngân hàng nhưng vẫn ở tỷ lệ khá thấp do trong năm 2010 và 2011, các hoạt động kinh doanh vàng và chứng khốn gặp khó khăn nên khoản đóng góp đối với tổng thu nhập của ngân hàng trong lĩnh vực này tương đối thấp.

Trong năm 2009, tổng chi phí cho hoạt động của ngân hàng là 9.060 tỷ đồng, năm 2010 chi phí hoạt động là 13.452 tỷ đồng tăng 4.392 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 48,48%. Năm 2011 chi phí hoạt động tiếp tục tăng đến 69,60% so với năm 2010 tương ứng tăng là 9.362 tỷ đồng đưa chi phí hoạt động năm 2011 tăng đến 22.814 tỷ đồng. Trong đó chi phí lãi vay chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi phí hoạt động ngân hàng. Kế đến là chi phí quản lý chung chiếm tỷ trọng cao đứng thứ hai trong tổng chi phí. Qua ba năm phân tích cho thấy được sự tăng trưởng lợi nhuận một cách ổn định trong hoạt động kinh doanh của ACB cụ thể năm 2010 lợi nhuận trước thuế là 3.101 tỷ đồng, tăng 262 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng tăng 9,3% so với năm 2009. Mặc dù trong năm 2010, lợi nhuận trước thuế không đạt mục tiêu đề ra cho cả tập đoàn ACB là 3.200 tỷ đồng nhưng nhìn chung lợi nhuận ngân hàng đạt 100% lợi nhuận. Còn lại do thị trường kinh doanh chứng khốn khơng thuận lợi nên Công ty chứng khốn ACB đã khơng hồn thành chỉ tiêu đề ra. Đây cũng là tình hình chung của các ngân hàng năm 2010. Sang năm 2011, hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng gặp nhiều khó khăn hơn so với năm 2010 nhưng lợi nhuận trước thuế của ACB vẫn tăng 36% so với năm 2010 đạt 4.220 tỷ đồng, vượt kế hoạch mà ACB đã đề ra từ đầu năm là 4.100 tỷ đồng.

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB

2.2.1 Q trình triển khai tín dụng cá nhân tại ACB

Được thành lập và hoạt động từ năm 1993, ACB được biết đến là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong khối NHTM. Tuy nhiên đứng trước sự cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài trong thời kỳ hội nhập, ngân hàng đã tạo cho mình những ưu thế riêng để tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, chiến lược tăng trưởng ngang (mở rộng mạng lưới và tăng trưởng dư nợ) đang dần hết ưu thế. Nhận thức được điều này, ACB đã xây dựng chiến lược phát triển ngân hàng ở mảng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Với chiến lược tập trung vào

khách hàng, cho đến nay ACB đã liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng có tiện ích cao với kết quả kinh doanh đáng ghi nhận cho các hoạt động: huy động vốn, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền v.v..; nhiều sản phẩm bán lẻ đã thu hút được lượng khách hàng đáng kể. Tín dụng cá nhân cũng là một phần trong hoạt động ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, song song với kết quả đạt được đáng ghi nhận trong hoạt động tín dụng cá nhân vẫn cịn tồn tại những khó khăn cần khắc khục. Để có thể thấy được điều này học viên đi vào phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại ACB từ năm 2009-2011.

2.2.2 Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại ACB

2.2.2.1 Dư nợ tín dụng cá nhân

Bảng 2.5 Dƣ nợ tín dụng cá nhân ACB năm 2009 – 2011

Chỉ tiêu/năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 ± ∆ % ± ∆ % Dư nợ doanh nghiệp 29.753 54.590 67.476 24.837 83,48% 12.886 23,61% Dư nợ cá nhân 23.034 32.605 35.333 9.571 41,55% 2.728 8,37% Tổng dư nợ 52.787 87.195 102.809 34.408 65,18% 15.614 17,91%

Biểu 2.3 Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cá nhân năm 2009 – 2011 56,36 62,61 65,63 43,64 37,39 34,37 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 2009 2010 2011

% Dư nợ doanh nghiệp

Dư nợ cá nhân

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ 2009 – 2011)

Như đã phân tích tại phần thực trạng hoạt động tín dụng năm 2011, hoạt động tín dụng nói chung của các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn (khó khăn huy động vốn, khống chế tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay phi sản xuất kinh doanh). Riêng ACB tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 đạt con số dưới 20%. Trong đó đóng góp vào tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp đạt 67.476 tỷ đồng, tăng 12.886 tỷ đồng tương ứng tăng 23,61% so với năm 2010. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao tương đương 65,63% trong tổng dư nợ.

Đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong năm 2011 có tăng trưởng so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể so với năm 2010. Cụ thể dư nợ cho vay cá nhân năm 2010 đạt 32.605 tỷ đồng, tăng 9.571 tỷ đồng tương ứng tăng 41,55% so với năm 2009. Dư nợ cho vay năm 2011 đạt 102.908 tỷ đồng, tăng 2.728 tỷ đồng tương ứng chỉ tăng 8,37% so với năm 2010. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân tăng chậm lại và tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ giảm dần từ năm 2009. Với định hướng phát triển tín dụng cá nhân đã được

đặt ra trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, sự gia tăng đáng kể dư nợ tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống là kết quả cần đạt được. Tuy nhiên, bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011 với lạm phát tăng cao, NHNN có chính sách điều tiết bằng cách hạn chế tín dụng phi sản xuất và tập trung vào tín dụng sản xuất khiến cho việc tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân khơng thuận lợi. Do đó mức tăng trưởng tín dụng cá nhân khơng thực sự mạnh mẽ và tốc độ tăng có xu hướng giảm nhanh. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân cần được đánh giá lại để có giải pháp phát triển tốt hơn trong tương lai nếu định hướng chiến lược của ACB vẫn tập trung phát triển ngân hàng bán lẻ.

- Tình hình dư nợ cá nhân theo thời hạn vay

Bảng 2.6 Dƣ nợ tín dụng cá nhân của ACB theo thời hạn vay

Đvt: %

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % ± ∆ % ± ∆ % Ngắn hạn 10.698 57% 13.373 58% 20.059 62% 2.675 25% 6.686 50% Trung dài hạn 8.071 43% 9.662 42% 12.546 38% 1.591 20% 2.884 30% Tổng dư nợ 18.769 100% 23.035 100% 32.605 100% 4.266 23% 9.570 42%

(Nguồn: Báo cáo tài chính ACB năm 2009 – 2011)

Dư nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay tại ACB trong ngắn hạn chiếm từ 57 – 62% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng cá nhân trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn và có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn.

Trong năm 2011, dư nợ ngắn hạn tăng tuyệt đối là 6.686 tỷ đồng tương đương với mức tăng 50% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, tình hình kinh tế

Việt Nam vẫn trong tình trạng lạm phát cao, chính phủ có chính sách ưu tiên vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và hạn chế tín dụng phi sản xuất. Thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, ACB đã tập trung vốn chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình như cho vay trong lĩnh vực thương mại, ngành nghề xuất nhập khẩu, thu mua và chế biến nơng thủy sản. Chính điều này đã làm cho cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cho vay trung dài hạn. Điều này còn được thể hiện qua dư nợ tín dụng cá nhân phân theo khu vực.

Biểu 2.4 Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay

57,00% 58,06% 61,52% 43,00% 41,94% 38,48% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung dài hạn

- Tình hình dư nợ cá nhân phân theo khu vực

Bảng 2.7 Dƣ nợ tín dụng cá nhân của ACB theo khu vực (năm 2009 – 2011)

Khu vực Số tiền tỷ đồng So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 ± ∆ % ± ∆ % Thành phố HCM 14.956 21.195 22.379 6.239 41,71 1.184 5,59 Miền Tây Nam Bộ 1.025 1.314 1.617 288 28,09 303 23,11 Miền Đông Nam Bộ 1.122 2.024 1.745 902 80,38 -279 -13,80 Khu vực miền Trung 1.192 1.649 2.607 458 38,40 958 58,07 Khu vực miền Bắc 4.739 6.423 6.985 1.684 35,53 562 8,75 Tổng dư nợ 23.034 32.605 35.333 9.571 41,55 2.728 8,37

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB từ năm 2009 – 2011)

Biểu 2.5 Dƣ nợ tín dụng cá nhân theo khu vực năm 2009 – 2011

0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thành phố Hồ Chí Minh Miền Tây Nam Bộ Miền Đơng Nam Bộ Khu vực miền Trung Khu vực miền Bắc

Dư nợ tín dụng cá nhân qua các năm 2009 - 2011 chiếm tỷ trọng cao tập trung vào hai khu vực phát triển nhất là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Bắc. Dư nợ tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 chiếm 64,93% tổng dư nợ đạt 14.956 tỷ đồng, dư nợ năm 2010 đạt 21.195 tỷ đồng tương đương 65% tổng dư nợ, năm 2011 dư nợ đạt 22.379 tỷ đồng chiếm 63,33% tổng dư nợ. Khu vực miền Bắc có dư nợ cao đứng sau khu vực TP HCM cụ thể năm 2009 chiếm 20,57%, năm 2010 chiếm 19,70% và năm 2011 chiếm 19,77% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Hai khu vực này với thế mạnh là kinh doanh bất động sản và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong năm 2011, hai khu vực này có tốc độ tăng trưởng thấp nhất so với khu vực miền Tây và miền Trung. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi chính sách tín dụng đã tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhiều hơn phi sản xuất kinh doanh.

- Tình hình cho vay theo từng sản phẩm:

Bảng 2.8 Dƣ nợ tín dụng cá nhân của ACB theo sản phẩm năm 2009 – 2011

Sản phẩm tỷ đồng Số tiền 2010/2009 So sánh 2011/2010 So sánh 2009 2010 2011 ± ∆ % ± ∆ % Nhà 10.098 12.941 12.568 2.843 28,15% -373 -2,88% Sản xuất KD 7.717 12.587 15.104 4.870 63,11% 2.517 20,00% Tín chấp 583 816 979 233 39,97% 163 19,98% Tiêu dùng 1.680 2.109 2.056 429 25,54% -53 -2,51% Vàng 626 4 3 -622 -99,36% -1 -25,00% Khác 2.330 4.148 4.623 1.818 78,03% 475 11,45% Tổng dư nợ 23.034 32.605 35.333 9.571 41,55% 2.728 8,37%

Biểu 2.6 Dƣ nợ tín dụng cá nhân của ACB theo sản phẩm năm 2011 Nhà 36% Sản xuất kinh doanh 42% Tín chấp 3% Tiêu dùng 6% Vàng 0% Khác 13% Nhà

Sản xuất kinh doanh Tín chấp

Tiêu dùng Vàng Khác

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB ngày 31/12/2011)

Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn trong những năm qua cho thấy ACB tập trung phần lớn vào cho vay đối với sản phẩm nhà và cho vay sản xuất kinh doanh với tỷ lệ dư nợ chiếm trên 35% dư nợ tín dụng cá nhân riêng cho vay tiêu dùng chiếm 6% tổng dư nợ và cho vay tín chấp chiếm khoảng 3%.

+ Cho vay bất động sản

Trong giai đoạn năm 2009 - 2011, cơ cấu dư nợ cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động trong khoảng từ 36% đến 44% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. Do tác động của nền kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó khăn, đồng thời cũng tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ về ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh nên hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản đã dừng lại. Tuy nhiên, khi kinh tế hồi phục, thị trường bất động sản phát triển là điều kiện tốt để ACB mở rộng hoạt động cho vay sản phẩm nhà. Việt Nam với kết cấu dân số trẻ nên nhu cầu mua nhà để ổn định cuộc sống là nhu cầu thiết yếu. Do đó ACB đưa

ra nhiều sản phẩm nhà như cho vay mua bất động sản thế chấp bằng động sản, cho vay xây dựng/sửa chữa nhà và cho vay mua nhà dự án để đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng.

“Cho vay mua nhà dự án” là gói sản phẩm đặc thù được xây dựng bởi những tiêu chí riêng, với điều kiện tiên quyết là liên kết với các chủ đầu tư dự án bất động sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)